annhien
Thượng đế
(Dân trí) - Có người ví loa phường như… bếp than tổ ong, đều là một phần của lịch sử nhưng một cái gây ô nhiễm không khí còn một cái gây ô nhiễm âm thanh, nên bỏ.
Kế hoạch tiếp tục "phủ sóng" loa phường đến từng ngõ ngách, khu dân cư, tổ dân phố của Hà Nội đang là chủ đề nóng được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn những ngày này.
Loa phường để phục vụ dân, đừng làm dân bức xúc!
Gửi quan điểm cá nhân về báo Dân trí, độc giả Thanh Tuyền băn khoăn, lắp đặt loa phường nếu mục đích để người dân nghe, vậy thì tại sao không lấy ý kiến người dân xem họ có muốn nghe hay không? Nếu đại đa số người dân không có nhu cầu nghe thì lắp đặt làm gì?
"Nhu cầu thông tin mỗi cá nhân khác nhau, lịch sinh hoạt và làm việc cũng khác nhau. Loa cứ ra rả như thế thì cũng đồng nghĩa với gây ô nhiễm âm thanh, dù nội dung đang phát là gì. Nếu để phổ biến thông tin thì thôi, bà con có nhiều kênh khác để tiếp cận. Còn nếu để cảnh báo tình hình an ninh trật tự cho khu phố thì có thể còn nhiều cách khác", bạn Thanh Tuyền viết.
Những đường dây điện mắc nối chằng chịt như mạng nhện xuất hiện ở rất nhiều tuyến phố tại Hà Nội, một phần trong đó là sản phẩm của hệ thống loa phường. Loa chĩa thẳng vào phòng ngủ của nhiều nhà dân gây ức chế (Ảnh: Hữu Nghị).
"Thời đại thông tin số, rất nhiều phương tiện để chuyển tải thông tin đến người dân như SMS, Zalo và nhiều cách khác, cớ sao phải dùng loa phường? Người đi học, đi làm, người đang bận, người cách xa nơi có loa thì không nghe được, người ở gần thì ồn quá khó nghe. Như vậy việc truyền tải thông tin sẽ không hiệu quả, lãng phí.
Tổ dân phố của tôi đã sử dụng Zalo lâu rồi, mọi thông tin tổ trưởng dân phố, công an khu vực đều đưa lên Zalo và các hộ dân đều nghiêm túc thực hiện.
Theo tôi loa phường chỉ nên áp dụng cho vùng thôn quê khó tiếp cận với các loại điện thoại thông minh, như vậy sẽ phát huy tác dụng", độc giả Phan Liễu nêu quan điểm.
Ví loa phường như… bếp than tổ ong, một cái gây ô nhiễm không khí còn một bên thì gây ô nhiễm âm thanh, độc giả Hoàng An viết: "Loa phường cũng giống như những chiếc bếp than tổ ong, nó đã từng là vật không thể thiếu của mỗi gia đình ở giai đoạn mà bếp điện, gas chưa phổ biến như hiện nay. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó đã bị khai tử, thì những chiếc loa phường cũng nên được kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó tại đây. Loa phường giờ đây kém cả về chất lượng thông tin lẫn chất lượng âm thanh, không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn mà trong một thành phố văn minh, tiếng ồn là thứ "rác đô thị" kinh khủng không kém gì các loại rác thải độc hại khác".
Việc đầu tư cho hệ thống loa phường cũng là điều mà nhiều độc giả quan tâm. Theo độc giả Hoàng Tuyến, những đường dây điện mắc nối chằng chịt như mạng nhện xuất hiện ở rất nhiều tuyến phố tại Hà Nội không chỉ mất mỹ quan mà đây còn là mối nguy với những hộ dân xung quanh, là nỗi xấu hổ của Thủ đô khi truyền thông nước ngoài từng có lần xếp Hà Nội đứng thứ ba thế giới về "mạng nhện" dây dẫn. Tất nhiên, một phần trong số đó là "sản phẩm" của hệ thống loa phường.
"Khôi phục lại hệ thống loa phường sẽ lại phải tính đến nhân sự phục vụ cho hoạt động của nó. Hà Nội phấn đấu 579 xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh, đồng nghĩa với việc có ít nhất 579 nhân sự được phân công phụ trách. Như vậy, dù là chuyên trách hay bán chuyên trách thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi thêm một khoản không nhỏ nữa để phục vụ loa phường trong khi hiệu quả mang lại rất thấp, thậm chí là bằng không khi nó bị đại đa số người dân phản đối", độc giả Hoàng Tuyến phân tích.
Cột treo 4 loa sát cửa nhà người dân tại phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm) (Ảnh: Hữu Nghị).
Đồng quan điểm, độc giả Nam Anh cho biết: "Tôi ở thôn quê, loa treo cách cửa nhà 50m còn nghe câu được câu mất vì chất lượng loa rè, rồi thêm tiếng phương tiện giao thông, nói gì đến thủ đô. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao một năm thấy thông báo mấy lần tiền quỹ khu dân cư chi ra để đi sửa loa. Thật sự lãng phí".
Băn khoăn về quy định vị trí lắp đặt loa như ý kiến của lãnh đạo Sở TT-TT Hà Nội là phải tránh khu vực trường học, khu vực có người già sinh sống, khu vực có đoàn ngoại giao… độc giả Hoang Lam thắc mắc: "Vậy khu vực nào được xác định có người già sinh sống? Trong khu dân cư nhà nào chẳng có người già sinh sống, vậy Hà Nội lắp loa thế nào đây?".
"Tôi ủng hộ nhiệt liệt loa phường!"
Bên cạnh những bất cập của loa phường, nhiều người cho rằng cũng nên ghi nhận mặt tích cực của loại hình truyền thông này.
Theo độc giả Ý Lan, không thể phủ nhận tác dụng của hệ thống loa phường trong việc tuyên truyền và cung cấp thông tin cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng bản tin tuyên truyền, chất lượng âm thanh nhiều nơi vô cùng tệ, giọng đọc oang oang, thông tin lặp đi lặp lại, phát thanh vào khung giờ không phù hợp… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, khiến người dân chán ghét.
Độc giả Minh Trí hiến kế để loa phường thực sự phát huy tác dụng trong trường hợp không thể xóa bỏ: "Chỉ dùng đọc tin quan trọng như tiêm chủng, cắt điện. Bỏ hết không phát tin trên báo đài, văn nghệ, âm nhạc thơ thẩn... Như vậy lâu lâu mới bật loa, giảm tối đa ức chế, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả của loa phường".
Độc giả Nguyễn Văn Tạo cho rằng duy trì loa phường là cần thiết bởi nó là phương tiện truyền tải thông tin cần thiết từ chính quyền đến người dân nhưng "loa phường không được phát những nội dung văn hóa, văn nghệ, nhất là âm nhạc vì thời đại âm thanh kỹ thuật số mà phải nghe nhạc bằng loa tôn là 1 sự tra tấn...".
"Tôi ủng hộ nhiệt liệt loa phường. Chỉ cần nhà nước tìm giọng đọc hay, dễ nghe. Nội dung tin tức ngắn gọn, đầy đủ thì loa phường sẽ đẹp trong mắt người dân. Mọi người đừng vin vào công nghệ mấy chấm gì hết, công nghệ cứ nói 4.0 rồi cả ngày lên mạng xã hội được mấy ai quan tâm tin tức. Mạng xã hội như cái nồi lẩu, còn loa phường chỉ có một mục đích là truyền thông tin. 100 điểm cho loa phường", độc giả Trường An Mai.
"Khu nhà tôi cũng có loa nhưng không phát hàng ngày, loa chỉ để đó khi có việc gì mới thông báo để mọi người trong khu phố biết và đến nhà văn hóa sinh hoạt hoặc tập trung công việc gì thôi, nên tôi thấy tốt mà. Ví dụ họp người cao tuổi, thanh niên khu phố, trại hè cho trẻ em, ngày phụ nữ đi họp, tiêm vaccine cho trẻ hoặc Covid tại đâu, khi nào.... Nói chung khi có việc thông báo như vậy để mọi người cùng biết. Như bố chồng mình chẳng hạn cứ nghe loa là biết thông tin, đến giờ ăn cơm lại thuật cho con cháu nghe... Người già cũng nhờ thế có nhiều chuyện chia sẻ với con cháu", độc giả Mai Lan chia sẻ.
Độc giả Hoài Thu đồng quan điểm: "Chỗ tôi ngoại thành Hà Nội vẫn duy trì loa từ trước đến nay, nhưng hiện nay không mở ca nhạc hay thời sự mà chỉ thông báo những tin tức liên quan trực tiếp đến người trong xã, huyện... trong từng khung giờ cụ thể. Vì vậy tôi cho rằng vẫn nên duy trì loa phường để thông báo thông tin khu vực, còn ca nhạc hay thời sự thì nên cắt. Mỗi thời mỗi khác, vẫn cần đến loa nhưng nhiệm vụ bây giờ của loa chỉ nên là thông báo".
Nguồn: dantri.com.vn
Kế hoạch tiếp tục "phủ sóng" loa phường đến từng ngõ ngách, khu dân cư, tổ dân phố của Hà Nội đang là chủ đề nóng được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn những ngày này.
Loa phường để phục vụ dân, đừng làm dân bức xúc!
Gửi quan điểm cá nhân về báo Dân trí, độc giả Thanh Tuyền băn khoăn, lắp đặt loa phường nếu mục đích để người dân nghe, vậy thì tại sao không lấy ý kiến người dân xem họ có muốn nghe hay không? Nếu đại đa số người dân không có nhu cầu nghe thì lắp đặt làm gì?
"Nhu cầu thông tin mỗi cá nhân khác nhau, lịch sinh hoạt và làm việc cũng khác nhau. Loa cứ ra rả như thế thì cũng đồng nghĩa với gây ô nhiễm âm thanh, dù nội dung đang phát là gì. Nếu để phổ biến thông tin thì thôi, bà con có nhiều kênh khác để tiếp cận. Còn nếu để cảnh báo tình hình an ninh trật tự cho khu phố thì có thể còn nhiều cách khác", bạn Thanh Tuyền viết.
Những đường dây điện mắc nối chằng chịt như mạng nhện xuất hiện ở rất nhiều tuyến phố tại Hà Nội, một phần trong đó là sản phẩm của hệ thống loa phường. Loa chĩa thẳng vào phòng ngủ của nhiều nhà dân gây ức chế (Ảnh: Hữu Nghị).
"Thời đại thông tin số, rất nhiều phương tiện để chuyển tải thông tin đến người dân như SMS, Zalo và nhiều cách khác, cớ sao phải dùng loa phường? Người đi học, đi làm, người đang bận, người cách xa nơi có loa thì không nghe được, người ở gần thì ồn quá khó nghe. Như vậy việc truyền tải thông tin sẽ không hiệu quả, lãng phí.
Tổ dân phố của tôi đã sử dụng Zalo lâu rồi, mọi thông tin tổ trưởng dân phố, công an khu vực đều đưa lên Zalo và các hộ dân đều nghiêm túc thực hiện.
Theo tôi loa phường chỉ nên áp dụng cho vùng thôn quê khó tiếp cận với các loại điện thoại thông minh, như vậy sẽ phát huy tác dụng", độc giả Phan Liễu nêu quan điểm.
Ví loa phường như… bếp than tổ ong, một cái gây ô nhiễm không khí còn một bên thì gây ô nhiễm âm thanh, độc giả Hoàng An viết: "Loa phường cũng giống như những chiếc bếp than tổ ong, nó đã từng là vật không thể thiếu của mỗi gia đình ở giai đoạn mà bếp điện, gas chưa phổ biến như hiện nay. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó đã bị khai tử, thì những chiếc loa phường cũng nên được kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó tại đây. Loa phường giờ đây kém cả về chất lượng thông tin lẫn chất lượng âm thanh, không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn mà trong một thành phố văn minh, tiếng ồn là thứ "rác đô thị" kinh khủng không kém gì các loại rác thải độc hại khác".
Việc đầu tư cho hệ thống loa phường cũng là điều mà nhiều độc giả quan tâm. Theo độc giả Hoàng Tuyến, những đường dây điện mắc nối chằng chịt như mạng nhện xuất hiện ở rất nhiều tuyến phố tại Hà Nội không chỉ mất mỹ quan mà đây còn là mối nguy với những hộ dân xung quanh, là nỗi xấu hổ của Thủ đô khi truyền thông nước ngoài từng có lần xếp Hà Nội đứng thứ ba thế giới về "mạng nhện" dây dẫn. Tất nhiên, một phần trong số đó là "sản phẩm" của hệ thống loa phường.
"Khôi phục lại hệ thống loa phường sẽ lại phải tính đến nhân sự phục vụ cho hoạt động của nó. Hà Nội phấn đấu 579 xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh, đồng nghĩa với việc có ít nhất 579 nhân sự được phân công phụ trách. Như vậy, dù là chuyên trách hay bán chuyên trách thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi thêm một khoản không nhỏ nữa để phục vụ loa phường trong khi hiệu quả mang lại rất thấp, thậm chí là bằng không khi nó bị đại đa số người dân phản đối", độc giả Hoàng Tuyến phân tích.
Cột treo 4 loa sát cửa nhà người dân tại phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm) (Ảnh: Hữu Nghị).
Đồng quan điểm, độc giả Nam Anh cho biết: "Tôi ở thôn quê, loa treo cách cửa nhà 50m còn nghe câu được câu mất vì chất lượng loa rè, rồi thêm tiếng phương tiện giao thông, nói gì đến thủ đô. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao một năm thấy thông báo mấy lần tiền quỹ khu dân cư chi ra để đi sửa loa. Thật sự lãng phí".
Băn khoăn về quy định vị trí lắp đặt loa như ý kiến của lãnh đạo Sở TT-TT Hà Nội là phải tránh khu vực trường học, khu vực có người già sinh sống, khu vực có đoàn ngoại giao… độc giả Hoang Lam thắc mắc: "Vậy khu vực nào được xác định có người già sinh sống? Trong khu dân cư nhà nào chẳng có người già sinh sống, vậy Hà Nội lắp loa thế nào đây?".
"Tôi ủng hộ nhiệt liệt loa phường!"
Bên cạnh những bất cập của loa phường, nhiều người cho rằng cũng nên ghi nhận mặt tích cực của loại hình truyền thông này.
Theo độc giả Ý Lan, không thể phủ nhận tác dụng của hệ thống loa phường trong việc tuyên truyền và cung cấp thông tin cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng bản tin tuyên truyền, chất lượng âm thanh nhiều nơi vô cùng tệ, giọng đọc oang oang, thông tin lặp đi lặp lại, phát thanh vào khung giờ không phù hợp… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, khiến người dân chán ghét.
Độc giả Minh Trí hiến kế để loa phường thực sự phát huy tác dụng trong trường hợp không thể xóa bỏ: "Chỉ dùng đọc tin quan trọng như tiêm chủng, cắt điện. Bỏ hết không phát tin trên báo đài, văn nghệ, âm nhạc thơ thẩn... Như vậy lâu lâu mới bật loa, giảm tối đa ức chế, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả của loa phường".
Độc giả Nguyễn Văn Tạo cho rằng duy trì loa phường là cần thiết bởi nó là phương tiện truyền tải thông tin cần thiết từ chính quyền đến người dân nhưng "loa phường không được phát những nội dung văn hóa, văn nghệ, nhất là âm nhạc vì thời đại âm thanh kỹ thuật số mà phải nghe nhạc bằng loa tôn là 1 sự tra tấn...".
"Tôi ủng hộ nhiệt liệt loa phường. Chỉ cần nhà nước tìm giọng đọc hay, dễ nghe. Nội dung tin tức ngắn gọn, đầy đủ thì loa phường sẽ đẹp trong mắt người dân. Mọi người đừng vin vào công nghệ mấy chấm gì hết, công nghệ cứ nói 4.0 rồi cả ngày lên mạng xã hội được mấy ai quan tâm tin tức. Mạng xã hội như cái nồi lẩu, còn loa phường chỉ có một mục đích là truyền thông tin. 100 điểm cho loa phường", độc giả Trường An Mai.
"Khu nhà tôi cũng có loa nhưng không phát hàng ngày, loa chỉ để đó khi có việc gì mới thông báo để mọi người trong khu phố biết và đến nhà văn hóa sinh hoạt hoặc tập trung công việc gì thôi, nên tôi thấy tốt mà. Ví dụ họp người cao tuổi, thanh niên khu phố, trại hè cho trẻ em, ngày phụ nữ đi họp, tiêm vaccine cho trẻ hoặc Covid tại đâu, khi nào.... Nói chung khi có việc thông báo như vậy để mọi người cùng biết. Như bố chồng mình chẳng hạn cứ nghe loa là biết thông tin, đến giờ ăn cơm lại thuật cho con cháu nghe... Người già cũng nhờ thế có nhiều chuyện chia sẻ với con cháu", độc giả Mai Lan chia sẻ.
Độc giả Hoài Thu đồng quan điểm: "Chỗ tôi ngoại thành Hà Nội vẫn duy trì loa từ trước đến nay, nhưng hiện nay không mở ca nhạc hay thời sự mà chỉ thông báo những tin tức liên quan trực tiếp đến người trong xã, huyện... trong từng khung giờ cụ thể. Vì vậy tôi cho rằng vẫn nên duy trì loa phường để thông báo thông tin khu vực, còn ca nhạc hay thời sự thì nên cắt. Mỗi thời mỗi khác, vẫn cần đến loa nhưng nhiệm vụ bây giờ của loa chỉ nên là thông báo".
Nguồn: dantri.com.vn