• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Trồng Răng Hàm Giá Bao Nhiêu? Có Đau Không Và Lưu Ý

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Trồng răng hàm là các phương pháp khôi phục hình thể và chức năng của răng hàm bị mất. Phương pháp này có chi phí tương đối cao do quy trình phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm. Nếu đang có ý định trồng răng hàm, những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có hình dung cụ thể hơn.

Trồng răng hàm là phương pháp gì? Loại nào tốt?

Răng hàm là nhóm răng quan trọng trong cấu trúc răng miệng. Răng hàm bao gồm răng số 6, số 7 và răng số 8 (răng khôn). Mỗi cung hàm sẽ bao gồm 6 răng hàm và mỗi người tổng cộng sẽ có 12 răng hàm. Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng số 8 hoặc mọc không đủ 4 răng nên số lượng răng hàm sẽ ít hơn.

Trong nhóm răng hàm, răng số 6 và số 7 là hai răng giữ vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Khi răng hàm xảy ra vấn đề, bắt buộc phải phục hình lại để có thể ăn nhai như bình thường. Trồng răng hàm là phương pháp phục hình răng hàm bị rụng, gãy hoặc hư tổn nặng do các bệnh lý nha khoa, chấn thương.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp trồng răng hàm. Tùy theo vị trí răng và nhu cầu, bạn có thể chọn một trong ba phương pháp trồng răng sau:

Cầu răng sứ: Cầu răng sứ chỉ được thực hiện trong trường hợp mất răng số 6 hoặc răng số 6 bị sâu nặng. Phương phương này sử dụng cầu răng có 3 mão răng, 2 mão răng ngoài cùng chụp lên 2 răng lân cận và mão răng chính giữa sẽ bắc ngang qua răng hàm bị nhổ bỏ. Vì lý do này nên trường hợp mất răng số 7 sẽ không thể thực hiện bắc cầu răng sứ.

Làm hàm giả tháo lắp: Làm hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng ra đời đầu tiên. Phương pháp này sử dụng hệ thống hàm giả làm bằng nhựa kết hợp với kim loại để phục hình răng bị hư hại nặng hoặc bị mất. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, không xâm lấn nhưng có khá nhiều hạn chế về hiệu quả.

Trồng răng Implant: Trồng răng Implant là phương pháp mang lại hiệu quả trong việc phục hồi hình thể và chức năng của răng. Phương pháp này sử dụng trụ Implant để thay thế chân răng, sau đó dùng mão răng chụp lên phía trên để khôi phục hình dáng thân răng. Hiện tại, trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất và có thể ngăn ngừa được hiện tượng tiêu xương răng. Tuy nhiên, hạn chế của trồng răng Implant là chi phí khá cao và xâm lấn vào xương hàm.

Răng hàm là nhóm răng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai. Mất răng hàm khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Hơn nữa, phần xương hàm ở vị trí răng bị mất sẽ có hiện tượng tiêu xương sau một thời gian. Nếu không có biện pháp cải thiện, toàn bộ cung hàm sẽ bị xô lệch, chen chúc và lệch lạc.

Xem thêm: răng sứ venus là gì

Khi nào nên trồng răng hàm?

Răng vĩnh viễn không thể mọc lại sau khi nhổ bỏ giống như răng sữa. Do đó, các bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp bảo tồn khi điều trị để hạn chế tối đa việc phải nhổ bỏ răng – nhất là răng số 6 và số 7. Chính vì vậy, trồng răng hàm chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.

Những trường hợp này nên trồng răng hàm để khôi phục hình thể và chức năng sinh lý của răng. Nên tiến hành trồng răng sớm trong vòng 2 – 3 tháng kể từ khi nhổ bỏ. Bởi lúc này xương hàm chưa có hiện tượng tiêu xương. Nếu thực hiện muộn hơn, bạn có thể phải phẫu thuật tái tạo xương, ghép xương trước khi trồng răng.

Có nên trồng răng hàm không?

Nhiều người chưa thực sự hiểu rõ vai trò của răng hàm và băn khoăn khá nhiều về vấn đề có nên trồng răng hàm hay không?. Thực tế, tất cả răng trên cung hàm đều có vai trò quan trọng nhưng răng hàm giữ vai trò chính trong chức năng ăn nhai.

Khi một chiếc răng bị mất, phần xương hàm ở bên dưới sẽ có hiện tượng tiêu xương khiến các răng xung quanh có hiện tượng xô lệch, chen chúc,… Trường hợp lệch lạc nặng có thể gây sai lệch khớp cắn và khó khăn khi ăn nhai.

Trồng răng hàm là điều cần thiết nếu bạn phải nhổ bỏ răng hàm vì một số lý do. Trồng răng hàm giúp bạn thoải mái hơn khi ăn uống và giao tiếp. Ngoài ra, phương pháp này cũng đảm bảo sự toàn vẹn của cung hàm, tránh tình trạng răng xô lệch, chen chúc và mọc lệch lạc.

Trồng răng hàm có đau không?

Trồng răng hàm có đau không là băn khoăn của nhiều bạn đọc – nhất là những người có cơ địa nhạy cảm và chịu đau kém. Mức độ đau khi trồng răng sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.

Đối với trồng răng giả bằng hàm tháo lắp, quá trình thực hiện gần như không gây đau vì không xâm lấn vào răng và nướu răng. Tuy nhiên, với cầu răng sứ, bạn sẽ bị ê buốt nhẹ trong khoảng vài ngày. Sau khi đã quen với mão sứ, tình trạng ê buốt, đau nhức cùng với các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Trong các phương pháp trồng răng hàm, trồng răng Implant là phương pháp gây đau nhiều nhất. Bởi trụ Implant sẽ được cắm vào bên trong xương hàm. Tuy nhiên, quá trình cấy ghép trụ Implant sẽ được vô cảm bằng thuốc tê nha khoa nên bạn hoàn toàn không có cảm giác đau hay khó chịu.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, xương hàm sẽ đau nhức âm ỉ trong khoảng vài ngày. Để giảm đau, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên chườm đá để giảm sưng viêm và đau nhức. Ngoài ra, nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị để xương hàm phục hồi nhanh chóng.

Quy trình trồng răng hàm trên, dưới

Trồng răng hàm trên, dưới đều có quy trình tương tự nhau. Quy trình cụ thể sẽ phục thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên nhìn chung, quy trình trồng răng hàm sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe

Bước 3: Tiến hành trồng răng hàm

Bước 4: Tư vấn cách chăm sóc

Trồng răng hàm số 6, số 7 có giá bao nhiêu?

Trồng răng hàm số 6, số 7 có giá bao nhiêu là vấn đề rất được quan tâm. Bởi chi phí là yếu tố quan trọng để đưa ra đánh giá và lựa chọn được phương pháp phù hợp.

So với răng ở những vị trí khác, trồng răng hàm sẽ có chi phí cao hơn. Tuy nhiên, chi phí thực tế sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Để có hình dung cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng giá trồng răng hàm bị mất ở nội dung sau:

Một số lưu ý khi trồng răng hàm

Trồng răng hàm là giải pháp trong trường hợp răng hàm bị nhổ bỏ do chấn thương nặng, sâu răng gây hư hại thân răng, viêm nha chu và nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

Trồng răng hàm là phương pháp phức tạp, vì vậy bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Tránh thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo dẫn đến các biến chứng và tình huống phát sinh.

Nên tìm hiểu kỹ các phương pháp trồng răng hàm để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Răng hàm là răng giữ vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phương pháp tốt và chất liệu nha khoa có độ bền cao để tránh phải phục hình nhiều lần.

Nên có các bước chuẩn bị trước khi trồng răng, đồng thời cần chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng và tác dụng phụ.

Sau khi trồng răng, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng kỹ và khám nha khoa định kỳ. Có như vậy mới có thể đảm bảo độ bền của răng giả, tránh trường hợp răng hư hại hoặc ố vàng. Ngoài ra, khám nha khoa định kỳ cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và thay thế răng giả trong trường hợp cần thiết.

Trồng răng hàm là phương pháp giúp khôi phục hình thể và chức năng của răng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc có liên quan đến chi phí, quy trình, thời gian thực hiện và những vấn đề cần lưu ý. Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.
 
Top