• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Răng Trẻ Bị Ố Vàng: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Răng trẻ bị ố vàng khiến cho bé tự ti và mặc cảm khi giao tiếp. Để giúp trẻ lấy lại hàm răng trắng sáng, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nhận biết răng trẻ bị ố vàng
Răng ố vàng là tình trạng men răng ngả sang màu vàng nhạt hoặc vàng nâu thay vì màu trắng ngà như bình thường. Tình trạng này thường gặp ở người lớn nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Hiện tượng ố vàng có thể xuất hiện ở răng sữa và răng vĩnh viễn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về bản chất, hiện tượng ố vàng răng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tình trạng này khiến cho nhiều trẻ bị tự ti, e ngại không dám giao tiếp. Ngoài ra, răng ố vàng cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề nha khoa. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, răng có thể ố vàng nặng hơn theo thời gian đi kèm với nhiều vấn đề nha khoa khác.

Để khắc phục kịp thời, bố mẹ có thể phát hiện sớm răng trẻ bị ố vàng thông qua các dấu hiệu sau:

Men răng chuyển sang màu vàng nâu, nâu đậm hoặc có các đốm màu trắng đục
Quan sát kỹ thấy cao răng tích tụ nhiều ở kẽ răng và chân răng
Miệng hôi, nướu răng sưng đỏ và dễ chảy máu
Nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng
Có nhiều nguyên nhân gây ố vàng răng. Đối với trẻ em, tình trạng này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây ố vàng răng ở trẻ em. Khi ăn uống, carbohydrate sẽ tạo thành mảng bám dưới tác động của vi khuẩn. Mảng bám sẽ được làm sạch thông qua việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám sẽ tích tụ ngày qua ngày tạo thành cao răng.
Cao răng thực chất là mảng bám đã được khoáng hóa bởi hại khuẩn trong khoang miệng. Cao răng bám chặt vào chân răng, thân răng và kẽ răng nên không thể làm sạch bằng cách đánh răng. Nếu vệ sinh răng miệng kém, lượng cao răng sẽ tích tụ ngày càng nhiều khiến cho răng của trẻ bị ố vàng và xỉn màu.
Xem thêm: bọc răng sứ venus có tốt không

2. Do thói quen ăn uống
Ngoài vệ sinh răng miệng kém, răng trẻ bị ố vàng có thể do thói quen ăn uống. Trẻ nhỏ thường yêu thích các món ăn và đồ uống chứa nhiều đường mà đường là thành phần chính để tạo mảng bám. Thói quen này khiến mảng bám và cao răng tích tụ ngày càng nhiều, từ đó khiến cho men răng ố vàng, xỉn màu và gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa.
3. Thừa fluor
Fluor là khoáng chất cần thiết để củng cố độ cứng chắc của men răng và hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều fluor có thể khiến men răng bị nhiễm màu, ố vàng và xuất hiện các đốm màu trắng đục trên bề mặt.

4. Răng ố vàng bẩm sinh
Trên thực tế, một số trẻ có hiện tượng ố vàng răng ngay khi mọc chiếc răng đầu tiên. Nguyên nhân là do mẹ sử dụng kháng sinh Tetracycline trong thai kỳ. Loại kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng và được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ở nhiều cơ quan khác nhau.
5. Thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng là tình trạng thiếu hụt men răng với biểu hiện đặc trưng là răng ố vàng, bề mặt xuất hiện các đốm lỗ chỗ và răng ê buốt, nhạy cảm khi ăn uống. Bệnh lý này thường xảy ra do di truyền, thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ hoặc suy nhược dinh dưỡng trong thời gian trẻ mọc răng.
6. Một số nguyên nhân khác
Răng trẻ bị ố vàng đôi khi xảy ra do những nguyên nhân sau:

Suy dinh dưỡng
Ảnh hưởng của các bệnh gan, thận
Răng chết tủy
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Sâu răng
Đánh răng quá mạnh khiến men răng mòn và răng ố vàng
Cách khắc phục răng trẻ bị ố vàng an toàn, hiệu quả
Răng bị ố vàng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sự tự tin của bé. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn là biểu hiện của các bệnh về răng miệng. Nếu không được điều trị sớm, sức khỏe răng miệng sẽ suy giảm và kéo theo nhiều hậu quả, biến chứng nặng nề.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ ố vàng của răng, nguyên nhân và độ tuổi của trẻ để xem xét phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng để khắc phục tình trạng răng trẻ bị ố vàng:

1. Làm sạch răng miệng đúng cách
Đa số trẻ gặp phải tình trạng răng ố vàng là do vệ sinh răng miệng kém. Do đó, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách làm sạch răng miệng đúng cách để cải thiện màu sắc của răng và ngăn ngừa các vấn đề nha khoa.

2. Thay đổi thói quen ăn uống
Dùng thức ăn chứa nhiều đường và có màu đậm là nguyên nhân khiến răng ố vàng, xỉn màu. Để cải thiện tình trạng răng ố vàng, mẹ nên hướng dẫn bé thay đổi một số thói quen ăn uống. Thay đổi những thói quen xấu còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các vấn đề nha khoa ở trẻ nhỏ.

3. Lấy cao răng
Cao răng không thể làm sạch bằng cách đánh răng mà bắt buộc phải lấy vôi răng tại phòng khám. Nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn trẻ nhỏ không thể lấy cao răng do răng còn yếu. Tuy nhiên trên thực tế, lấy cao răng có thể thực hiện cho tất cả các đối tượng và không có quy định về độ tuổi.

4. Một số mẹo cải thiện tại nhà
Các loại thuốc tẩy trắng răng thường chứa hoạt chất tẩy mạnh nên không được chỉ định cho trẻ (dù đã thay răng vĩnh viễn). Để cải thiện tình trạng răng ố vàng, mẹ có thể cho trẻ áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà như:
5. Điều trị các vấn đề nha khoa
Răng trẻ bị ố vàng có thể do thiểu sản men răng, sâu răng,… Trong trường hợp này, trẻ cần phải đến phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị. Sau khi can thiệp các phương pháp điều trị, tình trạng răng xỉn màu, ố vàng sẽ được cải thiện.

Các biện pháp phòng ngừa răng trẻ bị ố vàng
Răng ố vàng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và ngoại hình. Bản thân trẻ nhỏ chưa có ý thức về bảo vệ sức khỏe răng miệng nên gia đình cần phải quan tâm và hướng dẫn trẻ những kỹ năng cần thiết.
Các biện pháp phòng ngừa răng trẻ bị ố vàng:

Bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ có thể làm sạch răng bằng cách dùng khăn sữa ẩm lau sạch. Khi trẻ đủ 3 tuổi, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách 2 lần/ ngày để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám.
Kiểm soát chế độ ăn uống của bé, không cho trẻ sử dụng thức ăn chứa quá nhiều đường, phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản.
Khuyên trẻ thay đổi những thói quen xấu như nghiến răng, dùng răng cắn, xé những vật cứng.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và không tùy tiện dùng thuốc để tránh trẻ bị đổi màu răng bẩm sinh.
Cho trẻ khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng. Đặc biệt khi trẻ mọc răng sữa và thay răng, gia đình nên cho trẻ đến nha khoa khoảng 3 – 4 tháng/ lần.
Răng trẻ bị ố vàng là tình trạng khá phổ biến. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, gia đình có thể hiểu rõ nguyên nhân và can thiệp các biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả.
 
Top