• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Trồng Răng: Phương Pháp Thực Hiện, Chi Phí, Lưu Ý Cần Nhớ

Quanghieufinance231

Thượng đế
Trồng răng là các phương pháp có thể phục hồi hình thể và chức năng của răng trong trường hợp mất 1 răng hoặc nhiều răng trên cung hàm. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn phương pháp hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép Implant. Tìm hiểu quy trình, chi phí cùng một số thông tin liên quan đến dịch vụ này ở bài viết dưới đây.


Trồng răng là gì và khi nào nên thực hiện?
Trồng răng là thuật ngữ đề cập đến các phương pháp có thể phục hồi hình dáng và chức năng của răng đã bị mất. Răng giả sẽ được trồng và thay thế vào vị trí của răng bị mất nhằm hoàn thiện chức năng thẩm mỹ và sinh lý (ăn nhai, hỗ trợ phát âm). Nhờ sự ra đời của các phương pháp trồng răng giả, người bị mất răng vĩnh viễn vẫn có thể ăn nhai và sinh hoạt như bình thường.
Các phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay
Trồng răng có khá nhiều phương pháp như hàm tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Nếu đang có ý định trồng răng, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các phương pháp trong nội dung sau:

1. Trồng răng bằng cách dùng hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng giả truyền thống. Phương pháp này sử dụng hàm răng giả được chế tác từ nhựa dẻo, sứ hoặc kim loại. Sau đó, lắp toàn bộ hàm giả lên răng thật để giúp quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi.

Trước đây, hàm tháo lắp chỉ được thực hiện khi mất răng toàn hàm hoặc mất nhiều răng. Tuy nhiên với sự phát triển của lĩnh vực nha khoa, những trường hợp mất 1 răng cũng có thể sử dụng hàm tháo lắp để phục hồi hình thể và các chức năng vốn có của răng.
2. Trồng răng giả bằng cầu răng sứ (trồng răng bắc cầu)
Trồng răng bắc cầu hay còn gọi là cầu răng sứ. Phương pháp này sử dụng mão sứ để phục hồi hình thể và chức năng sinh lý, thẩm mỹ của răng.

Tuy nhiên vì răng đã mất hoàn toàn nên không thể dùng mão sứ chụp lên cùi răng thật. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chế tác cầu răng sứ bao gồm 3 – 4 mão sứ. Hai mão ngoài cùng sẽ được chụp lên 2 răng bên cạnh vị trí răng bị mất để tạo điểm trụ cho mão sứ được cố định trên cung hàm.
Xem thêm: nha khoa quốc tế việt đức

3. Trồng răng Implant (cấy ghép Implant)
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng trụ Implant cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Trụ Implant có dạng hình đinh với đường voặn xoắn chạy dọc nhằm tăng độ chắc chắn và ổn định. Sau khoảng 2 đến 3 tháng, xương hàm sẽ phát triển trong trụ Implant tạo nên cấu trúc vững chắc.

Khi có hiện tượng tích hợp xương, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình mão sứ lên trụ Implant thông qua khớp nối (Abutment). Cấy ghép Implant gần như phục hồi 100% hình thể và chức năng của răng. Nhờ có trụ Implant thay thế răng thật nên phương pháp này có thể phòng ngừa hiện tượng tiêu xương răng hiệu quả.
uy trình trồng răng diễn ra như thế nào?
Trồng răng là giải pháp tối ưu trong trường hợp mất răng, răng bị nứt mẻ và tổn thương nghiêm trọng. Để đảm bảo hiệu quả, phương pháp này phải được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Bước đầu tiên trước khi thực hiện bất cứ thủ thuật nha khoa nào là thăm khám và tư vấn. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám răng miệng và thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng cụ thể của từng trường hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp trồng răng giả để bệnh nhân có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu.
Bước 2 – Mài răng: Đối với trồng răng giả bắc cầu, bác sĩ sẽ mài cùi răng thật để chuẩn bị cho quá trình lấy dẫu mẫu hàm và chế tác mão sứ. Quá trình mài cùi răng thật là bước khá quan trọng đối với phương pháp này. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ phải dựa trên hình ảnh X-Quang nhằm xác định chính xác số lượng men răng cần phải mài.
Bước 3 – Lấy dấu mẫu hàm: Sau khi mài cùi răng (đối với trồng răng bắc cầu), bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm để chế tác cầu răng sứ. Những trường hợp làm hàm tháo lắp và cấy ghép Implant thường sẽ được lấy dấu trực tiếp.
Bước 4 – Cấy ghép trụ Implant: Với cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Implant vào bên trong xương hàm trước khi phục hình bằng mão sứ. Hiện nay có khá nhiều loại trụ Implant được sử dụng với thời gian tích hợp xương, giá thành và ưu nhược điểm khác nhau. Để rút ngắn thời gian trồng răng, bạn có thể lựa chọn các loại trụ của những thương hiệu lớn, được thiết kế với cấu tạo và bề mặt đặc biệt.
Bước 5 – Phục hình răng: Đối với hàm giả tháp lắp, khí cụ sẽ được chế tác sau khi lấy dấu mẫu hàm. Sau đó, bạn cần đến phòng khám để được hướng dẫn cách đeo và vệ sinh hàm giả. Nếu trồng răng bắc cầu, bác sĩ sẽ đặt mão sứ lên hai răng kế cận răng bị mất để phục hồi hình dáng và chức năng thẩm mỹ của răng.
Trồng răng giá bao nhiêu tiền?
Trồng răng có giá bao nhiều là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Như đã đề cập, làm răng giả tháo lắp là phương pháp có chi phí thấp nhất, sau đó đến cầu răng sứ và trồng răng Implant là phương pháp có chi phí cao nhất. Để có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính, bạn nên tham khảo chi phí trồng răng được tổng hợp sau (chỉ có tính chất tham khảo):

Chi phí trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant:

Implant Hàn Quốc (DiO) có giá 13 triệu đồng.
Implant Hàn Quốc (Dentium) có giá 17 triệu đồng.
Imolant Mỹ (Dentium) có giá 21 triệu đồng.
Implant của Đức (Mis C1) có giá 24 triệu đồng.
Implant của Pháp (Global D In-Kone) có giá 21 triệu đồng.
Implant của Mỹ/ Thụy Sỹ (Nobel Biocare) có giá 28 triệu đồng.
Implant Thụy Sỹ (Straumann SLActive) có giá 35 triệu đồng.
Chi phí đã bao gồm trụ Implant, khớp nối và răng sứ Titan. Nếu muốn lựa chọn các mão sứ cao cấp hơn, chi phí sẽ cao hơn từ 1 – 8 triệu đồng.
Với những trường hợp bị tiêu xương, cần tính thêm chi phí ghép xương (khoảng từ 6 – 10 triệu đồng).
Chi phí trồng răng bắc cầu (cầu răng sứ):

Cầu răng sứ thường có từ 3 – 4 mão sứ. Chi phí được cung cấp trong bài viết chỉ tính giá 1 mão, vì vậy bạn đọc cần nhân lên theo số lượng mão sứ để tính chính xác chi phí phải chi trả khi thực hiện phương pháp này.

Răng sứ kim loại có giá 1 triệu đồng.
Răng sứ Titan có giá 2.5 triệu đồng.
Răng sứ toàn sứ cao cấp DDBio HT (Đức) có giá 5 triệu đồng.
Răng sứ toàn sứ Zirconia DDBio (Đức) có giá 4.5 triệu đồng.
Răng sứ toàn sứ cao cấp Cercon HT (Đức) có giá 6 triệu đồng.
Răng sứ toàn sứ cao cấp Nacera 9 MAX (Đức) có giá 9 triệu đồng.
Răng sứ toàn sứ Nacera Pearl có giá 8 triệu đồng.
Chi phí trồng răng bằng hàm giả tháo lắp:

Răng nhựa 1 cái có giá 300.000 đồng.
Răng sứ tháo lắp có giá 1 triệu đồng/cái.
Khung hàm (không tính răng) có giá 1.5 triệu đồng.
Hàm Bisoft có giá 4 triệu đồng.
Hàm khung liên kết có giá 8 – 10 triệu đồng.
Cùi kim loại có giá 200.000 đồng/cái.
Cùi sứ Zirconia có giá 2 triệu đồng/cái.
Tổng chi phí làm hàm giả tháo lắp có giá dao động từ 9 – 30 triệu đồng.
Lưu ý khi trồng răng
Trồng răng là kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn. Ngoài ra để hoàn thành răng giả, nha khoa thực hiện phải được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị và có hệ thống labo hiện đại. Vì vậy khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần lựa chọn phòng khám hoặc bệnh viện uy tín nếu có ý định trồng răng giả. Bởi cơ sở thực hiện là yếu tố ảnh hưởng đến hơn 80% kết quả sau khi phục hình răng giả.
Nếu gặp phải các vấn đề sức khỏe đặc biệt (mang thai, rối loạn đông máu, ung thư, tiểu đường,…) hoặc vừa sử dụng thuốc chống đông máu, kháng sinh, nên thông báo với bác sĩ trước khi trồng răng giả. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của từng trường hợp để chỉ định phương pháp thích hợp nhất.
Trong trường hợp dị ứng với các vật liệu nha khoa, cần báo trước với bác sĩ để tránh dị ứng, kích ứng với vật liệu được sử dụng để chế tác răng giả.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của phương pháp, đặc biệt là những trường hợp cấy ghép Implant cần phải chờ xương tích hợp vào trụ Implant.
Sau khi trồng răng giả, cần ăn uống và sinh hoạt khoa học để kéo dài tuổi thọ của răng và bảo tồn các răng còn lại trên cung hàm.
Những trường hợp làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ nên xem xét cấy ghép Implant sớm để phòng tránh hiện tượng tiêu xương răng. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm thay đổi khuôn mặt và tác động không nhỏ đến ngoại hình.
 
Top