Quanghieufinance
Thượng đế
Niềng răng xong bị hở lợi thường xảy ra do bác sĩ chỉnh nha sai kỹ thuật hoặc mắc bệnh viêm lợi mãn tính trong quá trình niềng. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng này tác động không nhỏ đến tính thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng xong có bị hở lợi không?
Niềng răng không chỉ giúp khắc phục tình trạng răng hô móm, răng thưa, răng chen chúc và lệch lạc mà còn là phương pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả. Bằng cách nắn chỉnh răng về đúng vị trí kết hợp với kỹ thuật đánh lún, bác sĩ có thể làm giảm phần xương hàm trên và teo phần lợi dư thừa, từ đó thu nhỏ phần lợi hở ra trong quá trình giao tiếp.
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp phải tình trạng hở lợi sau khi niềng răng xong. Tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ trường hợp nào, đặc biệt là ở những người can thiệp niềng răng – chỉnh nha tại các phòng khám kém chất lượng.
Niềng răng xong bị hở lợi không hẳn là biến chứng do chỉnh nha không đúng kỹ thuật. Trong một số trường hợp, tình trạng này là hiện tượng bình thường do sự phát triển của xương hàm (xương hàm phát triển từ 10 – 18 tuổi). Vì vậy, cần xác định đúng nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng để can thiệp các biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng
Niềng răng xong bị hở lợi có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
1. Do niềng răng trong giai đoạn xương hàm phát triển
Như đã biết, trẻ từ 10 – 11 tuổi trở lên đã hoàn thành bộ răng vĩnh viễn có thể can thiệp niềng răng để khắc phục các khuyết điểm như răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, răng chen chúc và khấp khểnh. Chỉnh nha sớm giúp quá trình nắn chỉnh diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao, thời gian niềng nhanh và chi phí cũng thấp hơn so với niềng răng cho người lớn tuổi.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn răng và xương hàm vẫn đang phát triển. Đối với trẻ di truyền cười hở lợi từ người thân trong gia đình, niềng răng hoàn toàn không thể ngăn cản sự phát triển của xương hàm. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, có thể xem xét một số biện pháp khắc phục sau khi nắn chỉnh răng.
2. Do bị viêm nướu khi niềng răng
Ngoài ra, tình trạng hở lợi sau khi niềng răng cũng có thể xảy ra do bị viêm lợi trong thời gian niềng. Viêm lợi là tình trạng phần mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm do hại khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức. Đây là bệnh lý có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm sau khi thực hiện một số biện pháp chăm sóc răng miệng.
Tuy nhiên khi đeo mắc cài, thức ăn thừa dễ dàng bám dính vào răng dẫn đến tăng hình thành mảng bám và cao răng. Tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, sinh sôi và bài tiết độc tố gây viêm nhiễm, phù nề mô nướu. Viêm lợi kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến lợi phì đại và hở lợi khi cười, giao tiếp.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
3. Do tay nghề của bác sĩ
Đa phần những trường hợp niềng răng xong bị hở lợi đều xảy ra do tay nghề của bác sĩ. Sử dụng lực siết hàm không phù hợp hoặc dùng sai khí cụ có thể khiến răng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn, phần lợi bị hở và lộ ra nhiều khi giao tiếp.
Một số sai sót trong quá trình chỉnh nha có thể gây ra hiện tượng hở lợi sau khi niềng răng:
Do bác sĩ sử dụng lực không phù hợp khi kéo răng hô: Thông thường để nắn chỉnh răng hô, bác sĩ phải sử dụng mắc cài cùng với chun, mắc lò xo để kéo khối răng phía trước lùi vào phía sau. Tuy nhiên nếu dùng lực quá mạnh, tất cả các răng đều bị dịch chuyển về phía sau dẫn đến tình trạng chân răng chen chúc làm đẩy răng cửa trồi lên và gây ra tình trạng cười hở lợi. Với những trường hợp này, bác sĩ phải kết hợp kéo hô và đánh lún răng bằng minivis hoặc dây cung chuyên dụng để phòng ngừa hở lợi sau khi niềng.
Hiệu ứng cuộn: Để đóng khoảng răng (với trường hợp răng thưa, phải nhổ bỏ răng), bác sĩ sẽ sử dụng dây cung và lò xo, chun chuỗi. Tuy nhiên nếu điều chỉnh lực không phù hợp, khối răng cửa phía trước sẽ bị cuộn vào trong dẫn đến cười hở lợi. Để phòng ngừa hiệu ứng cuộn, bác sĩ phải sử dụng dây cung có độ cứng cao và điều chỉnh lực siết hàm nhẹ, liên tục.
Dùng chun liên hàm không phù hợp: Chun liên hàm là một trong những khí cụ niềng răng được sử dụng trong trường hợp khớp cắn hở. Tuy nhiên, dùng chun liên hàm sai vị trí hoặc điều chỉnh lực không phù hợp, phần lợi phía trên sẽ bị lộ ra nhiều hơn dẫn đến cười hở lợi sau khi niềng răng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng xong bị hở lợi. Trong đó, phần lớn đều xảy ra do tay nghề của bác sĩ. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám khác để được kiểm tra và khắc phục sớm.
Hở lợi sau khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Hở lợi sau khi niềng răng – chỉnh nha hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, phần lợi bị hở ra quá mức có thể làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười và gây ra tâm lý thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp.
Nếu hở lợi xảy ra do viêm lợi kéo dài, bạn cần phải điều trị sớm để phòng tránh biến chứng nặng nề. Trên thực tế, viêm lợi là bệnh nha khoa thường gặp có mức độ nhẹ và dễ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các cơ quan khác như dây chằng nha chu, cement và xương hàm dẫn đến viêm nha chu. Khác với viêm lợi, viêm nha chu là một dạng nhiễm khuẩn nặng, mãn tính và có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
Cách khắc phục niềng răng xong bị hở lợi
Niềng răng xong bị hở lợi có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục niềng răng xong bị hở lợi:
1. Phẫu thuật cắt lợi
Phẫu thuật cắt lợi là phương pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả và khá an toàn. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bớt phần lợi thừa để làm dài chân răng. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ cắt bỏ khoảng từ 2 – 4mm để tạo ra đường cười cân đối và hài hòa.
2. Niềng răng lại
Niềng răng lại được chỉ định trong trường hợp hở lợi do bác sĩ chỉnh nha sai kỹ thuật. Vì quá trình niềng răng đã thực hiện xong nên bác sĩ buộc phải lên phác đồ mới dựa vào cấu trúc răng miệng hiện tại.
Niềng răng đúng kỹ thuật sẽ giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí và khắc phục tình trạng hở lợi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là không phải ai cũng có khả năng chi trả cho lần niềng răng thứ 2. Bởi phương pháp này có chi phí khá cao dao động từ 30 – 140 triệu đồng.
3. Phẫu thuật chỉnh hàm
Trong trường hợp hở lợi do cấu trúc hàm, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật chỉnh hàm để có thể khắc phục khuyết điểm một cách triệt để. Phẫu thuật được tiến hành nhằm cắt bỏ phần lợi dư thừa và điều chỉnh lại cấu trúc xương ổ răng. Sau đó, đẩy hàm trên lùi vào phía trong và cố định lại bằng vít titan.
4. Điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa
Nếu niềng răng xong bị hở lợi do viêm nướu răng (viêm lợi), bạn cần thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị để chữa dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Với viêm nướu răng, điều trị chủ yếu là cạo vôi răng và sử dụng nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn như Zinc gluconate, Chlorhexidine, Hexetidine,…
Để hạn chế tình trạng hở lợi sau khi chỉnh nha, bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Với những biện pháp này, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng trên – trừ trường hợp cười hở lợi do di truyền.
Niềng răng xong bị hở lợi ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên trước khi can thiệp cách xử lý, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định đúng nguyên nhân cụ thể.
Niềng răng xong có bị hở lợi không?
Niềng răng không chỉ giúp khắc phục tình trạng răng hô móm, răng thưa, răng chen chúc và lệch lạc mà còn là phương pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả. Bằng cách nắn chỉnh răng về đúng vị trí kết hợp với kỹ thuật đánh lún, bác sĩ có thể làm giảm phần xương hàm trên và teo phần lợi dư thừa, từ đó thu nhỏ phần lợi hở ra trong quá trình giao tiếp.
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp phải tình trạng hở lợi sau khi niềng răng xong. Tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ trường hợp nào, đặc biệt là ở những người can thiệp niềng răng – chỉnh nha tại các phòng khám kém chất lượng.
Niềng răng xong bị hở lợi không hẳn là biến chứng do chỉnh nha không đúng kỹ thuật. Trong một số trường hợp, tình trạng này là hiện tượng bình thường do sự phát triển của xương hàm (xương hàm phát triển từ 10 – 18 tuổi). Vì vậy, cần xác định đúng nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng để can thiệp các biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng
Niềng răng xong bị hở lợi có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
1. Do niềng răng trong giai đoạn xương hàm phát triển
Như đã biết, trẻ từ 10 – 11 tuổi trở lên đã hoàn thành bộ răng vĩnh viễn có thể can thiệp niềng răng để khắc phục các khuyết điểm như răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, răng chen chúc và khấp khểnh. Chỉnh nha sớm giúp quá trình nắn chỉnh diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao, thời gian niềng nhanh và chi phí cũng thấp hơn so với niềng răng cho người lớn tuổi.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn răng và xương hàm vẫn đang phát triển. Đối với trẻ di truyền cười hở lợi từ người thân trong gia đình, niềng răng hoàn toàn không thể ngăn cản sự phát triển của xương hàm. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, có thể xem xét một số biện pháp khắc phục sau khi nắn chỉnh răng.
2. Do bị viêm nướu khi niềng răng
Ngoài ra, tình trạng hở lợi sau khi niềng răng cũng có thể xảy ra do bị viêm lợi trong thời gian niềng. Viêm lợi là tình trạng phần mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm do hại khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức. Đây là bệnh lý có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm sau khi thực hiện một số biện pháp chăm sóc răng miệng.
Tuy nhiên khi đeo mắc cài, thức ăn thừa dễ dàng bám dính vào răng dẫn đến tăng hình thành mảng bám và cao răng. Tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, sinh sôi và bài tiết độc tố gây viêm nhiễm, phù nề mô nướu. Viêm lợi kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến lợi phì đại và hở lợi khi cười, giao tiếp.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
3. Do tay nghề của bác sĩ
Đa phần những trường hợp niềng răng xong bị hở lợi đều xảy ra do tay nghề của bác sĩ. Sử dụng lực siết hàm không phù hợp hoặc dùng sai khí cụ có thể khiến răng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn, phần lợi bị hở và lộ ra nhiều khi giao tiếp.
Một số sai sót trong quá trình chỉnh nha có thể gây ra hiện tượng hở lợi sau khi niềng răng:
Do bác sĩ sử dụng lực không phù hợp khi kéo răng hô: Thông thường để nắn chỉnh răng hô, bác sĩ phải sử dụng mắc cài cùng với chun, mắc lò xo để kéo khối răng phía trước lùi vào phía sau. Tuy nhiên nếu dùng lực quá mạnh, tất cả các răng đều bị dịch chuyển về phía sau dẫn đến tình trạng chân răng chen chúc làm đẩy răng cửa trồi lên và gây ra tình trạng cười hở lợi. Với những trường hợp này, bác sĩ phải kết hợp kéo hô và đánh lún răng bằng minivis hoặc dây cung chuyên dụng để phòng ngừa hở lợi sau khi niềng.
Hiệu ứng cuộn: Để đóng khoảng răng (với trường hợp răng thưa, phải nhổ bỏ răng), bác sĩ sẽ sử dụng dây cung và lò xo, chun chuỗi. Tuy nhiên nếu điều chỉnh lực không phù hợp, khối răng cửa phía trước sẽ bị cuộn vào trong dẫn đến cười hở lợi. Để phòng ngừa hiệu ứng cuộn, bác sĩ phải sử dụng dây cung có độ cứng cao và điều chỉnh lực siết hàm nhẹ, liên tục.
Dùng chun liên hàm không phù hợp: Chun liên hàm là một trong những khí cụ niềng răng được sử dụng trong trường hợp khớp cắn hở. Tuy nhiên, dùng chun liên hàm sai vị trí hoặc điều chỉnh lực không phù hợp, phần lợi phía trên sẽ bị lộ ra nhiều hơn dẫn đến cười hở lợi sau khi niềng răng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng xong bị hở lợi. Trong đó, phần lớn đều xảy ra do tay nghề của bác sĩ. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám khác để được kiểm tra và khắc phục sớm.
Hở lợi sau khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Hở lợi sau khi niềng răng – chỉnh nha hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, phần lợi bị hở ra quá mức có thể làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười và gây ra tâm lý thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp.
Nếu hở lợi xảy ra do viêm lợi kéo dài, bạn cần phải điều trị sớm để phòng tránh biến chứng nặng nề. Trên thực tế, viêm lợi là bệnh nha khoa thường gặp có mức độ nhẹ và dễ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các cơ quan khác như dây chằng nha chu, cement và xương hàm dẫn đến viêm nha chu. Khác với viêm lợi, viêm nha chu là một dạng nhiễm khuẩn nặng, mãn tính và có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
Cách khắc phục niềng răng xong bị hở lợi
Niềng răng xong bị hở lợi có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục niềng răng xong bị hở lợi:
1. Phẫu thuật cắt lợi
Phẫu thuật cắt lợi là phương pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả và khá an toàn. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bớt phần lợi thừa để làm dài chân răng. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ cắt bỏ khoảng từ 2 – 4mm để tạo ra đường cười cân đối và hài hòa.
2. Niềng răng lại
Niềng răng lại được chỉ định trong trường hợp hở lợi do bác sĩ chỉnh nha sai kỹ thuật. Vì quá trình niềng răng đã thực hiện xong nên bác sĩ buộc phải lên phác đồ mới dựa vào cấu trúc răng miệng hiện tại.
Niềng răng đúng kỹ thuật sẽ giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí và khắc phục tình trạng hở lợi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là không phải ai cũng có khả năng chi trả cho lần niềng răng thứ 2. Bởi phương pháp này có chi phí khá cao dao động từ 30 – 140 triệu đồng.
3. Phẫu thuật chỉnh hàm
Trong trường hợp hở lợi do cấu trúc hàm, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật chỉnh hàm để có thể khắc phục khuyết điểm một cách triệt để. Phẫu thuật được tiến hành nhằm cắt bỏ phần lợi dư thừa và điều chỉnh lại cấu trúc xương ổ răng. Sau đó, đẩy hàm trên lùi vào phía trong và cố định lại bằng vít titan.
4. Điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa
Nếu niềng răng xong bị hở lợi do viêm nướu răng (viêm lợi), bạn cần thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị để chữa dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Với viêm nướu răng, điều trị chủ yếu là cạo vôi răng và sử dụng nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn như Zinc gluconate, Chlorhexidine, Hexetidine,…
Để hạn chế tình trạng hở lợi sau khi chỉnh nha, bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Với những biện pháp này, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng trên – trừ trường hợp cười hở lợi do di truyền.
Niềng răng xong bị hở lợi ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên trước khi can thiệp cách xử lý, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định đúng nguyên nhân cụ thể.