Quanghieufinance231
Thượng đế
Phẫu thuật nha chu được chỉ định cho những trường hợp bị viêm nha chu mức độ nặng. Phương pháp này giúp tái tạo các mô bị thương, định hình lại xương, loại bỏ vi khuẩn. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được phẫu thuật loại bỏ túi nha chu, tạo hình niêm mạc, phẫu thuật vạt nướu hoặc tạo hình vành khăn.
Phẫu thuật nha chu là gì?
Phẫu thuật nha chu là một dạng phẫu thuật nha khoa giúp sửa chữa hoặc ngăn ngừa những khuyết điểm về giải phẫu. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có khuyết điểm răng hàm do viêm nha chu, chấn thương, ổ viêm và những mảng bám xảy ra trong ổ răng, nướu và xương.
Tùy thuộc vào tình trạng, phẫu thuật nha chu có thể bao gồm loại bỏ các túi nha chu và ổ viêm, cấy ghép hoặc tái tạo các mô bị thương, định hình lại xương. Từ đó điều trị bệnh nha chu, cải thiện sự vững chắc cho răng và duy trì vệ sinh răng miệng.
Viêm nha chu xảy ra khi những tổ chức nâng đỡ răng (gồm dây chằng nha chu, cement, xương ổ răng) và mô nướu bị nhiễm trùng. Tình trạng này khiến nướu răng sưng đỏ, tụt lợi, dễ chảy máu chân răng. Đồng thời giảm sự liên kết giữa răng và các mô, răng lung lay và dễ gãy rụng.
Ở những trường hợp nhẹ và vừa, viêm nha chu có thể được điều trị bằng thuốc (kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm) kết hợp nhổ răng, cạo cao răng hoặc/ và cố định răng. Những trường hợp nặng cần được phẫu thuật để ngăn các biến chứng.
Vì sao nên phẫu thuật nha chu?
Phẫu thuật nha chu được chỉ định với mục đích chữa trị viêm nha chu. Đồng thời phục hồi bất kỳ tổn thương nào do bệnh lý này gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật nha chu có thể mang đến những lợi ích sau:
Loại bỏ vi khuẩn và ổ viêm bên dưới nướu răng
Tăng khả năng làm sạch răng miệng
Kiểm soát mảng bám
Điều trị bệnh nha chu
Tái tạo các mô bị thương, phục hồi chức năng sinh lý của lợi
Định hình lại xương, tăng tính thẩm mỹ, duy trì không gian ôm sát thích hợp, tăng hỗ trợ răng và sự bền vững cho bệnh nhân bị viêm nha chu
Định hình lại hàm, giảm nguy cơ phát triển ổ viêm nhiễm, ngăn vi khuẩn sinh sôi trong những kẽ xương
Khắc phục tình trạng tụt nướu
Ngăn ngừa những thương tổn ở nướu trong tương lai
Phòng ngừa rụng răng
Cải thiện tình trạng tụt lợi, điều trị răng ê buốt, giảm khoảng trống giữa các răng.
Xem thêm: nha khoa việt smile
Ai nên phẫu thuật nha chu?
Thông thường phẫu thuật nha chu sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh nha chu (bệnh nướu răng) ở mức độ nặng, có thương tổn nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng các phương pháp điều trị bảo tồn.
Chống chỉ định
Phương pháp phẫu thuật nha chu không được chỉ định cho những trường hợp sau:
Tiêu chuẩn kiểm soát mảng bám kém
Mang thai
Hút thuốc lá
Rối loạn chảy máu
Bệnh ác tính
Bệnh tim mạch nặng
Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Bệnh gan
Bệnh thận
Rối loạn chảy máu
Các phương pháp phẫu thuật nha chu
Đối với phẫu thuật nha chu, thủ thuật cụ thể được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là những phương pháp thường được chỉ định:
1. Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp bị viêm nha chu với túi nha chu chứa nhiều dịch hoặc mủ, tạo thành ổ viêm lớn khiến mô nướu không thể phục hồi.
2. Phẫu thuật vạt nướu
Phẫu thuật vạt nướu còn được gọi là phẫu thuật nâng lợi. Phương pháp này giúp phục hồi nướu tổn thương, che phủ chân răng ở bệnh nhân bị tụt lợi. Từ đó giảm cảm giác ê buốt và tăng tính thẩm mỹ.
3. Phẫu thuật nướu (phẫu thuật Mucogingival)
Đây là một loại phẫu thuật nha chu phức tạp hơn, được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm nha chu tiến triển, bề mặt chân răng bị mài mòn và cần được che phủ.
4. Phẫu thuật ghép xương
Đây là phương pháp phẫu thuật nha chu được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh nha chu làm tổn thương một phần hoặc toàn bộ xương xung quanh chân răng. Phương pháp này giúp phục hồi và định hình lại xương, duy trì không gian ôm sát thích hợp.
5. Phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn
Tái tạo mô có hướng dẫn là một phương pháp phẫu thuật nha chu được áp dụng phổ biến. Trong phương pháp này, một vật liệu nhỏ sẽ được sử dụng để đặt vào không gian giữa xương và mô nướu. Từ đó kích thích xương phát triển trở lại.
6. Phẫu thuật ghép mô
Thông thường phương pháp phẫu thuật ghép mô mềm sẽ được chỉ định cho những trường hợp có nướu bị tụt lại (tụt lợi). Phương pháp này giúp phục hồi một số mô nướu bị mất, che phủ chân răng. Đồng thời duy trì nướu khỏe mạnh, giảm tình trạng chảy máu chân răng và răng ê buốt.
Trước khi phẫu thuật nha chu
Trước khi phẫu thuật nha chu, người bệnh được kiểm tra để đảm bảo can thiệp ngoại khoa là cần thiết và an toàn. Trong quá trình này, bệnh nhân được kiểm tra răng miệng, bệnh sử và tình trạng y tế hiện tại. Từ đó xác định sự ổn định và sức khỏe.
Ngoài ra bác sĩ kiểm tra tình trạng áp xe/ nhiễm trùng, những tổn thương ở răng, nướu và hàm. Điều này giúp lựa chọn phương pháp thích hợp. Đồng thời đánh giá khả năng lành lại sau phẫu thuật nha chu, tránh các tình trạng y tế khiến quá trình lành lại trở nên phức tạm hơn.
Trong khi tư vấn phẫu thuật nha chu, bệnh nhân còn được thảo luận về những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật. Từ đó xem xét có nên phẫu thuật hay không.
Trong một số trường hợp, người bệnh được cạo vôi răng và vi khuẩn dưới nướu và trên răng. Điều này giúp làm sạch sâu, tăng hiệu quả của phương pháp phẫu thuật và hạn chế nhiễm trùng.
Quy trình phẫu thuật nha chu
Các bước trong quy trình phẫu thuật nha chu phụ thuộc vào thủ tục cụ thể. Tuy nhiên một quy trình cơ bản thường bao gồm những bước sau:
Bước 1: Gây mê hoặc gây tê cục bộ
Bước 2: Sử dụng dụng cụ vô khuẩn tạo một vết cắt nhỏ hoặc rạch dọc theo đường viền nướu
Bước 3: Nâng nướu ra khỏi răng
Bước 4: Làm sạch cao răng, mảng bám và ổ nhiễm trùng ở thân răng, chân răng và mô nướu
Bước 5: Thực hiện một hoặc nhiều thủ tục:
Bỏ túi nha chu
Phẫu thuật vạt nướu
Tách mô mềm bị thương khỏi thành túi nha chu
Nâng một phần mô trở lại, loại bỏ vi khuẩn và cao răng
Khâu nướu răng giúp nướu ôm khít quanh răng
Cắt nướu nếu cần thiết
Phẫu thuật Mucogingival
Ghép xương: Dùng xương tự thân hoặc xương được hiến tặng đặt vào giữa xương và mô nướu.
Ghép mô: Dùng mô tự thân hoặc mô được hiến tặng ghép vào những khu vực có mô bị thiếu hoặc bị thưa.
Bước 6: Dùng chỉ khâu mảnh khâu nướu trở lại vị trí cũ
Bước 7: Kiểm tra sự ổn định, kết thúc quá trình phẫu thuật.
Quy trình phẫu thuật nha chu thường kéo dài khoảng 2 giờ. Sau phẫu thuật từ 7 – 10 ngày và vết thương lành lại, người bệnh sẽ được cắt bỏ chỉ khâu.
Phục hồi và chăm sóc sau phẫu thuật nha chu
Sau phẫu thuật nha chu, bệnh nhân sẽ được theo dõi và xuất viện trong ngày. Ngoài ra người bệnh được hướng dẫn chi tiết về các biện pháp chăm sóc, giúp phục hồi nhanh nhất.
Dưới đây là những biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật nha chu:
1. Thuốc
Sau phẫu thuật nha chu, người bệnh thường được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày.
Những loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
Acetaminophen
NSAID
2. Nước súc miệng
Trong quá trình lành mô, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng nước súc miệng. Với những hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn, nước súc miệng giúp giữ cho khoang miệng và vết mổ luôn sạch sẽ, ngăn nhiễm trùng.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ
Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật. Điều này giúp làm dịu cơn đau, ổn định khu vực bị thương, cho phép các mô lành lại nhanh chóng.
Không nên tập thể dục hoặc làm việc gắng sức. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh trong 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy và đau đớn. Khi thực hiện, hãy dùng một vài viên đá lạnh bọc trong khăn khô hoặc dùng khăn lạnh đặt bên ngoài má và môi, giữ yên từ 5 – 10 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày.
5. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi vết thương ổn định, hãy chải răng nhẹ nhàng, mỗi ngày 2 lần. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn, phòng ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nên dùng thêm nước súc miệng để tăng khả năng diệt khuẩn.
6. Chế độ ăn uống phù hợp
Cho đến khi vết thương lanh lại, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm và dễ nuốt. Điều này giúp hạn chế nhai nhiều, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. Từ đó ngăn đau và giúp mô lành lại nhanh chóng.
7. Không hút thuốc
Tuyệt đối không hút thuốc lá sau phẫu thuật nha chu. Bởi các chất trong thuốc lá có khả năng cản trở quá trình chữa lành viết thương, kích thích phản ứng viêm và tăng mức độ đau đớn. Ngoài ra hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến cách lành lại của xương và mô mềm sau phẫu thuật.
8. Tái khám
Người bệnh tái khám sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 tuần theo yêu cầu của bác sĩ. Trong quá trình này, bệnh nhân được kiểm tra vết thương, đánh giá hiệu quả và khả năng lành lại của nướu, cắt chỉ. Nếu có bất thường, các biện pháp xử lý sẽ được thực hiện ngay khi kiểm tra.
Phẫu thuật nha chu bao lâu lành?
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ban đầu, phương pháp được áp dụng. Thông thường vết thương lành lại và người bệnh có thể cắt chỉ sau 7 – 10 ngày.
Sau 1 – 2 tháng, nướu và răng sẽ lành lại, se khít, khỏe mạnh và săn chắc hơn. Ngoài ra những tổn thương và triệu chứng ban đầu được loại bỏ, răng chắc khỏe hơn, giảm độ nhạy cảm với nhiệt độ.
Phẫu thuật nha chu có đau không?
Trong quá trình phẫu thuật nha chu, người bệnh thường không cảm thấy đau hay khó chịu do được gây mê hoặc dùng thuốc gây tê cục bộ. Đau hoặc khó chịu xảy ra sau khi thuốc tê giảm tác dụng. Tuy nhiên tình trạng này thường nhanh chóng qua đi khi dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật nha chu là gì?
Phẫu thuật nha chu là một dạng phẫu thuật nha khoa giúp sửa chữa hoặc ngăn ngừa những khuyết điểm về giải phẫu. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có khuyết điểm răng hàm do viêm nha chu, chấn thương, ổ viêm và những mảng bám xảy ra trong ổ răng, nướu và xương.
Tùy thuộc vào tình trạng, phẫu thuật nha chu có thể bao gồm loại bỏ các túi nha chu và ổ viêm, cấy ghép hoặc tái tạo các mô bị thương, định hình lại xương. Từ đó điều trị bệnh nha chu, cải thiện sự vững chắc cho răng và duy trì vệ sinh răng miệng.
Viêm nha chu xảy ra khi những tổ chức nâng đỡ răng (gồm dây chằng nha chu, cement, xương ổ răng) và mô nướu bị nhiễm trùng. Tình trạng này khiến nướu răng sưng đỏ, tụt lợi, dễ chảy máu chân răng. Đồng thời giảm sự liên kết giữa răng và các mô, răng lung lay và dễ gãy rụng.
Ở những trường hợp nhẹ và vừa, viêm nha chu có thể được điều trị bằng thuốc (kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm) kết hợp nhổ răng, cạo cao răng hoặc/ và cố định răng. Những trường hợp nặng cần được phẫu thuật để ngăn các biến chứng.
Vì sao nên phẫu thuật nha chu?
Phẫu thuật nha chu được chỉ định với mục đích chữa trị viêm nha chu. Đồng thời phục hồi bất kỳ tổn thương nào do bệnh lý này gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật nha chu có thể mang đến những lợi ích sau:
Loại bỏ vi khuẩn và ổ viêm bên dưới nướu răng
Tăng khả năng làm sạch răng miệng
Kiểm soát mảng bám
Điều trị bệnh nha chu
Tái tạo các mô bị thương, phục hồi chức năng sinh lý của lợi
Định hình lại xương, tăng tính thẩm mỹ, duy trì không gian ôm sát thích hợp, tăng hỗ trợ răng và sự bền vững cho bệnh nhân bị viêm nha chu
Định hình lại hàm, giảm nguy cơ phát triển ổ viêm nhiễm, ngăn vi khuẩn sinh sôi trong những kẽ xương
Khắc phục tình trạng tụt nướu
Ngăn ngừa những thương tổn ở nướu trong tương lai
Phòng ngừa rụng răng
Cải thiện tình trạng tụt lợi, điều trị răng ê buốt, giảm khoảng trống giữa các răng.
Xem thêm: nha khoa việt smile
Ai nên phẫu thuật nha chu?
Thông thường phẫu thuật nha chu sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh nha chu (bệnh nướu răng) ở mức độ nặng, có thương tổn nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng các phương pháp điều trị bảo tồn.
Chống chỉ định
Phương pháp phẫu thuật nha chu không được chỉ định cho những trường hợp sau:
Tiêu chuẩn kiểm soát mảng bám kém
Mang thai
Hút thuốc lá
Rối loạn chảy máu
Bệnh ác tính
Bệnh tim mạch nặng
Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Bệnh gan
Bệnh thận
Rối loạn chảy máu
Các phương pháp phẫu thuật nha chu
Đối với phẫu thuật nha chu, thủ thuật cụ thể được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là những phương pháp thường được chỉ định:
1. Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp bị viêm nha chu với túi nha chu chứa nhiều dịch hoặc mủ, tạo thành ổ viêm lớn khiến mô nướu không thể phục hồi.
2. Phẫu thuật vạt nướu
Phẫu thuật vạt nướu còn được gọi là phẫu thuật nâng lợi. Phương pháp này giúp phục hồi nướu tổn thương, che phủ chân răng ở bệnh nhân bị tụt lợi. Từ đó giảm cảm giác ê buốt và tăng tính thẩm mỹ.
3. Phẫu thuật nướu (phẫu thuật Mucogingival)
Đây là một loại phẫu thuật nha chu phức tạp hơn, được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm nha chu tiến triển, bề mặt chân răng bị mài mòn và cần được che phủ.
4. Phẫu thuật ghép xương
Đây là phương pháp phẫu thuật nha chu được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh nha chu làm tổn thương một phần hoặc toàn bộ xương xung quanh chân răng. Phương pháp này giúp phục hồi và định hình lại xương, duy trì không gian ôm sát thích hợp.
5. Phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn
Tái tạo mô có hướng dẫn là một phương pháp phẫu thuật nha chu được áp dụng phổ biến. Trong phương pháp này, một vật liệu nhỏ sẽ được sử dụng để đặt vào không gian giữa xương và mô nướu. Từ đó kích thích xương phát triển trở lại.
6. Phẫu thuật ghép mô
Thông thường phương pháp phẫu thuật ghép mô mềm sẽ được chỉ định cho những trường hợp có nướu bị tụt lại (tụt lợi). Phương pháp này giúp phục hồi một số mô nướu bị mất, che phủ chân răng. Đồng thời duy trì nướu khỏe mạnh, giảm tình trạng chảy máu chân răng và răng ê buốt.
Trước khi phẫu thuật nha chu
Trước khi phẫu thuật nha chu, người bệnh được kiểm tra để đảm bảo can thiệp ngoại khoa là cần thiết và an toàn. Trong quá trình này, bệnh nhân được kiểm tra răng miệng, bệnh sử và tình trạng y tế hiện tại. Từ đó xác định sự ổn định và sức khỏe.
Ngoài ra bác sĩ kiểm tra tình trạng áp xe/ nhiễm trùng, những tổn thương ở răng, nướu và hàm. Điều này giúp lựa chọn phương pháp thích hợp. Đồng thời đánh giá khả năng lành lại sau phẫu thuật nha chu, tránh các tình trạng y tế khiến quá trình lành lại trở nên phức tạm hơn.
Trong khi tư vấn phẫu thuật nha chu, bệnh nhân còn được thảo luận về những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật. Từ đó xem xét có nên phẫu thuật hay không.
Trong một số trường hợp, người bệnh được cạo vôi răng và vi khuẩn dưới nướu và trên răng. Điều này giúp làm sạch sâu, tăng hiệu quả của phương pháp phẫu thuật và hạn chế nhiễm trùng.
Quy trình phẫu thuật nha chu
Các bước trong quy trình phẫu thuật nha chu phụ thuộc vào thủ tục cụ thể. Tuy nhiên một quy trình cơ bản thường bao gồm những bước sau:
Bước 1: Gây mê hoặc gây tê cục bộ
Bước 2: Sử dụng dụng cụ vô khuẩn tạo một vết cắt nhỏ hoặc rạch dọc theo đường viền nướu
Bước 3: Nâng nướu ra khỏi răng
Bước 4: Làm sạch cao răng, mảng bám và ổ nhiễm trùng ở thân răng, chân răng và mô nướu
Bước 5: Thực hiện một hoặc nhiều thủ tục:
Bỏ túi nha chu
Phẫu thuật vạt nướu
Tách mô mềm bị thương khỏi thành túi nha chu
Nâng một phần mô trở lại, loại bỏ vi khuẩn và cao răng
Khâu nướu răng giúp nướu ôm khít quanh răng
Cắt nướu nếu cần thiết
Phẫu thuật Mucogingival
Ghép xương: Dùng xương tự thân hoặc xương được hiến tặng đặt vào giữa xương và mô nướu.
Ghép mô: Dùng mô tự thân hoặc mô được hiến tặng ghép vào những khu vực có mô bị thiếu hoặc bị thưa.
Bước 6: Dùng chỉ khâu mảnh khâu nướu trở lại vị trí cũ
Bước 7: Kiểm tra sự ổn định, kết thúc quá trình phẫu thuật.
Quy trình phẫu thuật nha chu thường kéo dài khoảng 2 giờ. Sau phẫu thuật từ 7 – 10 ngày và vết thương lành lại, người bệnh sẽ được cắt bỏ chỉ khâu.
Phục hồi và chăm sóc sau phẫu thuật nha chu
Sau phẫu thuật nha chu, bệnh nhân sẽ được theo dõi và xuất viện trong ngày. Ngoài ra người bệnh được hướng dẫn chi tiết về các biện pháp chăm sóc, giúp phục hồi nhanh nhất.
Dưới đây là những biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật nha chu:
1. Thuốc
Sau phẫu thuật nha chu, người bệnh thường được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày.
Những loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
Acetaminophen
NSAID
2. Nước súc miệng
Trong quá trình lành mô, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng nước súc miệng. Với những hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn, nước súc miệng giúp giữ cho khoang miệng và vết mổ luôn sạch sẽ, ngăn nhiễm trùng.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ
Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật. Điều này giúp làm dịu cơn đau, ổn định khu vực bị thương, cho phép các mô lành lại nhanh chóng.
Không nên tập thể dục hoặc làm việc gắng sức. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh trong 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy và đau đớn. Khi thực hiện, hãy dùng một vài viên đá lạnh bọc trong khăn khô hoặc dùng khăn lạnh đặt bên ngoài má và môi, giữ yên từ 5 – 10 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày.
5. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi vết thương ổn định, hãy chải răng nhẹ nhàng, mỗi ngày 2 lần. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn, phòng ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nên dùng thêm nước súc miệng để tăng khả năng diệt khuẩn.
6. Chế độ ăn uống phù hợp
Cho đến khi vết thương lanh lại, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm và dễ nuốt. Điều này giúp hạn chế nhai nhiều, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. Từ đó ngăn đau và giúp mô lành lại nhanh chóng.
7. Không hút thuốc
Tuyệt đối không hút thuốc lá sau phẫu thuật nha chu. Bởi các chất trong thuốc lá có khả năng cản trở quá trình chữa lành viết thương, kích thích phản ứng viêm và tăng mức độ đau đớn. Ngoài ra hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến cách lành lại của xương và mô mềm sau phẫu thuật.
8. Tái khám
Người bệnh tái khám sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 tuần theo yêu cầu của bác sĩ. Trong quá trình này, bệnh nhân được kiểm tra vết thương, đánh giá hiệu quả và khả năng lành lại của nướu, cắt chỉ. Nếu có bất thường, các biện pháp xử lý sẽ được thực hiện ngay khi kiểm tra.
Phẫu thuật nha chu bao lâu lành?
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ban đầu, phương pháp được áp dụng. Thông thường vết thương lành lại và người bệnh có thể cắt chỉ sau 7 – 10 ngày.
Sau 1 – 2 tháng, nướu và răng sẽ lành lại, se khít, khỏe mạnh và săn chắc hơn. Ngoài ra những tổn thương và triệu chứng ban đầu được loại bỏ, răng chắc khỏe hơn, giảm độ nhạy cảm với nhiệt độ.
Phẫu thuật nha chu có đau không?
Trong quá trình phẫu thuật nha chu, người bệnh thường không cảm thấy đau hay khó chịu do được gây mê hoặc dùng thuốc gây tê cục bộ. Đau hoặc khó chịu xảy ra sau khi thuốc tê giảm tác dụng. Tuy nhiên tình trạng này thường nhanh chóng qua đi khi dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.