• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Thuốc diệt tủy răng là gì? Loại nào phổ biến hiện nay?

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Thuốc diệt tủy răng là các loại thuốc có tác dụng làm chết tủy sau khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ. Đây là phương pháp chữa tủy răng truyền thống và hiện nay ít được áp dụng do tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng không mong muốn.

Thuốc diệt tủy răng là gì? Khi nào sử dụng?
Thuốc diệt tủy răng là các loại thuốc có tác dụng làm chết tủy từ 24 – 48 giờ đồng hồ. Thành phần chính của thuốc là thạch tín (asen). Dựa vào thành phần, thuốc diệt tủy răng được chia thành 2 loại là thuốc có chứa Arsenic (asen) và thuốc không chứa Arsenic.

Trước đây, thuốc diệt tủy răng được sử dụng trước khi lấy tủy để giảm cảm giác đau nhức. Tuy nhiên do thành phần là chất độc thạch tín nên hiện nay, phương pháp này ít được sử dụng. Hiện nay, giải pháp được ưu tiên là kỹ thuật nội nha – kỹ thuật gây tê, sau đó dùng trâm máy hoặc trâm tay để làm sạch khoang tủy và trám bít lại bằng vật liệu nhân tạo.
Dù được đánh giá có nhiều rủi ro hơn so với chữa tủy bằng kỹ thuật nội nha nhưng sử dụng thuốc diệt tủy răng cũng có thể được cân nhắc trong một số trường hợp sau:

Dị ứng cả thuốc gây mê và gây tê
Trường hợp chống chỉ định tương đối với kỹ thuật nội nha như mắc các bệnh về máu, tim mạch,… có thể được chỉ định đặt thuốc diệt tủy răng để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau nhức. Vào thời điểm thích hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ phần tủy và trám bít lại khoang tủy để ngăn sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn.
Tuy nhiên, thuốc diệt tủy răng chống chỉ định với những trường hợp sau đây:

Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
Tủy đã hoại tử hoàn toàn
Trong trường hợp viêm tủy răng có khả năng hồi phục, sử dụng thuốc diệt tủy răng và điều trị nội nha thường không được chỉ định.
Trường hợp răng hư hại nặng có chỉ định nhổ cũng không được sử dụng thuốc diệt tủy răng
Thạch tín – thành phần chính trong các loại thuốc diệt tủy răng là hợp chất rất độc, có thể gây ung thư và nhiễm độc cơ thể. Vì vậy hiện nay, thuốc diệt tủy ít khi được sử dụng và chỉ được xem xét dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic có tốt không

Các loại thuốc diệt tủy răng phổ biến hiện nay
Như đã đề cập ở trên, thuốc diệt tủy răng được chia thành 2 loại tùy theo thành phần.

1. Thuốc diệt tủy răng chứa Arsenic (asen)
Asen (thạch tín) có khả năng phá hủy hoàn toàn tủy răng chỉ sau 24 – 48 giờ đồng hồ. Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng một số nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc chứa thạch tín có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, hiện nay các loại thuốc diệt tủy răng chứa asen hầu như không được sử dụng.

2. Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic
Hiện nay, các loại thuốc diệt tủy răng không chứa asen được ưa chuộng do có độ an toàn cao hơn. Các loại thuốc này thường chứa Parachlorophenol, Camphor, Ephedrin,… Tương tự như asen, các loại thuốc này có khả năng sát trùng và giảm viêm nhanh chóng. Thuốc được cân nhắc sử dụng với trường hợp dị thuốc gây mê và gây tê.

Một số thắc mắc về thuốc diệt tủy răng
Thuốc diệt tủy răng được sử dụng trong điều trị viêm tủy răng ở giai đoạn cấp tính, mãn tính nhưng chân răng chưa bị hư hại nhiều. Xoay quanh phương pháp này có khá nhiều thắc mắc. Trước khi quyết định thực hiện, bạn đọc nên tham khảo một số thông tin giải đáp sau:

1. Thuốc diệt tủy răng có độc không?
Thuốc diệt tủy răng có độc không là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Được biết, đa phần các loại thuốc diệt tủy răng đều chứa thạch tín (asen) – đây là một chất cực độc có thể gây nhiễm độc và tăng nguy cơ ung thư. Hiện nay, các loại thuốc chứa asen ít được sử dụng do nguy cơ cao hơn so lợi ích mang lại.

Để giảm thiểu rủi ro, các loại thuốc diệt tủy răng thường được sản xuất với thành phần chính là hoạt chất tiêu viêm và sát trùng. Nếu có ý định sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc an toàn, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

2. Đặt thuốc diệt tủy răng có bị đau nhức không?
Sau khi đặt thuốc diệt tủy răng, răng có thể bị đau nhức trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, tủy răng đã bị phá hủy hoàn toàn nên cảm giác ê buốt và đau nhói sẽ biến mất.
3. Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không?
Thuốc diệt tủy răng thường được bào chế ở dạng bột nhão, sau đó được đặt vào lỗ sâu của sâu trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ. Vì vậy, khả năng nuốt phải thuốc là rất thấp. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ cũng có thể trám tạm răng để tránh tình trạng nuốt phải thuốc diệt tủy.

4. Đặt thuốc diệt tủy bao lâu thì có thể hút tủy?
Thuốc diệt tủy thường cho hiệu quả sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên để thuốc tác động sâu vào tủy, nên chờ thêm khoảng vài ngày trước khi hút tủy. Thông thường sau khi đặt thuốc, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám dựa trên liều lượng thuốc sử dụng (phụ thuộc vào mức độ hoại tử tủy răng của từng người). Vì vậy, bạn nên không nên quá lo lắng về vấn đề này.
5. Biến chứng khi sử dụng thuốc diệt tủy răng
Sử dụng thuốc diệt tủy răng gây ra không ít tác dụng phụ. Các biến chứng có thể gặp phải khi áp dụng phương pháp này, bao gồm:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiêu hóa: Thuốc diệt tủy răng chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe. Do đó, thuốc có thể gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn, nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Dị ứng, kích ứng: Các loại thuốc diệt tủy răng chứa thành phần có hoạt tính mạnh nên rất dễ gây dị ứng và kích ứng. Nếu nhận thấy răng ê buốt nhiều, mô lợi sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy, phù nề khoang miệng,… nên thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Thuốc diệt tủy răng là biện pháp làm chết tủy bằng cách sử dụng hóa chất. Đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên hiện nay ít được áp dụng. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
 
Top