Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Trồng răng giả cố định được ưa chuộng hơn so với răng giả tháo lắp truyền thống. Hiện tại, phương pháp này bao gồm 2 kỹ thuật chính là làm cầu răng sứ và trồng răng Implant.
Trồng răng giả cố định là phương pháp gì?
Trồng răng giả cố định là các phương pháp sử dụng răng giả gắn cố định lên cung hàm thay vì tháo lắp như phương pháp trồng răng giả truyền thống (làm hàm giả tháo lắp). Vì răng được cố định chắc chắn nên chức năng ăn nhai và thẩm mỹ có thể được phục hồi gần như hoàn toàn. Đồng thời ít gặp phải tình trạng súc, bung tuột trong quá trình ăn uống và giao tiếp.
Hiện nay, trồng răng giả cố định được ưa chuộng hơn so với sử dụng hàm tháo lắp. Bên cạnh hiệu quả phục hồi các chức năng sinh lý của răng, các phương pháp này còn cải thiện tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác thoải mái và tự tin hơn cho những người bị mất răng vĩnh viễn.
Các phương pháp trồng răng giả cố định phổ biến
Có hai phương pháp trồng răng giả cố định được áp dụng hiện nay là cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ (trồng răng bắc cầu). Cả hai phương pháp này đều chế tác răng giả và gắn cố định lên cung hàm. Tuy nhiên, trồng răng Implant và làm cầu răng sứ có sự khác biệt về nguyên lý, chi phí, ưu nhược điểm,…
1. Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất. Phương pháp này sử dụng trụ Implant được làm từ Titanium tinh khiết cấy vào xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi từ 2 – 3 tháng cho đến khi xảy ra hiện tượng tích hợp xương (xương hàm phát triển và bám dính vào trụ Implant), mão răng sứ sẽ được đặt lên trụ Implant thông qua Abutment (khớp nối).
Răng Implant được cố định chắc chắn trên cung hàm nên hoàn toàn không bị lung lay, lỏng lẻo hay bung súc như hàm giả tháo lắp. Hơn nữa, phương pháp này còn có tuổi thọ cao (khoảng 15 – 20 năm và có thể sử dụng đến trọn đời nếu chăm sóc đúng cách). Với những ưu điểm vượt trội, cấy ghép Implant hiện là phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng nhất hiện nay.
2. Làm cầu răng sứ
Ngoài cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ cũng là phương pháp trồng răng giả cố định phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mất 1 – 2 răng liền kề và tối đa 4 răng ở 2 vị trí khác nhau trên cùng 1 cung hàm.
Xem thêm: nha khoa ava dental
Cầu răng sứ là phương pháp chế tác mão sứ có hình dáng và kích thước tương ứng với răng thật. Thông thường, mỗi cầu răng sứ sẽ có khoảng 3 – 4 mão sứ với 2 mão sứ ngoài được gắn ở 2 răng bên để tạo thành trụ răng. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mất 1 – 2 răng liền kề.
Ngoài ra, mỗi cung hàm chỉ nên có 2 vị trí làm cầu răng sứ bởi phương pháp này phải sử dụng 2 răng bên để làm trụ. Những trường hợp mất răng số 7 gần như không thể thực hiện phương pháp này không có răng số 8 làm trụ hoặc răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm. Hơn nữa, vì không có chân răng nên làm cầu răng sứ không thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm như cấy ghép Implant.
Trồng răng giả cố định diễn ra như thế nào?
Quy trình trồng răng giả cố định tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều diễn ra theo những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ khám răng miệng, yêu cầu chụp X-Quang để đánh giá chính xác tình trạng xương hàm và răng. Sau đó, tư vấn phương pháp trồng răng giả cố định thích hợp. Với những trường hợp có thể thực hiện cả hai phương pháp, bác sĩ sẽ tư vấn về ưu điểm, hạn chế để bệnh nhân có thể lựa chọn được kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Bước 2: Mài cùi răng 2 bên (đối với làm cầu răng sứ) và tiến hành lấy dấu mẫu hàm.
Bước 3: Đối với những trường hợp trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm. Sau đó, theo dõi từ 2 – 3 tháng trước khi đặt mão sứ.
Bước 4: Với trường hợp làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ đặt mão sứ lên răng sau khi chế tác. Sau đó, điều chỉnh cho mão sứ khớp với cùi răng thật, tránh tình trạng bị chênh, cộm và hở. Nếu cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ sau khi có hiện tượng tích hợp xương. Mão sứ được gắn lên trụ Implant thông qua khớp nối tương ứng.
Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám.
Trồng răng giả cố định có đau không? Giá bao nhiêu?
Trồng răng giả cố định có thể gây đau, ê buốt nhẹ khi mài cùi răng (đối với cầu răng sứ) và cấy ghép đặt trụ Implant (đối với trồng răng Implant). Tuy nhiên, tình trạng đau nhức chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày và có thể thuyên giảm nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, có thể kết hợp với một số cách giảm đau răng tại nhà để kiểm soát nhanh cơn đau, giảm cảm giác ê buốt và một số triệu chứng khó chịu.
Chi phí trồng răng giả cố định có sự chênh lệch tùy thuộc vào phương pháp, chất liệu trụ Implant, mão sứ và cơ sở thực hiện. Theo khảo sát, chi phí làm cầu răng sứ sẽ dao động từ 3 – 21 triệu đồng đối với cầu răng gồm có 3 mão sứ. Trong khi đó, chi phí trồng răng Implant (trọn gói bao gồm trụ Implant, khớp nối, mão sứ) sẽ có giá dao động từ 14 – 35 triệu đồng/ răng.
Nên trồng răng giả cố định bằng phương pháp nào?
Trồng răng giả cố định có nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng hàm tháo lắp. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp phù hợp thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn giữa trồng răng giả bằng cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ, bạn nên lựa chọn theo các tiêu chí sau:
Hiệu quả: Xét về hiệu quả, trồng răng giả cố định bằng cấy ghép Implant chiếm ưu thế hơn so với làm cầu răng sứ. Cầu răng sứ có thể phục hồi từ 70 – 80% chức năng của răng, trong khi đó răng Implant có thể phục hồi gần như 100% các chức năng vốn có của răng đã bị mất.
Thời gian thực hiện: Làm cầu răng sứ có thời gian thực hiện nhanh chóng (mất từ 2 – 3 buổi hẹn). Trong khi đó, những trường hợp cấy ghép Implant phải từ 2 – 3 tháng với nhiều buổi hẹn tái khám để theo dõi hiện tượng tích hợp xương. Trong thời gian chờ đợi, trụ Implant sẽ hiện rõ trên cung hàm gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt và giao tiếp.
Độ bền: Răng Implant có độ bền từ 15 – 20 năm và thậm chí có thể sử dụng trọn đời. Ngược lại, răng sứ chỉ có thể dùng được 5 – 8 năm, sau đó phải làm lại do xương hàm bị tiêu hủy và mô nướu bị teo dần theo thời gian.
Rủi ro: Vì là phương pháp xâm lấn nên cấy ghép Implant có nhiều rủi ro hơn so với làm cầu răng sứ. Đối với trồng răng bắc cầu, bác sĩ sẽ mài một phần nhỏ men răng nên hầu như không phải xâm lấn vào nướu và xương hàm. Cũng chính vì vậy mà cấy ghép Implant không phù hợp với tất cả các trường hợp, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý toàn thân.
Số lượng răng bị mất: Làm cầu răng sứ chỉ phù hợp với những trường hợp mất 1 hoặc vài răng, đồng thời răng bị mất không được nằm ở vị trí số 7. Trong khi đó, cấy ghép Implant có thể áp dụng trong tất cả các trường hợp mất răng, kể cả mất toàn bộ hàm trên/ hàm dưới hoặc cả 2 hàm.
Chi phí: Cấy ghép Implant có chi phí cao hơn so với làm răng sứ do sử dụng nhiều dụng cụ bao gồm trụ Implant, khớp nối và mão sứ. Ngược lại, làm cầu răng sứ chỉ sử dụng từ 3 – 4 mão sứ nên chi phí sẽ thấp hơn khá nhiều.
Trồng răng giả cố định có thể phục hồi hình thể và các chức năng vốn có của răng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về 2 kỹ thuật phục hình răng cố định và lựa chọn cho mình được phương pháp phù hợp. Nếu có băn khoăn, nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được tư vấn và giải đáp.
Trồng răng giả cố định là phương pháp gì?
Trồng răng giả cố định là các phương pháp sử dụng răng giả gắn cố định lên cung hàm thay vì tháo lắp như phương pháp trồng răng giả truyền thống (làm hàm giả tháo lắp). Vì răng được cố định chắc chắn nên chức năng ăn nhai và thẩm mỹ có thể được phục hồi gần như hoàn toàn. Đồng thời ít gặp phải tình trạng súc, bung tuột trong quá trình ăn uống và giao tiếp.
Hiện nay, trồng răng giả cố định được ưa chuộng hơn so với sử dụng hàm tháo lắp. Bên cạnh hiệu quả phục hồi các chức năng sinh lý của răng, các phương pháp này còn cải thiện tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác thoải mái và tự tin hơn cho những người bị mất răng vĩnh viễn.
Các phương pháp trồng răng giả cố định phổ biến
Có hai phương pháp trồng răng giả cố định được áp dụng hiện nay là cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ (trồng răng bắc cầu). Cả hai phương pháp này đều chế tác răng giả và gắn cố định lên cung hàm. Tuy nhiên, trồng răng Implant và làm cầu răng sứ có sự khác biệt về nguyên lý, chi phí, ưu nhược điểm,…
1. Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất. Phương pháp này sử dụng trụ Implant được làm từ Titanium tinh khiết cấy vào xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi từ 2 – 3 tháng cho đến khi xảy ra hiện tượng tích hợp xương (xương hàm phát triển và bám dính vào trụ Implant), mão răng sứ sẽ được đặt lên trụ Implant thông qua Abutment (khớp nối).
Răng Implant được cố định chắc chắn trên cung hàm nên hoàn toàn không bị lung lay, lỏng lẻo hay bung súc như hàm giả tháo lắp. Hơn nữa, phương pháp này còn có tuổi thọ cao (khoảng 15 – 20 năm và có thể sử dụng đến trọn đời nếu chăm sóc đúng cách). Với những ưu điểm vượt trội, cấy ghép Implant hiện là phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng nhất hiện nay.
2. Làm cầu răng sứ
Ngoài cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ cũng là phương pháp trồng răng giả cố định phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mất 1 – 2 răng liền kề và tối đa 4 răng ở 2 vị trí khác nhau trên cùng 1 cung hàm.
Xem thêm: nha khoa ava dental
Cầu răng sứ là phương pháp chế tác mão sứ có hình dáng và kích thước tương ứng với răng thật. Thông thường, mỗi cầu răng sứ sẽ có khoảng 3 – 4 mão sứ với 2 mão sứ ngoài được gắn ở 2 răng bên để tạo thành trụ răng. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mất 1 – 2 răng liền kề.
Ngoài ra, mỗi cung hàm chỉ nên có 2 vị trí làm cầu răng sứ bởi phương pháp này phải sử dụng 2 răng bên để làm trụ. Những trường hợp mất răng số 7 gần như không thể thực hiện phương pháp này không có răng số 8 làm trụ hoặc răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm. Hơn nữa, vì không có chân răng nên làm cầu răng sứ không thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm như cấy ghép Implant.
Trồng răng giả cố định diễn ra như thế nào?
Quy trình trồng răng giả cố định tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều diễn ra theo những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ khám răng miệng, yêu cầu chụp X-Quang để đánh giá chính xác tình trạng xương hàm và răng. Sau đó, tư vấn phương pháp trồng răng giả cố định thích hợp. Với những trường hợp có thể thực hiện cả hai phương pháp, bác sĩ sẽ tư vấn về ưu điểm, hạn chế để bệnh nhân có thể lựa chọn được kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Bước 2: Mài cùi răng 2 bên (đối với làm cầu răng sứ) và tiến hành lấy dấu mẫu hàm.
Bước 3: Đối với những trường hợp trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm. Sau đó, theo dõi từ 2 – 3 tháng trước khi đặt mão sứ.
Bước 4: Với trường hợp làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ đặt mão sứ lên răng sau khi chế tác. Sau đó, điều chỉnh cho mão sứ khớp với cùi răng thật, tránh tình trạng bị chênh, cộm và hở. Nếu cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ sau khi có hiện tượng tích hợp xương. Mão sứ được gắn lên trụ Implant thông qua khớp nối tương ứng.
Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám.
Trồng răng giả cố định có đau không? Giá bao nhiêu?
Trồng răng giả cố định có thể gây đau, ê buốt nhẹ khi mài cùi răng (đối với cầu răng sứ) và cấy ghép đặt trụ Implant (đối với trồng răng Implant). Tuy nhiên, tình trạng đau nhức chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày và có thể thuyên giảm nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, có thể kết hợp với một số cách giảm đau răng tại nhà để kiểm soát nhanh cơn đau, giảm cảm giác ê buốt và một số triệu chứng khó chịu.
Chi phí trồng răng giả cố định có sự chênh lệch tùy thuộc vào phương pháp, chất liệu trụ Implant, mão sứ và cơ sở thực hiện. Theo khảo sát, chi phí làm cầu răng sứ sẽ dao động từ 3 – 21 triệu đồng đối với cầu răng gồm có 3 mão sứ. Trong khi đó, chi phí trồng răng Implant (trọn gói bao gồm trụ Implant, khớp nối, mão sứ) sẽ có giá dao động từ 14 – 35 triệu đồng/ răng.
Nên trồng răng giả cố định bằng phương pháp nào?
Trồng răng giả cố định có nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng hàm tháo lắp. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp phù hợp thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn giữa trồng răng giả bằng cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ, bạn nên lựa chọn theo các tiêu chí sau:
Hiệu quả: Xét về hiệu quả, trồng răng giả cố định bằng cấy ghép Implant chiếm ưu thế hơn so với làm cầu răng sứ. Cầu răng sứ có thể phục hồi từ 70 – 80% chức năng của răng, trong khi đó răng Implant có thể phục hồi gần như 100% các chức năng vốn có của răng đã bị mất.
Thời gian thực hiện: Làm cầu răng sứ có thời gian thực hiện nhanh chóng (mất từ 2 – 3 buổi hẹn). Trong khi đó, những trường hợp cấy ghép Implant phải từ 2 – 3 tháng với nhiều buổi hẹn tái khám để theo dõi hiện tượng tích hợp xương. Trong thời gian chờ đợi, trụ Implant sẽ hiện rõ trên cung hàm gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt và giao tiếp.
Độ bền: Răng Implant có độ bền từ 15 – 20 năm và thậm chí có thể sử dụng trọn đời. Ngược lại, răng sứ chỉ có thể dùng được 5 – 8 năm, sau đó phải làm lại do xương hàm bị tiêu hủy và mô nướu bị teo dần theo thời gian.
Rủi ro: Vì là phương pháp xâm lấn nên cấy ghép Implant có nhiều rủi ro hơn so với làm cầu răng sứ. Đối với trồng răng bắc cầu, bác sĩ sẽ mài một phần nhỏ men răng nên hầu như không phải xâm lấn vào nướu và xương hàm. Cũng chính vì vậy mà cấy ghép Implant không phù hợp với tất cả các trường hợp, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý toàn thân.
Số lượng răng bị mất: Làm cầu răng sứ chỉ phù hợp với những trường hợp mất 1 hoặc vài răng, đồng thời răng bị mất không được nằm ở vị trí số 7. Trong khi đó, cấy ghép Implant có thể áp dụng trong tất cả các trường hợp mất răng, kể cả mất toàn bộ hàm trên/ hàm dưới hoặc cả 2 hàm.
Chi phí: Cấy ghép Implant có chi phí cao hơn so với làm răng sứ do sử dụng nhiều dụng cụ bao gồm trụ Implant, khớp nối và mão sứ. Ngược lại, làm cầu răng sứ chỉ sử dụng từ 3 – 4 mão sứ nên chi phí sẽ thấp hơn khá nhiều.
Trồng răng giả cố định có thể phục hồi hình thể và các chức năng vốn có của răng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về 2 kỹ thuật phục hình răng cố định và lựa chọn cho mình được phương pháp phù hợp. Nếu có băn khoăn, nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được tư vấn và giải đáp.