• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Răng hàm bị sâu vào tủy: Nguyên nhân và cách xử lý

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Răng hàm bị sâu vào tủy là giai đoạn nặng của bệnh sâu răng. Trong giai đoạn nặng, răng thường bị đau nhức nhiều, ê buốt khi ăn uống và thậm chí cơn đau có thể tự phát vào ban đêm. Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, tình trạng này còn có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
Răng hàm bị sâu vào tủy – Dấu hiệu nhận biết
Răng hàm gồm có răng ở vị trí số 6, 7 và 8 (hay còn được gọi là răng khôn). Răng hàm nằm ở những vị trí cuối cung hàm, chịu trách nhiệm chính trong hoạt động nhai và nghiền nát thức ăn.
Khác với răng cửa và răng tiền hàm, răng hàm có mặt nhai rộng, nhiều kẽ và rãnh nên dễ tích tụ thức ăn thừa. Đây cũng là lý do vì sao răng hàm dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn so với răng ở những vị trí khác. Trong đó, sâu răng hàm là vấn đề thường gặp nhất.
Sâu răng là tình trạng răng bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus mutans. Vi khuẩn này thường trú bên trong khoang miệng nhưng chỉ tồn tại với số lượng hạn chế. Tuy nhiên khi thức ăn bám dính nhiều tạo thành mảng bám và vôi răng, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và sản sinh axit liên tục. Axit do Streptococcus mutans sản xuất gây hòa tan các mô cứng ở men răng và ngà răng dẫn đến bệnh sâu răng.
Nếu không điều trị sớm, sâu răng hàm có thể đi vào tủy răng. Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong và được bao bọc bởi men răng, ngà răng. Khi sâu răng không được kiểm soát, vi khuẩn Streptococcus mutans sẽ phá hủy men răng, ngà răng và gây viêm nhiễm khoang tủy. Răng hàm bị sâu vào tủy không chỉ gây đau nhức, khó chịu khi ăn uống mà còn làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Các dấu hiệu nhận biết răng hàm bị sâu vào tủy:
Quan sát bề mặt răng hàm nhận thấy các lỗ sâu lớn, bờ lởm chởm, có màu nâu và đen
Bên trong lỗ sâu có phần ngà mềm màu vàng nhạt
Răng hàm bị sâu vào tủy thường gây đau nhức răng, cơn đau nhói lên trong khoảng vài giây khi ăn uống – đặc biệt là khi dùng đồ ăn nóng, lạnh, chua và ngọt
Nếu không điều trị sớm, cơn đau có thể tăng dần về mức độ và kéo dài hơn trong khoảng vài phút đến vài giờ. Ở một số trường hợp, đau do răng hàm bị sâu vào tủy có thể bùng phát vào ban đêm.
Về lâu dài, tủy răng có thể bị viêm mãn tính và thậm chí là hoại tử tủy. Trong các giai đoạn này, răng hầu như không còn đau nhức hay ê buốt do toàn bộ mạch máu, dây thần kinh trong khoang tủy đã bị hư hại hoàn toàn.
Tủy răng bị viêm nhiễm khiến răng không được nuôi dưỡng liên tục, men răng có xu hướng ngả màu, răng giòn và dễ suy yếu
Răng hàm bị sâu vào tủy có triệu chứng rất dễ nhận biết. Các triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn so với giai đoạn sâu men (sâu răng giai đoạn đầu). Nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám sớm để kịp thời điều trị và chăm sóc.
Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu vào tủy
Răng hàm bị sâu vào tủy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là thói quen chủ quan, không điều trị sâu răng từ giai đoạn sớm. Sâu răng là bệnh nha khoa có tiến triển chậm, phát triển từ từ trong thời gian dài. Vì vậy nếu phát hiện sớm, bệnh lý này có thể được kiểm soát hoàn toàn.
Ngược lại, tình trạng chủ quan sẽ khiến vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển, sản sinh nhiều axit gây hòa tan men răng và ngà răng. Hậu quả là hình thành các lỗ sâu lớn khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm khoang tủy. Vì vậy, tâm lý chủ quan, chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị sâu răng chính là nguyên nhân trực tiếp gây viêm tủy răng.
Ngoài ra, nguy cơ sâu răng hàm ăn vào tủy cũng có thể tăng lên nếu có những yếu tố sau:
Người có nền răng yếu bẩm sinh
Thói quen vệ sinh răng miệng kém
Người có hệ miễn dịch suy giảm (tiểu đường, mang thai, nhiễm HIV/ AIDS,…)
Người mắc cùng lúc nhiều vấn đề nha khoa, đặc biệt là sâu răng và viêm nha chu
Chấn thương răng miệng khi đang bị sâu răng
Răng bị sâu có vết trám cũ cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào bên trong khoang tủy
Can thiệp các kỹ thuật nha khoa trong thời gian bị sâu răng nhưng gặp phải nhiều sai sót khi thực hiện như trám răng, bọc răng sứ,…
Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo
Răng hàm bị sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Răng hàm bị sâu vào tủy là giai đoạn nặng của bệnh sâu răng. Lúc này, vi khuẩn không chỉ phá hủy men răng và ngà răng mà còn tấn công gây viêm nhiễm khoang tủy. Tủy răng là cơ quan nuôi dưỡng ngà răng và dẫn truyền cảm giác về não bộ. Vì vậy khi tủy răng bị viêm nhiễm, răng dễ gặp phải nhiều vấn đề và hệ lụy nghiêm trọng.
Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng, răng hàm bị sâu vào tủy còn gây ra không ít phiền toái đối với chất lượng cuộc sống. Tình trạng răng đau nhức, ê buốt có thể làm gián đoạn quá trình ăn uống, sinh hoạt và thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ. Về lâu dài, răng hàm bị sâu vào tủy có thể làm giảm sức khỏe tổng thể do giảm khả năng ăn uống và chất lượng giấc ngủ kém.
Các phương pháp điều trị răng hàm bị sâu vào tủy
Răng hàm bị sâu vào tủy gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể. Để bảo tồn răng, bạn nên can thiệp sớm các phương pháp điều trị sau.
1. Sử dụng thuốc
Răng hàm bị sâu và tủy có thể gây viêm nhiễm tủy răng cấp cùng với nhiễm trùng các tổ chức lân cận. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, mô nướu sưng, phù nề và rỉ dịch, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc từ 5 – 7 ngày để cải thiện trước khi can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị răng hàm bị sâu vào tủy:
Kháng sinh: Kháng sinh là nhóm thuốc chính được sử dụng khi điều trị răng hàm bị sâu vào tủy. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Hầu hết các trường hợp viêm nhiễm răng miệng đều do hại khuẩn thường trú gây ra. Do đó, kháng sinh chỉ được dùng trong 5 – 7 ngày để kiểm soát viêm nhiễm, hoàn toàn không có khả năng tiêu diệt hại khuẩn dứt điểm.
Thuốc chống viêm: Bên cạnh kháng sinh, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm để giảm hiện tượng mô nướu sưng viêm, phù nề và hạn chế tình trạng đau nhức răng. Tùy theo mức độ triệu chứng ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticoid đường uống.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề nha khoa. Hai loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Paracetamol và Aspirin. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc giảm đau răng thông dụng hơn do khá an toàn ở liều điều trị, phù hợp với cả người lớn và trẻ dưới 12 tuổi.
Dung dịch súc miệng sát khuẩn: Ngoài các loại thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm dung dịch súc miệng sát khuẩn chứa Chlorhexidine, Hexetidine, Zinc gluconate, Hydroxy peroxide,… Sử dụng dung dịch sát khuẩn 2 lần/ ngày có thể giảm số lượng hại khuẩn trong khoang miệng và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm răng miệng hiệu quả.
Sử dụng thuốc chỉ là biện pháp kiểm soát viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng do răng hàm bị sâu vào tủy gây ra. Vì vậy sau khi tình trạng viêm nhiễm tủy răng cấp được kiểm soát, bạn cần quay trở lại phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
2. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng là phương pháp phổ biến trong điều trị viêm tủy răng, răng hàm bị sâu vào tủy,… Khác với các cơ quan khác, đa phần những trường hợp nhiễm trùng tủy răng đều không có khả năng hồi phục. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng để bảo tồn răng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Lấy tủy răng được thực hiện bằng cách bộc lộ tủy răng, sau đó dùng trâm máy/ trâm tay để làm sạch toàn bộ phần tủy bị viêm nhiễm. Tủy răng có cấu tạo phức tạp và không đồng nhất ở các răng, cơ địa, độ tuổi,… Do đó, quá trình lấy tủy thường mất khá nhiều thời gian (khoảng 2 – 3 buổi hẹn).
Sau khi tủy răng được làm sạch, bác sĩ sẽ dùng gutta percha để trám bít khoang tủy. Sau đó, có thể phục hình răng bằng mão sứ hoặc hàn trám răng thông thường. Khác với răng khỏe mạnh, răng đã lấy tủy thường bị ngả màu sau một thời gian, chất răng giòn và dễ tổn thương. Vì vậy nếu có điều kiện, bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ cùi răng thật và kéo dài tuổi thọ của răng.
3. Nhổ răng
Những trường hợp chân răng hư hại, tổn thương nặng sẽ được xem xét nhổ bỏ. Nhổ bỏ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng nhai, nghiền nát thức ăn, chức năng thẩm mỹ và hỗ trợ trong quá trình phát âm. Do đó, phương pháp này chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.
Tuy nhiên nếu răng hàm bị sâu vào tủy xảy ra ở răng số 8 (răng khôn), nhổ răng có thể là lựa chọn ưu tiên – nhất là trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và mọc chen chúc. Bởi răng khôn không giữ quá nhiều chức năng quan trọng. Thực tế, những người không mọc răng khôn vẫn có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai nhờ răng số 6 và số 7. Vì vậy, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng số 8 nếu răng gặp phải những vấn đề bất thường.
Phòng ngừa răng hàm bị sâu vào tủy bằng cách nào?
Răng hàm là răng giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong chức năng ăn nhai. Tuy nhiên do hình thái và vị trí khá đặc biệt, răng số 6, 7 và 8 dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn răng ở những vị trí thông thường. Để phòng ngừa răng hàm bị sâu vào tủy, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa đơn giản như:
Chú ý các biểu hiện bất thường ở răng miệng và thăm khám – điều trị trong thời gian sớm nhất. Bởi viêm nhiễm tủy răng thường là biến chứng của bệnh sâu răng và viêm nha chu không được điều trị sớm.
Để phòng ngừa các bệnh nha khoa nói chung và răng hàm bị sâu vào tủy nói riêng, cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Chải răng 2 – 3 lần ngày, súc miệng và dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp làm sạch thức ăn thừa, mảng bám tích tụ. Qua đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp.
 
Top