Redsunland.vn - Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu sử dụng nhà xưởng và kinh doanh sản xuất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các loại nhà xưởng đều có chung một quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất giúp doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng nhanh chóng và đúng chuẩn.
1. Quy trình thiết kế nhà xưởng tiêu chuẩn
Xây dựng nhà xưởng công nghiệp là một quy trình gồm nhiều bước đi kèm với nhiều chi phí, nhân lực và nguyên vật liệu để hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Vì vậy trước khi thi công nhà xưởng cần lên ý tưởng, thiết kế hoàn chỉnh và lập bản kế hoạch hợp lý.
1.1. Ý tưởng xây dựng nhà xưởng
Bước đầu tiên mà nhà đầu tư cần làm đó là lên ý tưởng cho dự án xây dựng nhà xưởng. Từ những ý tưởng ban đầu, liên quan đến ngành nghề kinh doanh sản xuất hay mục đích phát triển của doanh nghiệp mà đưa ra ý tưởng loại hình nhà xưởng phù hợp.
[caption id="attachment_10793" align="aligncenter" width="1020"] Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Top 6 loại nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay [/caption]
Từ ý tưởng trên mà doanh nghiệp sẽ tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất, đảm bảo các tiêu chí cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở giai đoạn này việc khảo sát thị trường, mặt bằng, định giá đất khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng rất quan trọng. Với nền tảng kiến thức sâu rộng và rất am hiểu thị trường, nhà đầu tư bất động sản công nghiệp có thể đánh giá khách quan cơ hội đầu tư ở giai đoạn này cũng như đưa ra quyết định chọn địa điểm phù hợp nhất.
1.2. Thiết kế nhà xưởng cơ sở
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ sở được thực hiện sau khi nhà đầu tư đã khảo sát và lựa chọn được vị trí địa lý phù hợp. Các kiến trúc sư và kỹ sư cần đưa ra được các phương án xây dựng và cụ thể hóa các ý tưởng bằng bản vẽ quy hoạch toàn bộ mặt bằng theo vị trí đã lựa chọn. Bản vẽ sơ bộ cần thể hiện mặt bằng từng hạng mục và phối cảnh 3D của nhà xưởng.
Tuỳ vào lĩnh vực sản xuất, dây truyền công nghệ và quy mô của từng doanh nghiệp mà việc thiết kế nhà xưởng cũng khác nhau. Bản vẽ cần thể hiện rõ các hạng mục cần xây dựng trong dự án, mật độ, chỉ giới xây dựng, hệ thống đường nội bộ, mật độ cây xanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy và hệ thống thoát hiểm…
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ sở sẽ được trình ra, với các yếu tố gồm:
1.3. Thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ cơ sở là tiền đề và căn cứ cho nhà đầu tư và đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng bàn bạc để đi đến thống nhất cuối cùng về phương án xây dựng. Bản vẽ thiết kế chi tiết được hoàn thiện từ bản vẽ cơ sở bởi đội ngũ kỹ sư, kiến trúc chuyên nghiệp.
Bản vẽ thi công được chi tiết và hiện thực hóa hơn, dựa trên các tài liệu khảo sát, dự toán. Bản thiết kế này không chỉ thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, chi tiết cấu tạo, vật liệu sử dụng… phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước mà còn đảm bảo tính khả thi tối đa khi triển khai.
Đây sẽ là bản vẽ thiết kế nhà xưởng cuối cùng được áp dụng để thi công công trình. Vì vậy, phải đảm bảo chuẩn xác đến từng chi tiết nhỏ.
2. Quy trình xây dựng đúng tiêu chuẩn
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng chi tiết, đơn vị thi công sẽ bắt đầu các bước xây dựng nhà xưởng.
2.1. Tiếp nhận, bảo quản vật tư thi công
Để tiến độ thi công hoàn thành đúng thời hạn và việc thi công nhà xưởng không gặp phải rủi ro thì ngay từ những khâu chuẩn bị đầu tiên cần phải thật kỹ lưỡng và cẩn thận. Đơn vị thi công tiếp nhận các loại vật tư đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu dự toán xây dựng.
Các vật tư cần chuẩn bị như: số lượng thép, tôn, gạch, xi măng… Vì lượng vật liệu, vật tư sử dụng cho xây dựng nhà xưởng là rất lớn nên rất có thể xảy ra trường hợp số lượng bàn giao không chính xác, chủng loại vật tư không đồng điệu… nhất là các loại bulông, ốc vít nhỏ.
2.2. Thi công nền móng
Phần nền móng sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ kết cấu của nhà xưởng nên đây là bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công. Cụ thể thi công nền móng sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Khung thép được coi là xương sống của nhà xưởng. Những bộ phận kết cấu thép được gia công ngay tại nhà máy, chỉ khi nào được vận chuyển tới công trường xây dựng mới được ghép lại với nhau tạo thành khung thép.
Sau khi lắp ghép những bộ phận kết cấu thành khung thì tiếp theo sẽ lắp dựng khung thép bao gồm 2 phần chính:
2.4. Thi công vỏ bao che nhà xưởng
Phần vỏ bao che nhà xưởng có thể được làm bằng tường gạch, mái tôn hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau. Bước đầu trong việc thi công vỏ bao che là xây tường, sau đó đến thi công phần mái hoặc đối với một số loại nhà xưởng đặc biệt sẽ thi công mái trước sau đó đến xây dựng tường.
Đơn vị thi công phải lấy dấu cho từng tấm tôn, đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Nếu không đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh rất vất vả, mất đi tính thẩm mỹ, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Xây dựng tường ngoài và vách trong nhà xưởng phải tính toán đến các phương án đảm bảo an toàn: chống cháy, chống gió, bụi… một cách tốt nhất. Vách ngăn có thể được làm từ vật liệu chống cháy, cách nhiệt như tấm Samrtboard, tấm thạch cao Gywall…
Ngoài ra, sẽ tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió… Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra lại một lần các bulông đã bắt, các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa… để tránh trường hợp bị dột, hắt nước sau này khi trời mưa.
2.5. Thi công hạ tầng nhà xưởng
Với nhà xưởng, việc các loại xe tải có tải trọng lớn ra vào là điều thường xuyên nên kết cấu hạ tầng phải đạt đúng yêu cầu về chất lượng và phải lắp đặt đường ống thoát nước, cắt ron chống nứt và bảo dưỡng bê tông nền đường.
Bên cạnh đó, sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh nhà xưởng bao gồm: hệ thống mương thoát nước, đường vào, sân, kho, bãi…
2.6. Thi công hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật gồm:
2.7. Hoàn thiện nhà xưởng
Công đoạn hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị, máy móc, hạng mục cuối cùng. Đội ngũ kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra lại một lần nữa các mối nối, bulông, ốc vít trong nhà xưởng. Khi mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công sẽ đưa các thiết bị, dây chuyền sản xuất vào đúng vị trí như bản thiết kế và tiến hành:
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà xưởng, đội ngũ thi công sẽ vệ sinh lại toàn bộ khu nhà xưởng lần cuối trước khi đưa vào vận hành và sử dụng. Sau khi đảm bảo mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, không có bất kể lỗi kỹ thuật nào, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại công trình cho nhà đầu tư.
3. Lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng
Các doanh nghiệp khi xây dựng nhà xưởng cần chú ý những vấn đề sau để xây dựng nhà xưởng bền vững, tối đa hóa được công năng sử dụng cũng như tiết kiệm được chi phí thi công xây dựng.
3.1. Lập bảng kế hoạch dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng chi tiết
Muốn xây dựng nhà xưởng để vận hàng cần lên kế hoạch và lập dự toán chi phí phù hợp. Ngoài chi phí nguyên vật liệu thì đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng và chi phí thiết kế nhà xưởng đều là những khoản đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
3.2. Tối ưu hóa quy mô và diện tích
Nhà đầu tư và đơn vị thi công thiết kế xưởng cần bàn bạc trao đổi kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng, quy mô nhà xưởng để đưa ra bản vẽ hoàn thiện tối ưu về công năng, tối ưu được diện tích và hoạt động vận hành hiệu quả.
Hiện nay, mô hình kho xưởng cao tầng là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mẫu nhà xưởng này giúp giải quyết bài toán về chi phí, cùng với thời gian thi công được rút ngắn.
3.3. Xin giấy cấp phép xây dựng nhà xưởng
Sau khi lên được dự toán và hoàn chỉnh kế hoạch thi công xây nhà xưởng, bước tiếp theo cần thực hiện là các thủ tục xin giấy phép xây dựng. Với mọi công trình dù quy mô nhỏ hay lớn được xây dựng với mục đích kinh doanh đều phải xin giấy phép trước khi tiến hành khởi công.
Giấy phép bao gồm các loại:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ
Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND tỉnh/ thành phố mà có trụ sở xây dựng công trình
Bước 3: Hồ sơ sẽ được xem xét và kiểm tra sau đó trình lên UBND thành phố để được cấp giấy phép.
Bước 4: Đơn vị, doanh nghiệp đầu tư sẽ được nhận kết quả, quyết định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND tỉnh/ thành phố tiếp nhận hồ sơ.
3.4. Lưu ý về vật liệu lợp mái
Tôn lợp mái là nguyên liệu vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn chi phí xây dựng công trình nhà xưởng tiền chế.
Nên sử dụng tôn lạnh cách nhiệt và lợp mái tôn cách nhiệt để giúp nhà xưởng luôn mát mẻ và bền vững đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Đối với công trình lớn và quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh như nhà xưởng bạn nên sử dụng tôn có chất lượng tốt, của những nhà sản xuất tôn có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.
3.5. Một vài lưu ý khác
1. Quy trình thiết kế nhà xưởng tiêu chuẩn
Xây dựng nhà xưởng công nghiệp là một quy trình gồm nhiều bước đi kèm với nhiều chi phí, nhân lực và nguyên vật liệu để hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Vì vậy trước khi thi công nhà xưởng cần lên ý tưởng, thiết kế hoàn chỉnh và lập bản kế hoạch hợp lý.
1.1. Ý tưởng xây dựng nhà xưởng
Bước đầu tiên mà nhà đầu tư cần làm đó là lên ý tưởng cho dự án xây dựng nhà xưởng. Từ những ý tưởng ban đầu, liên quan đến ngành nghề kinh doanh sản xuất hay mục đích phát triển của doanh nghiệp mà đưa ra ý tưởng loại hình nhà xưởng phù hợp.
[caption id="attachment_10793" align="aligncenter" width="1020"] Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Top 6 loại nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay [/caption]
Từ ý tưởng trên mà doanh nghiệp sẽ tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất, đảm bảo các tiêu chí cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở giai đoạn này việc khảo sát thị trường, mặt bằng, định giá đất khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng rất quan trọng. Với nền tảng kiến thức sâu rộng và rất am hiểu thị trường, nhà đầu tư bất động sản công nghiệp có thể đánh giá khách quan cơ hội đầu tư ở giai đoạn này cũng như đưa ra quyết định chọn địa điểm phù hợp nhất.
1.2. Thiết kế nhà xưởng cơ sở
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ sở được thực hiện sau khi nhà đầu tư đã khảo sát và lựa chọn được vị trí địa lý phù hợp. Các kiến trúc sư và kỹ sư cần đưa ra được các phương án xây dựng và cụ thể hóa các ý tưởng bằng bản vẽ quy hoạch toàn bộ mặt bằng theo vị trí đã lựa chọn. Bản vẽ sơ bộ cần thể hiện mặt bằng từng hạng mục và phối cảnh 3D của nhà xưởng.
Tuỳ vào lĩnh vực sản xuất, dây truyền công nghệ và quy mô của từng doanh nghiệp mà việc thiết kế nhà xưởng cũng khác nhau. Bản vẽ cần thể hiện rõ các hạng mục cần xây dựng trong dự án, mật độ, chỉ giới xây dựng, hệ thống đường nội bộ, mật độ cây xanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy và hệ thống thoát hiểm…
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ sở sẽ được trình ra, với các yếu tố gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng của toàn công trình (với công trình theo tuyến là bản vẽ bình đồ phương án tuyến).
- Bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ, hoặc phương án kiến trúc.
- Bản vẽ kết cấu chính và các hệ thống liên quan.
1.3. Thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ cơ sở là tiền đề và căn cứ cho nhà đầu tư và đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng bàn bạc để đi đến thống nhất cuối cùng về phương án xây dựng. Bản vẽ thiết kế chi tiết được hoàn thiện từ bản vẽ cơ sở bởi đội ngũ kỹ sư, kiến trúc chuyên nghiệp.
Bản vẽ thi công được chi tiết và hiện thực hóa hơn, dựa trên các tài liệu khảo sát, dự toán. Bản thiết kế này không chỉ thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, chi tiết cấu tạo, vật liệu sử dụng… phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước mà còn đảm bảo tính khả thi tối đa khi triển khai.
Đây sẽ là bản vẽ thiết kế nhà xưởng cuối cùng được áp dụng để thi công công trình. Vì vậy, phải đảm bảo chuẩn xác đến từng chi tiết nhỏ.
2. Quy trình xây dựng đúng tiêu chuẩn
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng chi tiết, đơn vị thi công sẽ bắt đầu các bước xây dựng nhà xưởng.
2.1. Tiếp nhận, bảo quản vật tư thi công
Để tiến độ thi công hoàn thành đúng thời hạn và việc thi công nhà xưởng không gặp phải rủi ro thì ngay từ những khâu chuẩn bị đầu tiên cần phải thật kỹ lưỡng và cẩn thận. Đơn vị thi công tiếp nhận các loại vật tư đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu dự toán xây dựng.
Các vật tư cần chuẩn bị như: số lượng thép, tôn, gạch, xi măng… Vì lượng vật liệu, vật tư sử dụng cho xây dựng nhà xưởng là rất lớn nên rất có thể xảy ra trường hợp số lượng bàn giao không chính xác, chủng loại vật tư không đồng điệu… nhất là các loại bulông, ốc vít nhỏ.
2.2. Thi công nền móng
Phần nền móng sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ kết cấu của nhà xưởng nên đây là bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công. Cụ thể thi công nền móng sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- San lấp đất nền: Tuỳ thuộc vào tình trạng đất nền ở vị trí thi công mà nhà thầu sẽ triển khai công đoạn san lấp sao cho phù hợp với mục đích xây dựng.
- Định vị trục tim: Là vị trí đóng các móng cột được thi công theo bản vẽ.
- Đào móng hàng rào: Giúp nền móng kiên cố hơn, hàng rào bao chắc chắn và đứng vững hơn.
- Thi công móng và đà kiềng: Dựa vào vị trí trực tim đã được cố định để làm móng và đóng cọc bằng bê tông cốt thép với thiết kế móng cọc hoặc móng đơn.
- Lu lèn nền đất: Sau khi hoàn thành phần móng, nền đất sẽ được san lấp và lu lèn để đạt độ chặt như yêu cầu trong bản thiết kế.
- Lu nền đá cho xưởng: Chiều dày và độ chặt của lớp nền đá cũng cần tuân thủ yêu cầu như trong bản thiết kế.
- Thi công nền xưởng: Sau khi hoàn thành 6 bước trên, đơn vị thi công sẽ tiến hành làm cốt thép và đổ bê tông nền nhà xưởng.
Khung thép được coi là xương sống của nhà xưởng. Những bộ phận kết cấu thép được gia công ngay tại nhà máy, chỉ khi nào được vận chuyển tới công trường xây dựng mới được ghép lại với nhau tạo thành khung thép.
Sau khi lắp ghép những bộ phận kết cấu thành khung thì tiếp theo sẽ lắp dựng khung thép bao gồm 2 phần chính:
- Lắp khung sắt, cột thép: Tuỳ vào mặt bằng mà đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp khung và cột từ giữa rồi đến 2 đầu hồi hoặc từ một đầu hồi vào trong.
- Lắp xà gồ, giằng: Đội ngũ thợ thi công sẽ tiến hành lắp hệ giằng để đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung và hệ xà gồ để tăng độ ổn định cho khung thép và nâng đỡ tấm lợp. Toàn bộ hệ thống này cần đảm bảo độ chính xác, không bị xê dịch để các công đoạn tiếp theo được triển khai chuẩn chỉnh.
2.4. Thi công vỏ bao che nhà xưởng
Phần vỏ bao che nhà xưởng có thể được làm bằng tường gạch, mái tôn hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau. Bước đầu trong việc thi công vỏ bao che là xây tường, sau đó đến thi công phần mái hoặc đối với một số loại nhà xưởng đặc biệt sẽ thi công mái trước sau đó đến xây dựng tường.
- Thi công mái cho nhà xưởng:
Đơn vị thi công phải lấy dấu cho từng tấm tôn, đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Nếu không đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh rất vất vả, mất đi tính thẩm mỹ, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Thi công tường bao, vách ngăn cho nhà xưởng:
Xây dựng tường ngoài và vách trong nhà xưởng phải tính toán đến các phương án đảm bảo an toàn: chống cháy, chống gió, bụi… một cách tốt nhất. Vách ngăn có thể được làm từ vật liệu chống cháy, cách nhiệt như tấm Samrtboard, tấm thạch cao Gywall…
Ngoài ra, sẽ tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió… Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra lại một lần các bulông đã bắt, các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa… để tránh trường hợp bị dột, hắt nước sau này khi trời mưa.
2.5. Thi công hạ tầng nhà xưởng
Với nhà xưởng, việc các loại xe tải có tải trọng lớn ra vào là điều thường xuyên nên kết cấu hạ tầng phải đạt đúng yêu cầu về chất lượng và phải lắp đặt đường ống thoát nước, cắt ron chống nứt và bảo dưỡng bê tông nền đường.
Bên cạnh đó, sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh nhà xưởng bao gồm: hệ thống mương thoát nước, đường vào, sân, kho, bãi…
2.6. Thi công hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật gồm:
- Hệ thống điện
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Xây dựng bể chứa nước ngầm và lắp đặt hệ thống chữa cháy để đảm bảo có thể xử lý nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra
- Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc.
2.7. Hoàn thiện nhà xưởng
Công đoạn hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị, máy móc, hạng mục cuối cùng. Đội ngũ kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra lại một lần nữa các mối nối, bulông, ốc vít trong nhà xưởng. Khi mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công sẽ đưa các thiết bị, dây chuyền sản xuất vào đúng vị trí như bản thiết kế và tiến hành:
- Kẻ vạch phân làn giao thông trong nhà xưởng
- Đóng trần thạch cao cho khối nhà văn phòng (nếu có)
- Trồng cây cỏ và hoa để gia tăng tính thẩm mỹ trong khu nhà xưởng.
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà xưởng, đội ngũ thi công sẽ vệ sinh lại toàn bộ khu nhà xưởng lần cuối trước khi đưa vào vận hành và sử dụng. Sau khi đảm bảo mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, không có bất kể lỗi kỹ thuật nào, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại công trình cho nhà đầu tư.
3. Lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng
Các doanh nghiệp khi xây dựng nhà xưởng cần chú ý những vấn đề sau để xây dựng nhà xưởng bền vững, tối đa hóa được công năng sử dụng cũng như tiết kiệm được chi phí thi công xây dựng.
3.1. Lập bảng kế hoạch dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng chi tiết
Muốn xây dựng nhà xưởng để vận hàng cần lên kế hoạch và lập dự toán chi phí phù hợp. Ngoài chi phí nguyên vật liệu thì đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng và chi phí thiết kế nhà xưởng đều là những khoản đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
3.2. Tối ưu hóa quy mô và diện tích
Nhà đầu tư và đơn vị thi công thiết kế xưởng cần bàn bạc trao đổi kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng, quy mô nhà xưởng để đưa ra bản vẽ hoàn thiện tối ưu về công năng, tối ưu được diện tích và hoạt động vận hành hiệu quả.
Hiện nay, mô hình kho xưởng cao tầng là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mẫu nhà xưởng này giúp giải quyết bài toán về chi phí, cùng với thời gian thi công được rút ngắn.
3.3. Xin giấy cấp phép xây dựng nhà xưởng
Sau khi lên được dự toán và hoàn chỉnh kế hoạch thi công xây nhà xưởng, bước tiếp theo cần thực hiện là các thủ tục xin giấy phép xây dựng. Với mọi công trình dù quy mô nhỏ hay lớn được xây dựng với mục đích kinh doanh đều phải xin giấy phép trước khi tiến hành khởi công.
Giấy phép bao gồm các loại:
- Giấy phép xây dựng mới công trình
- Giấy phép sửa chữa công trình xây dựng
- Giấy phép cấp phép di dời công trình
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ
Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND tỉnh/ thành phố mà có trụ sở xây dựng công trình
Bước 3: Hồ sơ sẽ được xem xét và kiểm tra sau đó trình lên UBND thành phố để được cấp giấy phép.
Bước 4: Đơn vị, doanh nghiệp đầu tư sẽ được nhận kết quả, quyết định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND tỉnh/ thành phố tiếp nhận hồ sơ.
3.4. Lưu ý về vật liệu lợp mái
Tôn lợp mái là nguyên liệu vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn chi phí xây dựng công trình nhà xưởng tiền chế.
Nên sử dụng tôn lạnh cách nhiệt và lợp mái tôn cách nhiệt để giúp nhà xưởng luôn mát mẻ và bền vững đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Đối với công trình lớn và quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh như nhà xưởng bạn nên sử dụng tôn có chất lượng tốt, của những nhà sản xuất tôn có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.
3.5. Một vài lưu ý khác
- Phong thủy trong xây dựng nhà xưởng
- Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên, thời tiết.
- Tính thẩm mỹ của nhà xưởng
- Hệ sinh thái và môi trường khi thi công nhà xưởng
- Trang thiết bị dành cho nhân viên và cơ sở dịch vụ tiện ích
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ
- Đề cao tính linh hoạt của nhà xưởng và khả năng mở rộng trong tương lai.