1. Quota là gì?Quota là từ xuất hiện khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy Quota là gì ? Quota có vai trò và mục đích gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia? Redsunland sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về Quota qua bài viết sau.
Từ “hạn ngạch” trong tiếng Anh là “quota”, đọc là cô-ta.
Quota - Hạn ngạch xuất nhập khẩu hay là đại lượng thể hiện giới hạn tối đa (về khối lượng hoặc giá trị) của một loại hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu trong các hợp đồng ngoại thương. Thông thường Quota sẽ giới hạn theo thị trường xuất nhập khẩu và thời gian.
2. Phân loại Quota
2.1. Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota) được hiểu là một hình thức hạn chế về số lượng hàng hóa có thể nhập khẩu vào thị trường nội địa do Chính phủ quy định.
Hạn ngạch nhập khẩu đưa ra với mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước dễ bị tổn thương. Hạn ngạch ngăn cản việc hàng hóa nước ngoài tràn lan trên thị trường nội địa do giá rẻ bởi chi phí sản xuất ở nước ngoài thấp
Có hai loại hạn ngạch nhập khẩu chính, là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất:
- Hạn ngạch tuyệt đối
- Hạn ngạch thuế quan
2.2. Hạn ngạch xuất khẩu
Hạn ngạch xuất khẩu (Export Quotas) là biện pháp do Chính phủ quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng hàng hóa xuất khẩu khỏi thị trường Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số hạn ngạch đặc biệt khác như:
- Tariff quota (hạn ngạch thuế quan) là chế độ phân biệt về thuế quan theo lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu;
- International quota (hạn ngạch quốc tế) là hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng như dệt may, da giày…
Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch thương mại) theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (World Trade Organization):
Tại điều XI của Hiệp định GATT 1994 phiên bản mới của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và là một phần Hiệp định về WTO điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa có hạn chế việc áp dụng hạn ngạch trong xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy đã quy định các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì các lý do: không minh bạch, dễ bị biến tướng nhưng WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong các trường hợp đặc biệt như:
- Nhằm hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với Bên ký kết đang xuất khẩu;
- Nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán;
- Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ đạo đức xã hội;
- Bảo vệ sức khỏe con người
- Bảo vệ động vật quý hiếm…
- Tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của các bên ký kết;
- Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu;
- Các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có nếu áp dụng hạn ngạch…
Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu có một số mục đích và vai trò quan trọng như sau:
- Bảo vệ thị trường trong nước khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài (thường có giá rẻ hơn, chất lượng và thương hiệu tốt hơn, hoặc cả 3 yếu tố này)
- Điều chỉnh giảm thâm hụt cán cân thanh toán, bảo toàn tốt hơn nguồn ngoại hối của quốc gia.
- Điều tiết thị trường, giảm bớt tiêu thụ với những dòng hàng không được khuyến khích tiêu dùng (thường là hàng xa xỉ).
- Khuyến khích sản xuất các mặt hàng cần thiết trong nước…
Khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng, khiến họ khó tiếp cận được với hàng hóa nhập khẩu.
Lãng phí nguồn lực xã hội.
Nhà nước không thu được lợi nhuận.
Có thể biến doanh nghiệp thành nhà độc quyền về hàng hóa.
Dễ biến tướng, phát sinh các vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ.
Có thể dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa.
6. Phân biệt hạn ngạch với thuế quan
Về cơ bản thuế quan và hạn ngạch khác nhau ở một số cơ sở dưới đây :
Cơ sở so sánh | Thuế quan | Hạn ngạch |
Đối tượng | Mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất/nhập khẩu | Hạn chế đối với số lượng ,khối lượng hàng hóa vào thị trường |
Ảnh hưởng đến GDP | Có ảnh hưởng | Không ảnh hưởng |
Kết quả | Giảm thặng dư người tiêu dùng đồng thời tăng thặng dư của nhà sản xuất | Giảm thặng dư người tiêu dùng |
Thu nhập | Chính phủ | Để nhập khẩu |
Bài viết trên đây giúp bạn đọc hiểu hơn về Quota và điều kiện áp dụng cũng như vai trò hay hạn chế của Quota đối với một quốc gia. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được giải đáp.