Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Trám răng có bền không? Giữ được bao lâu? là mối bận tâm hàng đầu của những người đang có ý định hàn trám răng. Bởi hiểu rõ độ bền, tuổi thọ của miếng trám chính là cơ sở để có các biện pháp chăm sóc hợp lý và chủ động hơn trong việc thay thế miếng trám cũ.
Trám răng có bền không? Được bao lâu?
Trám răng – hàn răng là thủ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để tái tạo lại hình thể và màu sắc của răng. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa có tính thẩm mỹ cao. Trám răng được chỉ định trong rất nhiều trường hợp như mòn cổ răng, mòn men răng, răng thưa, răng nứt mẻ, răng sâu và răng bị ố màu.
Hàn răng sử dụng vật liệu trực tiếp lên răng nên hoàn toàn không xâm lấn mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng. Sau khi hàn trám, răng có thể bị đau nhức và ê buốt nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này thường có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Hàn răng là phương pháp khá đơn giản nên gần như không phải kiêng cữ, chăm sóc quá mức sau khi thực hiện.
Mặc dù có hiệu quả cao và chi phí hợp lý nhưng vẫn có khá nhiều người đắn đo khi thực hiện phương pháp này vì thắc mắc Trám răng có bền không? Miếng trám giữ được bao lâu?.
Không ít người lo ngại về việc phải hàn trám răng thường xuyên do miếng trám không bám dính tốt, dễ bong tróc và hở ra trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần những trường hợp hàn trám răng đều có thể duy trì được từ 2 – 10 năm, miếng trám bám dính tốt và hoàn toàn không gây khó khăn khi ăn và giao tiếp. Trên thực tế, tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc hoàn toàn vào những yếu tố cụ thể sau:
– Vật liệu hàn trám răng:
Có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong hàn trám răng như xi măng sicilat, composite, GIC, amalgam, vàng, bạc, đồng,… Trong đó, composite là vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay vì có giá thành khá hợp lý, màu sắc tương tự như răng thật nên không bị lộ ra trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu này là tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 2 – 3 năm. Sau thời gian này, miếng trám cần được thay thế để tránh tình trạng hở, bong dẫn đến viêm nhiễm tủy răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Trong khi đó, hàn trám bằng amalgam và các kim loại quý như vàng, bạc có độ bền từ 5 – 6 năm và thậm chí là 10 năm nếu chăm sóc tốt. Mặc dù có tuổi thọ dài và khả năng chịu lực tốt nhưng các vật liệu này có màu sắc khác biệt so với răng thật nên không mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, trám răng bằng vàng, bạc có chi phí cao hơn những vật liệu thông thường từ 7 – 10 lần.
Vì vậy, bạn nên xem xét nhu cầu của bản thân để lựa chọn vật liệu hàn trám phù hợp. Nếu băn khoăn về vấn đề này, nên trao đổi với bác sĩ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
– Công nghệ trám răng:
Ngoài vật liệu trám, độ bền của miếng trám còn phụ thuộc vào công nghệ trám răng. Các công nghệ cũ thường có tuổi thọ ngắn hơn do độ bám dính giữa miếng trám và răng thật thấp. Trong khi đó, công nghệ trám răng hiện đại Laser Tech có độ bền cao hơn.
Công nghệ này sử dụng tia Laser để tăng liên kết giữa keo nha khoa và miếng trám. Do đó, có thể kéo dài tuổi thọ của miếng trám, hạn chế tình trạng miếng trám bong, hở và nứt sau một thời gian ngắn.
– Chế độ chăm sóc:
Ngoài những yếu tố trên, chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền và tuổi thọ của miếng trám răng. Chăm sóc hợp lý có thể giúp miếng trám kéo dài tuổi thọ, ít gặp phải tình trạng hở, bong và nứt mẻ. Ngược lại, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không phù hợp có thể khiến miếng trám giòn, dễ bong và phải thay thế chỉ sau 1 – 2 năm.
Xem thêm: nha khoa Sunshine lừa đảo
Cách gia tăng độ bền của miếng trám răng
Vật liệu trám được gắn với răng thật bằng keo dán chuyên dụng. Sau một thời gian, miếng trám sẽ gặp phải tình trạng bong, hở. Ngoài ra, axit từ thức ăn và áp lực trong quá trình ăn nhai cũng có thể ăn mòn, gây sứt mẻ miếng trám. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ của miếng trám.
Các biện pháp giúp tăng độ bền của miếng trám răng:
1. Lựa chọn nha khoa, bệnh viện uy tín
Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản nên hầu hết các bệnh viện/ phòng khám đều thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo miếng trám có tuổi thọ lâu dài, nên lựa chọn nha khoa uy tín.
Độ bền của miếng trám phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ, công nghệ hàn trám hiện đại và vật liệu chuyên dụng. Do đó, thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng có thể gây ra các rủi ro và tác dụng phụ như miếng trám bong, hở, dễ nứt mẻ. Ngoài ra, không vô khuẩn tốt trong khi hàn trám cũng gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa sau khi thực hiện.
2. Hàn trám răng bằng chất liệu tốt
Để tăng độ bền cho miếng trám, bạn nên lựa chọn các chất liệu có khả năng chịu lực tốt và ít bị mài mòn như amalgam, vàng, đồng, bạc,… Các chất liệu như GIC, composite, xi măng silicat có hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng độ bền kém. Nếu lựa chọn các chất liệu này, bạn có thể phải thay miếng trám thường xuyên (6 tháng – 2 năm/ lần)
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp làm tăng tuổi thọ của miếng trám. Ngoài ra, làm sạch răng miệng còn có thể hạn chế được những vấn đề nha khoa bùng phát.
Cách vệ sinh răng miệng giúp tăng độ bền của miếng trám:
Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách 2 – 3 lần/ ngày. Tránh dùng lực quá mạnh lên răng, đặc biệt là răng hàn trám. Chải răng đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch, giảm áp lực lên thân răng và mô nướu.
Ngoài chải răng, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Có thể dùng nước súc miệng chứa fluor để tái khoáng và tăng độ cứng chắc cho men răng.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm tre. Nên sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa và hình thành mảng bám.
Thỉnh thoảng nên dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch phần rêu lưỡi. Đây là vị trí vi khuẩn dễ bám vào gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa khác.
4. Chú ý thói quen sinh hoạt, ăn uống
Ngoài vệ sinh răng miệng, bạn cũng nên chú ý một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để tăng độ bền cho miếng trám răng, đồng thời bảo vệ mô nướu và các răng lân cận.
Không dùng thức ăn khô, cứng và dai như gân bò, khô bò, khô mực, các loại hạt sấy cứng,… Khi ăn nhai các thực phẩm này, áp lực lên răng tăng lên đáng kể dẫn đến tình trạng mòn men và hở, bong miếng trám. Do đó sau khi hàn trám răng, nên dùng các món ăn mềm, lỏng để giảm áp lực lên răng.
Tránh sử dụng thức ăn, đồ uống chứa nhiều axit. Axit không chỉ ăn mòn men răng mà còn làm mòn miếng trám khiến tuổi thọ của miếng trám giảm đi đáng kể. Để kéo dài độ bền của miếng trám, nên hạn chế các loại đồ uống và món ăn chứa nhiều axit như nước chanh, nước ngọt có gas, rượu bia, quýt, me, cóc,…
Miếng trám có thể bị ố màu nếu thường xuyên dùng món ăn, thức uống sẫm màu như socola, rượu vang, cà phê, trà đặc,… Vì vậy để giữ màu men răng và miếng trám, bạn nên hạn chế dùng các món ăn này. Nếu sử dụng thức uống, nên dùng ống hút để hạn chế chất màu tiếp xúc trực tiếp với men răng.
Bổ sung thực phẩm chứa fluor như bánh mì, hạt bí ngô, khoai lang, khoai tây, các loại đậu,… để cải thiện độ chắc khỏe của men răng và tăng mức độ liên kết giữa miếng trám và răng thật. Bên cạnh đó, nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi để cải thiện sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Không dùng răng cắn, xé các vật cứng. Thói quen này có thể làm giảm tuổi thọ của miếng trám, đồng thời gây mòn mặt nhai và sứt, mẻ răng.
Nếu thường xuyên nghiến răng khi ngủ, bạn nên dùng máng nhai chống nghiến để bảo vệ răng. Bởi nghiến răng kéo dài có thể khiến men răng bị mài mòn, răng hư hại và tổn thương nặng.
Tránh hút thuốc lá do nicotin trong khói thuốc có thể gây ố màu màu men răng và miếng trám. Hơn nữa, các hóa chất trong thuốc lá còn làm giảm tiết nước bọt – yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng, viêm nha chu,…
5. Khám nha khoa định kỳ
Biện pháp cuối cùng cần thực hiện để tăng độ bền của miếng trám là khám nha khoa định kỳ. Miếng trám rất dễ bị hở, bong và nứt mẻ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, bạn nên khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để bác sĩ đánh giá tình trạng miếng trám và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cạo vôi răng trong những lần khám nha khoa định kỳ. Bởi vôi răng tích tụ chính là nguyên nhân gây viêm lợi, sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Trám răng có bền không? Sử dụng được bao lâu?” và gợi ý một số biện pháp giúp tăng tuổi thọ của miếng trám. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần chú ý lựa chọn cơ sở uy tín nếu có ý định thực hiện bất cứ phương pháp nào.
Trám răng có bền không? Được bao lâu?
Trám răng – hàn răng là thủ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để tái tạo lại hình thể và màu sắc của răng. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa có tính thẩm mỹ cao. Trám răng được chỉ định trong rất nhiều trường hợp như mòn cổ răng, mòn men răng, răng thưa, răng nứt mẻ, răng sâu và răng bị ố màu.
Hàn răng sử dụng vật liệu trực tiếp lên răng nên hoàn toàn không xâm lấn mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng. Sau khi hàn trám, răng có thể bị đau nhức và ê buốt nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này thường có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Hàn răng là phương pháp khá đơn giản nên gần như không phải kiêng cữ, chăm sóc quá mức sau khi thực hiện.
Mặc dù có hiệu quả cao và chi phí hợp lý nhưng vẫn có khá nhiều người đắn đo khi thực hiện phương pháp này vì thắc mắc Trám răng có bền không? Miếng trám giữ được bao lâu?.
Không ít người lo ngại về việc phải hàn trám răng thường xuyên do miếng trám không bám dính tốt, dễ bong tróc và hở ra trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần những trường hợp hàn trám răng đều có thể duy trì được từ 2 – 10 năm, miếng trám bám dính tốt và hoàn toàn không gây khó khăn khi ăn và giao tiếp. Trên thực tế, tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc hoàn toàn vào những yếu tố cụ thể sau:
– Vật liệu hàn trám răng:
Có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong hàn trám răng như xi măng sicilat, composite, GIC, amalgam, vàng, bạc, đồng,… Trong đó, composite là vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay vì có giá thành khá hợp lý, màu sắc tương tự như răng thật nên không bị lộ ra trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu này là tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 2 – 3 năm. Sau thời gian này, miếng trám cần được thay thế để tránh tình trạng hở, bong dẫn đến viêm nhiễm tủy răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Trong khi đó, hàn trám bằng amalgam và các kim loại quý như vàng, bạc có độ bền từ 5 – 6 năm và thậm chí là 10 năm nếu chăm sóc tốt. Mặc dù có tuổi thọ dài và khả năng chịu lực tốt nhưng các vật liệu này có màu sắc khác biệt so với răng thật nên không mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, trám răng bằng vàng, bạc có chi phí cao hơn những vật liệu thông thường từ 7 – 10 lần.
Vì vậy, bạn nên xem xét nhu cầu của bản thân để lựa chọn vật liệu hàn trám phù hợp. Nếu băn khoăn về vấn đề này, nên trao đổi với bác sĩ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
– Công nghệ trám răng:
Ngoài vật liệu trám, độ bền của miếng trám còn phụ thuộc vào công nghệ trám răng. Các công nghệ cũ thường có tuổi thọ ngắn hơn do độ bám dính giữa miếng trám và răng thật thấp. Trong khi đó, công nghệ trám răng hiện đại Laser Tech có độ bền cao hơn.
Công nghệ này sử dụng tia Laser để tăng liên kết giữa keo nha khoa và miếng trám. Do đó, có thể kéo dài tuổi thọ của miếng trám, hạn chế tình trạng miếng trám bong, hở và nứt sau một thời gian ngắn.
– Chế độ chăm sóc:
Ngoài những yếu tố trên, chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền và tuổi thọ của miếng trám răng. Chăm sóc hợp lý có thể giúp miếng trám kéo dài tuổi thọ, ít gặp phải tình trạng hở, bong và nứt mẻ. Ngược lại, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không phù hợp có thể khiến miếng trám giòn, dễ bong và phải thay thế chỉ sau 1 – 2 năm.
Xem thêm: nha khoa Sunshine lừa đảo
Cách gia tăng độ bền của miếng trám răng
Vật liệu trám được gắn với răng thật bằng keo dán chuyên dụng. Sau một thời gian, miếng trám sẽ gặp phải tình trạng bong, hở. Ngoài ra, axit từ thức ăn và áp lực trong quá trình ăn nhai cũng có thể ăn mòn, gây sứt mẻ miếng trám. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ của miếng trám.
Các biện pháp giúp tăng độ bền của miếng trám răng:
1. Lựa chọn nha khoa, bệnh viện uy tín
Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản nên hầu hết các bệnh viện/ phòng khám đều thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo miếng trám có tuổi thọ lâu dài, nên lựa chọn nha khoa uy tín.
Độ bền của miếng trám phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ, công nghệ hàn trám hiện đại và vật liệu chuyên dụng. Do đó, thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng có thể gây ra các rủi ro và tác dụng phụ như miếng trám bong, hở, dễ nứt mẻ. Ngoài ra, không vô khuẩn tốt trong khi hàn trám cũng gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa sau khi thực hiện.
2. Hàn trám răng bằng chất liệu tốt
Để tăng độ bền cho miếng trám, bạn nên lựa chọn các chất liệu có khả năng chịu lực tốt và ít bị mài mòn như amalgam, vàng, đồng, bạc,… Các chất liệu như GIC, composite, xi măng silicat có hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng độ bền kém. Nếu lựa chọn các chất liệu này, bạn có thể phải thay miếng trám thường xuyên (6 tháng – 2 năm/ lần)
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp làm tăng tuổi thọ của miếng trám. Ngoài ra, làm sạch răng miệng còn có thể hạn chế được những vấn đề nha khoa bùng phát.
Cách vệ sinh răng miệng giúp tăng độ bền của miếng trám:
Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách 2 – 3 lần/ ngày. Tránh dùng lực quá mạnh lên răng, đặc biệt là răng hàn trám. Chải răng đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch, giảm áp lực lên thân răng và mô nướu.
Ngoài chải răng, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Có thể dùng nước súc miệng chứa fluor để tái khoáng và tăng độ cứng chắc cho men răng.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm tre. Nên sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa và hình thành mảng bám.
Thỉnh thoảng nên dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch phần rêu lưỡi. Đây là vị trí vi khuẩn dễ bám vào gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa khác.
4. Chú ý thói quen sinh hoạt, ăn uống
Ngoài vệ sinh răng miệng, bạn cũng nên chú ý một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để tăng độ bền cho miếng trám răng, đồng thời bảo vệ mô nướu và các răng lân cận.
Không dùng thức ăn khô, cứng và dai như gân bò, khô bò, khô mực, các loại hạt sấy cứng,… Khi ăn nhai các thực phẩm này, áp lực lên răng tăng lên đáng kể dẫn đến tình trạng mòn men và hở, bong miếng trám. Do đó sau khi hàn trám răng, nên dùng các món ăn mềm, lỏng để giảm áp lực lên răng.
Tránh sử dụng thức ăn, đồ uống chứa nhiều axit. Axit không chỉ ăn mòn men răng mà còn làm mòn miếng trám khiến tuổi thọ của miếng trám giảm đi đáng kể. Để kéo dài độ bền của miếng trám, nên hạn chế các loại đồ uống và món ăn chứa nhiều axit như nước chanh, nước ngọt có gas, rượu bia, quýt, me, cóc,…
Miếng trám có thể bị ố màu nếu thường xuyên dùng món ăn, thức uống sẫm màu như socola, rượu vang, cà phê, trà đặc,… Vì vậy để giữ màu men răng và miếng trám, bạn nên hạn chế dùng các món ăn này. Nếu sử dụng thức uống, nên dùng ống hút để hạn chế chất màu tiếp xúc trực tiếp với men răng.
Bổ sung thực phẩm chứa fluor như bánh mì, hạt bí ngô, khoai lang, khoai tây, các loại đậu,… để cải thiện độ chắc khỏe của men răng và tăng mức độ liên kết giữa miếng trám và răng thật. Bên cạnh đó, nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi để cải thiện sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Không dùng răng cắn, xé các vật cứng. Thói quen này có thể làm giảm tuổi thọ của miếng trám, đồng thời gây mòn mặt nhai và sứt, mẻ răng.
Nếu thường xuyên nghiến răng khi ngủ, bạn nên dùng máng nhai chống nghiến để bảo vệ răng. Bởi nghiến răng kéo dài có thể khiến men răng bị mài mòn, răng hư hại và tổn thương nặng.
Tránh hút thuốc lá do nicotin trong khói thuốc có thể gây ố màu màu men răng và miếng trám. Hơn nữa, các hóa chất trong thuốc lá còn làm giảm tiết nước bọt – yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng, viêm nha chu,…
5. Khám nha khoa định kỳ
Biện pháp cuối cùng cần thực hiện để tăng độ bền của miếng trám là khám nha khoa định kỳ. Miếng trám rất dễ bị hở, bong và nứt mẻ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, bạn nên khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để bác sĩ đánh giá tình trạng miếng trám và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cạo vôi răng trong những lần khám nha khoa định kỳ. Bởi vôi răng tích tụ chính là nguyên nhân gây viêm lợi, sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Trám răng có bền không? Sử dụng được bao lâu?” và gợi ý một số biện pháp giúp tăng tuổi thọ của miếng trám. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần chú ý lựa chọn cơ sở uy tín nếu có ý định thực hiện bất cứ phương pháp nào.