• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

So Sánh Răng Sứ Kim Loại Và Răng Toàn Sứ Có Gì Khác Nhau?

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật phục hình răng. Để hiểu rõ điểm khác nhau giữa 2 loại răng sứ này, bạn đọc nên tham khảo thông tin so sánh về các loại răng sứ trong nội dung sau đây. Qua đó lựa chọn được vật liệu phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.

Tìm hiểu về răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật làm răng sứ thẩm mỹ. Trước đây, kỹ thuật bọc răng chủ yếu dùng mão răng kim loại toàn diện. Tuy nhiên vì hiệu quả thẩm mỹ kém, loại mão răng này hiện nay ít được sử dụng. Thay vào đó, răng sứ kim loại và tăng toàn sứ được sử dụng phổ biến hơn nhờ có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật.

Răng sứ kim loại có khung sườn bên trong được làm từ hợp kim Titan, Cr-Co, Ni-Cr, Ni-Co-Titan hoặc kim loại quý (vàng, bạc, palladium,…) và bên ngoài được phủ lớp men sứ có màu sắc tương tự như răng thật. Đây là loại răng sứ đầu tiên được sử dụng và hiện nay vẫn là lựa chọn đáng được cân nhắc khi phục hình bằng răng sứ.

Răng toàn sứ ra đời sau răng sứ kim loại. Như tên gọi, loại răng sứ này được đúc hoàn toàn từ sứ nguyên khối với phần khung sườn và lớp men bên ngoài đều làm từ sứ. Chính vì chất liệu khác nhau nên răng sứ kim loại và răng toàn sứ có đặc điểm, giá thành hoàn toàn khác biệt.
So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Như đã đề cập, răng toàn sứ và răng sứ kim loại là các mão răng được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật làm răng sứ. Để lựa chọn được vật liệu phù hợp, nên so sánh hai loại răng sứ này thông qua những tiêu chí sau:

1. Về cấu tạo
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ có sự khác biệt về cấu tạo. Răng toàn sứ được chế tác hoàn toàn từ sứ, trong khi đó răng sứ kim loại có lớp men bên ngoài là sứ và khung sườn bên trong được làm từ kim loại/ hợp kim.
Xem thêm: nha khoa phạm dương

2. Hiệu quả thẩm mỹ
Cả răng toàn sứ và răng sứ kim loại đều có màu sắc tương tự như răng thật. Chính vì vậy, cả hai vật liệu này đều có thể khôi phục hình dáng và màu sắc của răng thật bị hư hại, nhiễm màu, răng nứt mẻ và gãy. Tuy nhiên nếu xét về tính thẩm mỹ, răng toàn sứ mang lại hiệu quả cao hơn.
Răng sứ kim loại sử dụng kim loại/ hợp kim để làm khung sườn. Khi ánh nắng chiếu vào, răng sẽ xuất hiện ánh đen của kim loại ở bên trong. Trong khi đó, răng toàn sứ được chế tác hoàn toàn từ sứ nguyên chất nên không gặp phải tình trạng này. Hiện nay, các loại răng toàn sứ cũng đã được cải tiến với độ trong suốt gần như răng thật. Do đó, hiệu quả thẩm mỹ của loại răng sứ này cũng được cải thiện đáng kể.

Trong khi đó, răng sứ kim loại chỉ mang lại hiệu quả ở mức tương đối. Sau vài năm sử dụng, phần khung sườn bên trong bị oxy hóa khiến cho viền nướu bị đen và làm đổi màu mão răng sứ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tính thẩm mỹ.

3. Độ bền, tuổi thọ của răng
Độ bền, tuổi thọ của răng sứ là vấn đề rất được quan tâm khi làm răng sứ thẩm mỹ. Được biết, các loại răng sứ được làm từ vật liệu có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên có thể sử dụng lâu dài. Răng sứ kim loại có tuổi thọ từ 5 – 7 năm và răng toàn sứ có tuổi thọ từ 9 – 15 năm tùy theo từng loại cụ thể.

Có thể thấy ngoài hiệu quả thẩm mỹ, độ bền của răng toàn sứ cũng tốt hơn so với răng sứ kim loại. Nếu được chăm sóc tốt và phục hình đúng kỹ thuật, hầu hết các ca làm răng sứ toàn sứ đều có thể sử dụng được khoảng 12 – 15 năm. Trong khi đó, những trường hợp làm răng sứ kim loại phải làm lại mão sứ sau 5 – 7 năm.

4. Khả năng ăn nhai
Khá nhiều người lo ngại chức năng ăn nhai có thể bị ảnh hưởng sau khi làm răng sứ. Tuy nhiên trên thực tế, răng sứ mang lại cảm giác khi ăn nhai gần như răng thật. Trong trường hợp răng nứt, mẻ, gãy, răng bị sâu răng,… bọc răng sứ còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, ê buốt trong quá trình ăn uống.
Nếu so sánh về khả năng ăn nhai, răng sứ kim loại và răng toàn sứ đều mang lại cảm giác thoải mái khi ăn uống. Cả hai vật liệu này đều có khả năng chịu lực tốt nên hầu như không phải kiêng cữ quá nhiều trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho răng, răng sứ kim loại có khả năng ăn nhai kém hơn do cấu tạo được làm từ 2 vật liệu và không có tính đồng nhất như răng toàn sứ.

5. Chi phí
Chi phí là tiêu chí quan trọng để lựa chọn được loại răng sứ phù hợp. Răng sứ kim loại có chi phí thấp hơn so với răng toàn sứ. Loại răng sứ này có giá thành khoảng 1 – 2 triệu đồng. Trong khi đó, răng toàn sứ có chi phí khoảng 4 – 8 triệu đồng tùy theo vật liệu. Vì chi phí khá cao nên mặc dù có nhiều ưu điểm, răng toàn sứ vẫn không phải là lựa chọn tối ưu đối với tất cả các khách hàng.

6. Phạm vi chỉ định
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình, sử dụng mão sứ để bao phủ bên phần thân răng. Kỹ thuật này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như răng bị sâu nặng, răng chết tủy, răng nứt mẻ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng thưa, hô vẩu và lệch lạc nhẹ.

Cả răng sứ kim loại và răng toàn sứ đều có thể khôi phục hình thể, chức năng ăn nhai trong những trường hợp kể trên. Tuy nhiên, trường hợp răng có buồng tủy lớn gần như không thể phục hình bằng mão toàn sứ.

Trong trường hợp này, chỉ có thể phục hình bằng mão sứ kim loại. Khung sườn được làm từ kim loại/ hợp kim sẽ có độ chắc chắn cao nên có thể bao phủ toàn bộ phần thân răng. Nếu sử dụng răng toàn sứ, mão sứ rất dễ bị chênh cộm, thiếu tính ổn định và có thể lung lay, bung tuột sau một thời gian ngắn.
7. Độ an toàn
Các vật liệu được sử dụng để làm răng sứ đều đã được kiểm định về độ an toàn và lành tính. Cả răng sứ kim loại và răng toàn sứ gần như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải tình trạng dị ứng, kích ứng với các hợp kim và kim loại được sử dụng để làm khung sườn. Trong khi đó, sứ nguyên chất gần như không gây ra tình trạng này.

Nếu có cơ địa nhạy cảm và tiền sử dị ứng với các vật liệu nha khoa, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn loại răng sứ phù hợp với nhu cầu. Tránh tự ý lựa chọn loại răng sứ theo sở thích dẫn đến hiện tượng dị ứng và kích ứng.

Nên lựa chọn răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?
Nên lựa chọn răng sứ kim loại hay răng toàn sứ là mối băn khoăn của nhiều bạn đọc. Nếu xét về các yếu tố, răng toàn sứ có nhiều ưu điểm hơn so với răng sứ kim loại. Hơn nữa, hiện nay các loại răng toàn sứ đã được cải tiến về vật liệu và được chế tác dựa trên công nghệ CAD/ CAM nên có độ tương thích cao, sát khít 100% với cùi răng thật.
Tuy nhiên, răng toàn sứ có giá 4 – 8 triệu đồng/ răng, trong khi đó răng sứ kim loại chỉ có giá khoảng 1 – 3 triệu đồng. Nếu có nguồn tài chính eo hẹp, bạn vẫn có thể lựa chọn răng sứ kim loại trong phục hình răng sứ. Dù có một số hạn chế nhưng loại răng sứ này vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt, hiệu quả thẩm mỹ và độ bền ở mức tương đối.

Răng sứ kim loại và răng toàn sứ là hai loại răng sứ được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại và dễ dàng lựa chọn được loại răng sứ phù hợp với nhu cầu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
 
Top