• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Niềng răng là gì? Đối tượng nên niềng

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Để sở hữu một nụ cười đẹp hoàn hảo thì niềng răng đang là lựa chọn hàng đầu cho những ai không may có hàm răng mọc lệch lạc, không đều, thưa, hô,… Thế nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về niềng răng, phương pháp thực hiện và những tác động của nó lên sức khỏe răng miệng?
Niềng răng là gì?
Niềng răng là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa để nói về phương pháp dịch chuyển răng sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng, nhằm điều chỉnh lại các trường hợp răng bị hô, móm, thưa, mọc lệch lạc,… Qua đó mang lại hàm răng đều đẹp, cân đối, đảm bảo tính thẩm mỹ với nụ cười toả sáng và khuôn mặt trở nên hài hòa.
Chỉnh nha là gì? Chỉnh nha là tên gọi khác của niềng răng. Một quá trình chỉnh nha cơ bản có thể diễn ra từ 8 tháng cho đến 3 năm hoặc lâu hơn nữa, tuỳ thuộc vào mức độ lệch lạc, hô, móm của từng người cũng như kế hoạch, phác đồ điều trị mà nha sĩ đề nghị. Ngoài ra cũng có rất nhiều phương pháp như: Niềng răng mắc cài inox, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt, niềng răng trong suốt, niềng răng mặt trong.
Niềng răng mang đến những lợi ích gì?
Được biết đến là phương pháp giúp dịch chuyển răng hiệu quả nhất hiện nay mà không cần phẫu thuật, niềng răng mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là mặt thẩm mỹ như:
Cải thiện tính thẩm mỹ
Đa phần mọi người tìm đến niềng răng là để có được hàm răng đều, đẹp như mong muốn. Đó cũng là lý do tại sao họ chấp nhận bỏ thời gian, công sức và cả chi phí cho quá trình niềng răng.
Bên cạnh đó, một hàm răng đều, đẹp, kèm theo nụ cười toả sáng sẽ giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp, loại bỏ cảm giác tự ti, mặc cảm trước đây do không có được một ngoại hình hoàn hảo.
Giúp quá trình nhai được diễn ra thuận lợi
Khi răng mọc không ngay ngắn, lệch lạc trên cung hàm sẽ khiến các khớp cắn không khớp nhau dẫn đến việc gặp phải nhiều khó khăn trong nhai, cắn, xé, nghiền nát thức ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài, rất có thể sẽ gây ra các tổn thương cho khớp cắn, đau nhức đầu khi nhai,…
Thêm vào đó, việc không thể nghiền nát thức ăn sẽ tạo ra các áp lực cho dạ dày, buộc nó phải hoạt động nhiều hơn để thực hiện nhiệm vụ thay cho răng và tiêu hoá thức ăn. Do vậy dễ gây ra các bệnh về đường ruột, chứng khó tiêu, đau dạ dày,…
Trong trường hợp này, chỉnh nha sẽ giúp định hình lại vị trí răng trên cung hàm, các khớp cắn được khớp với nhau. Nhờ đó mà việc ăn, nhai diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo không chỉ sức khỏe cho răng miệng mà còn cả hệ tiêu hoá.
Giảm bớt áp lực tác động lên xương hàm
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về hàm trên hoặc hàm dưới hô quá nhiều, chìa ra phía trước đều gây ra những tổn thương nhất định đến hàm răng. Trường hợp khớp cắn quá sâu, bệnh nhân có thể cắn vào phần mô răng phía trong, đặc biệt là gây tổn hại đến xương quai hàm.
Niềng răng hô lệch sẽ tác động đến vị trí của răng, đưa nó trở về đúng vị trí, loại bỏ tình trạng hô, móm, giúp các khớp cắn được khớp với nhau, giảm bớt áp lực tác động lên xương quai hàm.
Giúp việc phát âm được chuẩn hơn
Bạn có biết, khi răng mọc lệch lạc, đặc biệt là răng thưa có thể gây ra tình trạng phát âm sai thậm chí là khó phát âm. Do đó việc niềng răng sẽ giúp chúng ta phát âm chuẩn hơn.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Để khắc phục các vấn đề về răng mọc lệch lạc chúng ta có thể cải thiện bằng cách tiến hành niềng răng an toàn theo nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn các khí cụ chỉnh nha phù hợp nhất, trong đó gồm có:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng tự đóng
Niềng răng tháo lắp 3D
Niềng răng mặt trong
Các giai đoạn trong quy trình chỉnh nha
Chỉnh nha là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người điều trị phải thật sự kiên trì. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra với 5 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn kéo thẳng hàm răng
Giai đoạn chỉnh chân răng
Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng
Giai đoạn duy trì
Độ tuổi nào nên niềng răng?
Độ tuổi lý tưởng được Hiệp Hội nha khoa Quốc Tế khuyên các bậc phụ huynh đưa trẻ đi khám điều trị niềng răng là 6 – 7 tuổi, khi chiếc răng cố định cuối cùng đã mọc hoàn chỉnh. Và lứa tuổi lý tưởng nhất cho việc niềng răng là trong khoảng 8 – 9 tuổi tới 18 tuổi, bởi trong thời gian này cấu trúc xương của trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, có lợi cho việc uốn nắn, định hình. Nhờ đó mà thời gian và hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn bình thường.
Dù vậy chúng ta vẫn không thể phủ định rằng những người ở lứa tuổi trung niên và hoa niên thì không thể chỉnh nha. Khi nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng thì nhiều người ở lứa tuổi trên 20 thậm chí là 50 vẫn lựa chọn chỉnh nha để che đi khuyết điểm, cải thiện ngoại hình.
Như vậy, chúng ta có thể chia thành 2 giai đoạn để niềng răng hiệu quả cao nhất, đó là:
Khi trẻ từ 7 – 9 tuổi: Bác sĩ sẽ theo dõi được hàm răng hỗn hợp với mục đích dự phòng, sửa chữa, can thiệp những sai lệch, định hình khoảng xương hàm phù hợp cho các răng vĩnh viễn mọc. Phòng tránh và điều trị sớm các vấn đề như khớp cắn chéo, sâu, lệch lạc xương hàm,… bằng các khí cụ chức năng.
Khi trẻ từ 12 – 13 tuổi: Lúc này răng hàm trên đã mọc đầy đủ, xương hàm phát triển ổn định, thích hợp để can thiệp và mang lại kết quả chỉnh nha tốt nhất. Mục đích của giai đoạn này là di chuyển răng về đúng vị trí để đạt kết quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu. Thời gian điều trị thường sẽ kéo dài trong khoảng 18 tháng cho đến 24 tháng.
https://reviewnhakhoa.vn
 
Top