Quanghieufinance231
Thượng đế
Răng cửa bị đen bên trong xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như ảnh hưởng của bệnh sâu răng, cao răng tích tụ nhiều, thói quen hút thuốc lá, ăn uống không hợp lý…. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, cần áp dụng các phương pháp cải thiện theo từng nguyên nhân cụ thể.
Răng cửa bị đen bên trong – Nguyên nhân do đâu?
Răng cửa (răng số 1) là răng nằm ở chính giữa cung hàm. Mỗi người có 4 răng cửa với 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Vì nằm ở vị trí trung tâm nên các vấn đề xảy ra ở răng cửa ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ. Trong đó, răng cửa bị đen bên trong là tình trạng gặp ở khá nhiều người.
Răng cửa có bề mặt phẳng, hầu như không có rãnh kẽ và mặt nhai nhỏ nên ít bám dính thức ăn hơn so với răng tiền hàm và răng hàm. Tuy nhiên, răng cửa cũng có bị đen bên trong do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1. Do cao răng tích tụ lâu ngày
Thực tế, vệ sinh răng miệng tại nhà không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám. Do đó, một lượng nhỏ mảng bám sẽ tích tụ lâu ngày tạo thành cao răng. Theo thời gian, lượng cao răng ở các kẽ răng, chân răng và mặt trong của răng sẽ tăng dần lên.
Khác với mảng bám, cao răng là mảng bám được vi khuẩn khoáng hóa nên có kết cấu cứng chắc và bám chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch bằng cách chải răng thông thường. Nếu không lấy cao răng định kỳ, cao răng sẽ tích tụ lâu ngày ở mặt trong của răng cửa khiến răng bị đen, nâu vàng. Sở dĩ, cao răng tích tụ chủ yếu ở mặt trong là do vị trí này khó làm sạch và nằm ở vị trí khuất nên thường bị bỏ qua trong quá trình chải răng.
2. Biểu hiện của bệnh sâu răng
Răng cửa bị đen bên trong cũng có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng. Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp xảy ra do vi khuẩn Streptococcus mutans. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng.
Biểu hiện thường gặp nhất của sâu răng là xuất hiện lỗ sâu có màu nâu, đen. Theo thời gian, các lỗ sâu sẽ phát triển với kích thước lớn hơn gây ê buốt và đau nhức nhiều. Mặt trong của răng cửa khó làm sạch nên dễ tích tụ cao răng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây sâu răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Xem thêm: răng sứ cercon ht là gì
3. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến gan, phổi và các cơ quan nội tạng mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Nicotine và độc tố trong khói thuốc có thể gây ra tình trạng ngả màu men răng, răng chuyển sang màu nâu vàng hoặc đen.
Nicotine vốn là chất không màu nhưng có thể chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với oxy trong không khí. Nếu hút thuốc lá lâu năm, hầu hết các răng đều ngả màu rõ rệt. Trong đó, răng cửa là răng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
4. Do dùng thức ăn, đồ uống có màu đậm
Răng cửa bị đen bên trong cũng có thể do thói quen dùng các loại thức ăn và đồ uống có màu đậm như trà đặc, cà phê, nước ngọt có gas, rượu vang, bánh kẹo chứa nhiều phẩm màu,… Các chất màu trong đồ ăn, thức ăn sẽ tích tụ dần trên bề mặt răng khiến răng bị ngả màu vàng nâu và đen theo thời gian.
Tình trạng răng ngả màu ảnh hưởng nhiều đến mặt trong và mặt nhai của răng. Bởi mặt ngoài răng dễ vệ sinh hơn nên đa phần thức ăn, đồ uống đều được làm sạch hoàn toàn thông qua chải răng 2 – 3 lần/ ngày.
5. Răng cửa bị đen bên trong do chết tủy
Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong ngà răng và men răng. Tủy có kết cấu lỏng lẻo với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Cơ quan này có vai trò dẫn truyền cảm giác đến não bộ và nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng. Tuy nhiên, răng có thể bị chết tủy do viêm tủy răng tiến triển hoặc chấn thương mạnh gây chết tủy đột ngột.
Hoại tử tủy (chết tủy) khiến răng mất hoàn toàn cảm giác nên không cảm nhận được cơn đau, cảm giác ê buốt và nhức khi ăn uống. Vì không có tủy nuôi dưỡng nên men răng sẽ ngả màu sau một thời gian. Do đó trong một số trường hợp, răng cửa bị sâu bên trong có thể là dấu hiệu cho thấy tủy răng đã bị hoại tử.
Xử lý răng cửa bị đen bên trong theo từng nguyên nhân
Răng cửa bị đen bên trong là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Qua thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và xem xét các phương pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp xử lý răng cửa bị đen bên trong theo từng nguyên nhân cụ thể:
1. Cạo vôi răng
Nếu răng cửa bị đen xảy ra do cao răng tích tụ nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện nếu chưa lấy vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Sau khi vôi răng được làm sạch, tình trạng răng cửa bị đen bên trong sẽ được cải thiện đáng kể.
Vôi răng là nơi trú ngụ của Streptococcus mutans và nhiều chủng vi khuẩn có hại khác. Do đó, cạo vôi răng định kỳ có thể phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và viêm nha chu. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giữ màu men răng và hạn chế tình trạng răng ố màu.
2. Trám răng
Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh và phục hình một số tổn thương của răng. Trong trường hợp răng cửa bị đen bên trong, trám răng sẽ được thực hiện sau khi được chẩn đoán sâu răng. Sâu răng là bệnh có tiến triển chậm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Vì vậy, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần men răng và ngà răng bị sâu, kế tiếp dùng thuốc sát khuẩn để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại. Sau đó, sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định trám dự phòng ở các kẽ, mặt nhai của răng để phòng ngừa sâu răng. Đối với răng cửa bị đen, bác sĩ thường dùng vật liệu composite để trám – vật liệu có màu sắc tương tự như răng thật nên không ảnh hưởng đến màu men tự nhiên.
3. Tẩy trắng răng
Những trường hợp răng cửa bị đen bên trong do thói quen hút thuốc lá và dùng thức ăn, đồ uống có màu đậm sẽ được chỉ định tẩy trắng răng. Tẩy trắng răng sử dụng các loại thuốc oxy hóa thoa trực tiếp lên răng kết hợp với công nghệ Laser để đánh bật các vết ố màu ở bề mặt răng.
Sau khi tẩy trắng, răng sẽ lấy lại được màu sắc tự nhiên và góp phần tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tẩy trắng răng 1 – 2 lần/ năm. Bởi thực hiện phương pháp này thường xuyên có thể gây mòn men răng, răng ê buốt và nhạy cảm. Ngoài ra, cần hạn chế tự ý tẩy trắng tại nhà bằng các loại thuốc và miếng dán không rõ nguồn gốc.
4. Lấy tủy + Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng chết tủy, lấy tủy và bọc răng sứ sẽ được xem xét thực hiện. Tủy răng bị hoại tử khiến răng mất hoàn toàn cảm giác nên hầu như không bị đau nhức hay ê buốt. Tuy nhiên nếu không làm sạch mô tủy bị viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển gây áp xe răng, viêm tủy triển dưỡng và nhiều biến chứng khác.
Lấy tủy răng bị viêm nhiễm giúp làm sạch khoang tủy và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng triệt để. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng gutta percha để trám bít khoang tủy và hố rãnh trên răng.
Răng bị chết tủy thường có hiện tượng ngả màu men sau một thời gian do không còn được nuôi dưỡng và tái tạo. Để phục hồi hình dáng và màu sắc của răng, bạn nên cân nhắc bọc răng sứ. Ngoài ra, bọc sứ còn giúp bảo vệ cùi răng thật và kéo dài tuổi thọ của răng đáng kể.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng kém là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đen mặt trong của răng cửa. Do đó ngoài các phương pháp điều trị trên, bạn cần phải làm sạch răng miệng đúng cách.
Phòng ngừa răng cửa bị đen bên trong bằng cách nào?
Răng cửa bị đen bên trong có thể tái phát nếu tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Chính vì vậy sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát bằng một số biện pháp sau:
Thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng. Sau các bữa ăn nhẹ, bạn có thể súc miệng với nước sạch, dùng chỉ nha khoa và nhai kẹo cao su không đường để ngăn ngừa hình thành mảng bám.
Lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ ngày.
Fluor đã được chứng minh có hiệu quả ngừa sâu răng. Do đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa khoáng chất này.
Các vấn đề răng miệng có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Vì vậy ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, nên ăn uống hợp lý để cải thiện độ chắc khỏe của răng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
Tránh hút thuốc lá và sử dụng các món ăn, đồ uống chứa nhiều màu. Để hạn chế tình trạng men răng ố vàng, ngả màu nâu đen, bạn nên sử dụng ống hút khi dùng nước ngọt và các loại thức uống có màu khác.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng răng cửa bị đen bên trong. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này. Để được giải đáp cụ thể hơn, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.
Răng cửa bị đen bên trong – Nguyên nhân do đâu?
Răng cửa (răng số 1) là răng nằm ở chính giữa cung hàm. Mỗi người có 4 răng cửa với 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Vì nằm ở vị trí trung tâm nên các vấn đề xảy ra ở răng cửa ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ. Trong đó, răng cửa bị đen bên trong là tình trạng gặp ở khá nhiều người.
Răng cửa có bề mặt phẳng, hầu như không có rãnh kẽ và mặt nhai nhỏ nên ít bám dính thức ăn hơn so với răng tiền hàm và răng hàm. Tuy nhiên, răng cửa cũng có bị đen bên trong do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1. Do cao răng tích tụ lâu ngày
Thực tế, vệ sinh răng miệng tại nhà không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám. Do đó, một lượng nhỏ mảng bám sẽ tích tụ lâu ngày tạo thành cao răng. Theo thời gian, lượng cao răng ở các kẽ răng, chân răng và mặt trong của răng sẽ tăng dần lên.
Khác với mảng bám, cao răng là mảng bám được vi khuẩn khoáng hóa nên có kết cấu cứng chắc và bám chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch bằng cách chải răng thông thường. Nếu không lấy cao răng định kỳ, cao răng sẽ tích tụ lâu ngày ở mặt trong của răng cửa khiến răng bị đen, nâu vàng. Sở dĩ, cao răng tích tụ chủ yếu ở mặt trong là do vị trí này khó làm sạch và nằm ở vị trí khuất nên thường bị bỏ qua trong quá trình chải răng.
2. Biểu hiện của bệnh sâu răng
Răng cửa bị đen bên trong cũng có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng. Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp xảy ra do vi khuẩn Streptococcus mutans. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng.
Biểu hiện thường gặp nhất của sâu răng là xuất hiện lỗ sâu có màu nâu, đen. Theo thời gian, các lỗ sâu sẽ phát triển với kích thước lớn hơn gây ê buốt và đau nhức nhiều. Mặt trong của răng cửa khó làm sạch nên dễ tích tụ cao răng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây sâu răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Xem thêm: răng sứ cercon ht là gì
3. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến gan, phổi và các cơ quan nội tạng mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Nicotine và độc tố trong khói thuốc có thể gây ra tình trạng ngả màu men răng, răng chuyển sang màu nâu vàng hoặc đen.
Nicotine vốn là chất không màu nhưng có thể chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với oxy trong không khí. Nếu hút thuốc lá lâu năm, hầu hết các răng đều ngả màu rõ rệt. Trong đó, răng cửa là răng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
4. Do dùng thức ăn, đồ uống có màu đậm
Răng cửa bị đen bên trong cũng có thể do thói quen dùng các loại thức ăn và đồ uống có màu đậm như trà đặc, cà phê, nước ngọt có gas, rượu vang, bánh kẹo chứa nhiều phẩm màu,… Các chất màu trong đồ ăn, thức ăn sẽ tích tụ dần trên bề mặt răng khiến răng bị ngả màu vàng nâu và đen theo thời gian.
Tình trạng răng ngả màu ảnh hưởng nhiều đến mặt trong và mặt nhai của răng. Bởi mặt ngoài răng dễ vệ sinh hơn nên đa phần thức ăn, đồ uống đều được làm sạch hoàn toàn thông qua chải răng 2 – 3 lần/ ngày.
5. Răng cửa bị đen bên trong do chết tủy
Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong ngà răng và men răng. Tủy có kết cấu lỏng lẻo với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Cơ quan này có vai trò dẫn truyền cảm giác đến não bộ và nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng. Tuy nhiên, răng có thể bị chết tủy do viêm tủy răng tiến triển hoặc chấn thương mạnh gây chết tủy đột ngột.
Hoại tử tủy (chết tủy) khiến răng mất hoàn toàn cảm giác nên không cảm nhận được cơn đau, cảm giác ê buốt và nhức khi ăn uống. Vì không có tủy nuôi dưỡng nên men răng sẽ ngả màu sau một thời gian. Do đó trong một số trường hợp, răng cửa bị sâu bên trong có thể là dấu hiệu cho thấy tủy răng đã bị hoại tử.
Xử lý răng cửa bị đen bên trong theo từng nguyên nhân
Răng cửa bị đen bên trong là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Qua thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và xem xét các phương pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp xử lý răng cửa bị đen bên trong theo từng nguyên nhân cụ thể:
1. Cạo vôi răng
Nếu răng cửa bị đen xảy ra do cao răng tích tụ nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện nếu chưa lấy vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Sau khi vôi răng được làm sạch, tình trạng răng cửa bị đen bên trong sẽ được cải thiện đáng kể.
Vôi răng là nơi trú ngụ của Streptococcus mutans và nhiều chủng vi khuẩn có hại khác. Do đó, cạo vôi răng định kỳ có thể phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và viêm nha chu. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giữ màu men răng và hạn chế tình trạng răng ố màu.
2. Trám răng
Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh và phục hình một số tổn thương của răng. Trong trường hợp răng cửa bị đen bên trong, trám răng sẽ được thực hiện sau khi được chẩn đoán sâu răng. Sâu răng là bệnh có tiến triển chậm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Vì vậy, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần men răng và ngà răng bị sâu, kế tiếp dùng thuốc sát khuẩn để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại. Sau đó, sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định trám dự phòng ở các kẽ, mặt nhai của răng để phòng ngừa sâu răng. Đối với răng cửa bị đen, bác sĩ thường dùng vật liệu composite để trám – vật liệu có màu sắc tương tự như răng thật nên không ảnh hưởng đến màu men tự nhiên.
3. Tẩy trắng răng
Những trường hợp răng cửa bị đen bên trong do thói quen hút thuốc lá và dùng thức ăn, đồ uống có màu đậm sẽ được chỉ định tẩy trắng răng. Tẩy trắng răng sử dụng các loại thuốc oxy hóa thoa trực tiếp lên răng kết hợp với công nghệ Laser để đánh bật các vết ố màu ở bề mặt răng.
Sau khi tẩy trắng, răng sẽ lấy lại được màu sắc tự nhiên và góp phần tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tẩy trắng răng 1 – 2 lần/ năm. Bởi thực hiện phương pháp này thường xuyên có thể gây mòn men răng, răng ê buốt và nhạy cảm. Ngoài ra, cần hạn chế tự ý tẩy trắng tại nhà bằng các loại thuốc và miếng dán không rõ nguồn gốc.
4. Lấy tủy + Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng chết tủy, lấy tủy và bọc răng sứ sẽ được xem xét thực hiện. Tủy răng bị hoại tử khiến răng mất hoàn toàn cảm giác nên hầu như không bị đau nhức hay ê buốt. Tuy nhiên nếu không làm sạch mô tủy bị viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển gây áp xe răng, viêm tủy triển dưỡng và nhiều biến chứng khác.
Lấy tủy răng bị viêm nhiễm giúp làm sạch khoang tủy và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng triệt để. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng gutta percha để trám bít khoang tủy và hố rãnh trên răng.
Răng bị chết tủy thường có hiện tượng ngả màu men sau một thời gian do không còn được nuôi dưỡng và tái tạo. Để phục hồi hình dáng và màu sắc của răng, bạn nên cân nhắc bọc răng sứ. Ngoài ra, bọc sứ còn giúp bảo vệ cùi răng thật và kéo dài tuổi thọ của răng đáng kể.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng kém là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đen mặt trong của răng cửa. Do đó ngoài các phương pháp điều trị trên, bạn cần phải làm sạch răng miệng đúng cách.
Phòng ngừa răng cửa bị đen bên trong bằng cách nào?
Răng cửa bị đen bên trong có thể tái phát nếu tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Chính vì vậy sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát bằng một số biện pháp sau:
Thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng. Sau các bữa ăn nhẹ, bạn có thể súc miệng với nước sạch, dùng chỉ nha khoa và nhai kẹo cao su không đường để ngăn ngừa hình thành mảng bám.
Lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ ngày.
Fluor đã được chứng minh có hiệu quả ngừa sâu răng. Do đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa khoáng chất này.
Các vấn đề răng miệng có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Vì vậy ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, nên ăn uống hợp lý để cải thiện độ chắc khỏe của răng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
Tránh hút thuốc lá và sử dụng các món ăn, đồ uống chứa nhiều màu. Để hạn chế tình trạng men răng ố vàng, ngả màu nâu đen, bạn nên sử dụng ống hút khi dùng nước ngọt và các loại thức uống có màu khác.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng răng cửa bị đen bên trong. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này. Để được giải đáp cụ thể hơn, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.