Quanghieufinance
Thượng đế
Có khá nhiều cách trị chân răng bị đen tại nhà. Tuy nhiên, trước hết bạn phải xác định được nguyên nhân để có thể tìm được phương pháp phù hợp. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng chân răng bị đen sẽ được cải thiện rõ rệt sau khoảng vài tuần.
Chân răng bị đen do đâu?
Chân răng bị đen có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do cao răng tích tụ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm, đỏ nâu hoặc đen. Ngoài ra, chân răng bị đen có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nha khoa khác.
Để có biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến chân răng bị đen. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Vệ sinh răng miệng kém
Không lấy cao răng thường xuyên
Hút thuốc lá lâu năm
Thường xuyên uống trà, cà phê, dùng thức ăn hoặc đồ uống đậm màu
Biểu hiện của bệnh sâu răng, mòn cổ chân răng
Răng sứ kim loại bị oxy hóa khiến chân răng và viền nướu chuyển sang màu đen
Với từng nguyên nhân, bạn cần áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Trong đó, chân răng bị đen do sâu răng là tình trạng cần được điều trị sớm. Bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể tiến triển gây ra các biến chứng nặng nề như viêm tủy răng, hoại tử tủy,…
6 Cách trị chân răng bị đen tại nhà hiệu quả nhất
Chân răng bị đen ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và đôi khi đi kèm với tình trạng ê buốt, đau nhức,… Vì vậy, bạn nên cải thiện tình trạng này sớm để thoải mái hơn khi sinh hoạt và ăn uống. Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách trị chân răng bị đen tại nhà sau đây:
1. Đánh răng đúng cách và thường xuyên
Nguyên nhân chính khiến cho chân răng bị đen là do cao răng tích tụ. Cao răng tích tụ ngày qua ngày sẽ đổi sang màu sẫm hơn ban đầu. Khi đánh răng, nướu răng dễ bị chảy máu và sắc tố trong máu khiến cho cao răng chuyển sang màu đỏ, nâu và đen. Vì vậy, cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng chân răng bị đen là đánh răng thường xuyên và đúng cách.
Đánh răng đúng cách giúp làm sạch thức ăn thừa, mảng bám và ngăn sự tích tụ của cao răng. Khi đánh răng, nên chải răng theo chiều dọc để kẽ răng được làm sạch kỹ, không nên đánh răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
Mỗi ngày nên chải răng từ 2 – 3 lần, mỗi lần đánh răng kéo dài khoảng 3 phút. Duy trì thói quen này thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cao răng và mảng bám. Tuy nhiên, đánh răng không thể làm sạch cao răng mà chỉ có thể loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Chính vì vậy, bạn nên đến phòng khám cạo vôi răng để cải thiện hoàn toàn tình trạng chân răng bị đen.
Xem thêm: bọc răng sứ katana có tốt không
2. Sử dụng baking soda loại bỏ đốm đen ở chân răng
Baking soda là nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm trắng răng và cải thiện tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, chân răng bị đen. Đặc điểm của baking soda là dễ tan trong nước và có tính tẩy tương đối mạnh. Hiện nay, baking soda đã được thêm vào công thức của nhiều loại kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch và tẩy trắng răng.
Nếu đang tìm cách trị chân răng bị đen đơn giản tại nhà, bạn có thể sử dụng baking soda (muối nở). Cách này tương đối dễ thực hiện và mang lại hiệu quả khá rõ rệt nếu thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần trong vài tuần liên tục.
3. Bổ sung fluor cải thiện chân răng bị đen do sâu răng
Fluor là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Fluor giúp các khoáng chất trong men răng trở nên cứng chắc hơn và ít bị hòa tan bởi axit trong khoang miệng. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn giúp bù lấp những lỗ sâu li ti và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
Trong trường hợp chân răng bị đen do sâu răng, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa fluor để cải thiện men răng. Ngoài ra, fluor còn giúp ngăn chặn sâu răng phát triển và hỗ trợ phục hồi các mô cứng bị hòa tan. Đối với trường hợp sâu men nhẹ, fluor có thể cải thiện hoàn toàn các lỗ sâu. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã tiến triển, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được trám răng.
4. Dùng kem đánh răng trắng răng
Kem đánh răng trắng răng thường được bổ sung các thành phần làm trắng bên cạnh các hoạt chất làm sạch răng. Các sản phẩm này có thể cải thiện tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, chân răng bị đen do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hàm lượng chất tẩy trắng trong kem đánh răng tương đối thấp, do đó bạn nên kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu chân răng bị đen do sâu răng, bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng trắng răng có bổ sung fluor để củng cố độ chắc khỏe của men răng. Sử dụng sản phẩm đều đặn còn giúp phòng ngừa răng xỉn màu, ố vàng do ảnh hưởng của tuổi tác hoặc do thói quen dùng thức ăn, đồ uống đậm màu,…
5. Sử dụng kem tẩy trắng răng tại nhà
Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể sử dụng các loại kem tẩy trắng răng để khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, chân răng bị đen,… Các loại kem tẩy trắng thường có chứa hoạt chất Carbamide Peroxide có khả năng đánh bật mảng màu bám trên răng.
Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp, tránh sử dụng sản phẩm có nồng độ quá cao gây mòn men và ê buốt răng. Ngược lại, nếu chọn sản phẩm có nồng độ quá thấp, tình trạng chân răng bị đen gần như không được cải thiện.
6. Thay đổi các thói quen xấu
Ngoài những cách trị chân răng bị đen ở trên, bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu khiến răng ố vàng, xỉn màu và chuyển sang màu đen. Nếu không thay đổi những thói quen này, tình trạng răng bị đen có thể nghiêm trọng dần theo thời gian.
Để cải thiện tình trạng chân răng bị đen, bạn nên thay đổi những thói quen sau đây:
Nên cai thuốc lá trong thời gian sớm nhất. Nicotine trong khói thuốc có thể gây sẫm màu men răng và cao răng khiến cho răng bị đen, ố vàng. Ngoài ra, hút thuốc lá gây ra chứng khô miệng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi loét hoại tử cấp tính, ung thư nướu răng,…
Hạn chế dùng thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit, có màu đậm như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, trà,… Nếu sử dụng, nên dùng ống hút để hạn chế thức uống tiếp xúc với men răng gây ố vàng răng.
Trong một số trường hợp, chân răng có thể bị đen do tác dụng phụ của thuốc. Nếu do nguyên nhân này, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi loại thuốc khác.
Nếu kết hợp các cách trị chân răng bị đen tại nhà và thay đổi thói quen xấu, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng những thói quen này lâu dài để tránh tình trạng tái phát.
Chân răng bị đen – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số nguyên nhân khiến chân răng bị đen đều do các thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng thức uống và đồ ăn có màu đậm. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng, mòn cổ chân răng,… Khác với những nguyên nhân thông thường, các bệnh nha khoa có thể tiến triển nặng theo thời gian dẫn đến một loạt những biến chứng nặng nề như viêm tủy răng, hoại tử tủy, áp xe chóp răng.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng sau:
Chân răng bị đen gây đau nhức và ê buốt
Khoang miệng có mùi hôi và vị khó chịu
Răng lung lay, đau nhức
Khó khăn khi ăn uống
Tình trạng chân răng bị đen lây lan sang các răng khác
Trên đây là một số cách trị chân răng bị đen tại nhà dễ thực hiện và tương đối hiệu quả với những trường hợp nhẹ. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn nên đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ sẽ khám tổng quát để xác định nguyên nhân và tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.
Chân răng bị đen do đâu?
Chân răng bị đen có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do cao răng tích tụ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm, đỏ nâu hoặc đen. Ngoài ra, chân răng bị đen có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nha khoa khác.
Để có biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến chân răng bị đen. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Vệ sinh răng miệng kém
Không lấy cao răng thường xuyên
Hút thuốc lá lâu năm
Thường xuyên uống trà, cà phê, dùng thức ăn hoặc đồ uống đậm màu
Biểu hiện của bệnh sâu răng, mòn cổ chân răng
Răng sứ kim loại bị oxy hóa khiến chân răng và viền nướu chuyển sang màu đen
Với từng nguyên nhân, bạn cần áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Trong đó, chân răng bị đen do sâu răng là tình trạng cần được điều trị sớm. Bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể tiến triển gây ra các biến chứng nặng nề như viêm tủy răng, hoại tử tủy,…
6 Cách trị chân răng bị đen tại nhà hiệu quả nhất
Chân răng bị đen ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và đôi khi đi kèm với tình trạng ê buốt, đau nhức,… Vì vậy, bạn nên cải thiện tình trạng này sớm để thoải mái hơn khi sinh hoạt và ăn uống. Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách trị chân răng bị đen tại nhà sau đây:
1. Đánh răng đúng cách và thường xuyên
Nguyên nhân chính khiến cho chân răng bị đen là do cao răng tích tụ. Cao răng tích tụ ngày qua ngày sẽ đổi sang màu sẫm hơn ban đầu. Khi đánh răng, nướu răng dễ bị chảy máu và sắc tố trong máu khiến cho cao răng chuyển sang màu đỏ, nâu và đen. Vì vậy, cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng chân răng bị đen là đánh răng thường xuyên và đúng cách.
Đánh răng đúng cách giúp làm sạch thức ăn thừa, mảng bám và ngăn sự tích tụ của cao răng. Khi đánh răng, nên chải răng theo chiều dọc để kẽ răng được làm sạch kỹ, không nên đánh răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
Mỗi ngày nên chải răng từ 2 – 3 lần, mỗi lần đánh răng kéo dài khoảng 3 phút. Duy trì thói quen này thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cao răng và mảng bám. Tuy nhiên, đánh răng không thể làm sạch cao răng mà chỉ có thể loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Chính vì vậy, bạn nên đến phòng khám cạo vôi răng để cải thiện hoàn toàn tình trạng chân răng bị đen.
Xem thêm: bọc răng sứ katana có tốt không
2. Sử dụng baking soda loại bỏ đốm đen ở chân răng
Baking soda là nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm trắng răng và cải thiện tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, chân răng bị đen. Đặc điểm của baking soda là dễ tan trong nước và có tính tẩy tương đối mạnh. Hiện nay, baking soda đã được thêm vào công thức của nhiều loại kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch và tẩy trắng răng.
Nếu đang tìm cách trị chân răng bị đen đơn giản tại nhà, bạn có thể sử dụng baking soda (muối nở). Cách này tương đối dễ thực hiện và mang lại hiệu quả khá rõ rệt nếu thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần trong vài tuần liên tục.
3. Bổ sung fluor cải thiện chân răng bị đen do sâu răng
Fluor là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Fluor giúp các khoáng chất trong men răng trở nên cứng chắc hơn và ít bị hòa tan bởi axit trong khoang miệng. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn giúp bù lấp những lỗ sâu li ti và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
Trong trường hợp chân răng bị đen do sâu răng, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa fluor để cải thiện men răng. Ngoài ra, fluor còn giúp ngăn chặn sâu răng phát triển và hỗ trợ phục hồi các mô cứng bị hòa tan. Đối với trường hợp sâu men nhẹ, fluor có thể cải thiện hoàn toàn các lỗ sâu. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã tiến triển, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được trám răng.
4. Dùng kem đánh răng trắng răng
Kem đánh răng trắng răng thường được bổ sung các thành phần làm trắng bên cạnh các hoạt chất làm sạch răng. Các sản phẩm này có thể cải thiện tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, chân răng bị đen do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hàm lượng chất tẩy trắng trong kem đánh răng tương đối thấp, do đó bạn nên kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu chân răng bị đen do sâu răng, bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng trắng răng có bổ sung fluor để củng cố độ chắc khỏe của men răng. Sử dụng sản phẩm đều đặn còn giúp phòng ngừa răng xỉn màu, ố vàng do ảnh hưởng của tuổi tác hoặc do thói quen dùng thức ăn, đồ uống đậm màu,…
5. Sử dụng kem tẩy trắng răng tại nhà
Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể sử dụng các loại kem tẩy trắng răng để khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, chân răng bị đen,… Các loại kem tẩy trắng thường có chứa hoạt chất Carbamide Peroxide có khả năng đánh bật mảng màu bám trên răng.
Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp, tránh sử dụng sản phẩm có nồng độ quá cao gây mòn men và ê buốt răng. Ngược lại, nếu chọn sản phẩm có nồng độ quá thấp, tình trạng chân răng bị đen gần như không được cải thiện.
6. Thay đổi các thói quen xấu
Ngoài những cách trị chân răng bị đen ở trên, bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu khiến răng ố vàng, xỉn màu và chuyển sang màu đen. Nếu không thay đổi những thói quen này, tình trạng răng bị đen có thể nghiêm trọng dần theo thời gian.
Để cải thiện tình trạng chân răng bị đen, bạn nên thay đổi những thói quen sau đây:
Nên cai thuốc lá trong thời gian sớm nhất. Nicotine trong khói thuốc có thể gây sẫm màu men răng và cao răng khiến cho răng bị đen, ố vàng. Ngoài ra, hút thuốc lá gây ra chứng khô miệng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi loét hoại tử cấp tính, ung thư nướu răng,…
Hạn chế dùng thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit, có màu đậm như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, trà,… Nếu sử dụng, nên dùng ống hút để hạn chế thức uống tiếp xúc với men răng gây ố vàng răng.
Trong một số trường hợp, chân răng có thể bị đen do tác dụng phụ của thuốc. Nếu do nguyên nhân này, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi loại thuốc khác.
Nếu kết hợp các cách trị chân răng bị đen tại nhà và thay đổi thói quen xấu, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng những thói quen này lâu dài để tránh tình trạng tái phát.
Chân răng bị đen – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số nguyên nhân khiến chân răng bị đen đều do các thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng thức uống và đồ ăn có màu đậm. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng, mòn cổ chân răng,… Khác với những nguyên nhân thông thường, các bệnh nha khoa có thể tiến triển nặng theo thời gian dẫn đến một loạt những biến chứng nặng nề như viêm tủy răng, hoại tử tủy, áp xe chóp răng.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng sau:
Chân răng bị đen gây đau nhức và ê buốt
Khoang miệng có mùi hôi và vị khó chịu
Răng lung lay, đau nhức
Khó khăn khi ăn uống
Tình trạng chân răng bị đen lây lan sang các răng khác
Trên đây là một số cách trị chân răng bị đen tại nhà dễ thực hiện và tương đối hiệu quả với những trường hợp nhẹ. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn nên đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ sẽ khám tổng quát để xác định nguyên nhân và tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.