• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Niềng Răng Có Cần Nhổ Răng Không? Giải Đáp

Quanghieufinance

Thượng đế
Niềng răng có cần phải nhổ răng không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bạn đọc. Bởi nhổ bỏ răng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và chức năng ăn, nhai. Trên thực tế, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng miệng cụ thể của từng trường hợp để cân nhắc về việc có nhổ bỏ răng hay không.
Niềng răng có cần phải nhổ răng không?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp giúp khắc phục nhiều khuyết điểm của răng như răng hô vẩu, móm, răng lệch lạc, chen chúc, răng thưa,… Tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của từng trường hợp, việc điều chỉnh răng sẽ được thực hiện bởi hệ thống mắc cài hoặc khay niềng trong suốt.
Các khí cụ niềng răng có thể tạo lực kéo nhằm điều chỉnh vị trí của răng một cách từ từ để tạo sự cân đối và hài hòa cho toàn hàm. Ngoài hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng chỉnh nha còn giúp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Bên cạnh những thắc mắc về quy trình, chi phí, ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp niềng răng, Niềng răng có cần phải nhổ răng không? cũng là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bạn đọc.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, rất nhiều trường hợp chỉnh nha phải nhổ bỏ bớt răng thừa để quá trình niềng diễn ra thuận lợi. Bởi răng thừa là nguyên nhân khiến các răng trên cung hàm xảy ra hiện tượng chen chúc và khấp khểnh. Vì vậy để điều chỉnh răng về vị trí như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ một vài răng ít quan trọng.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nhất thiết phải nhổ bỏ răng khi niềng. Bác sĩ sẽ đánh giá từng trường hợp để chỉ định có nhổ bỏ răng hay không.
1. Những trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng
Nhổ răng khi niềng có thể được áp dụng trong những trường hợp sau:
Răng thừa khiến toàn bộ hàm chen chúc, khấp khểnh: Ở một số người, hàm răng sẽ có nhiều hơn 32 chiếc răng. Tình trạng này khiến cho các răng trên cung hàm không có đủ không gian để phát triển dẫn đến tình trạng chen chúc và khấp khểnh. Thực tế, răng khấp khểnh cũng có thể xảy ra ở những người mọc đủ 32 răng nhưng kích thước răng lớn khiến các răng mọc lệch lạc. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình niềng răng – chỉnh nha.
Răng hô, móm nặng: Trường hợp răng hô, móm nặng cũng được chỉ định nhổ bỏ răng để quá trình niềng diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, nhổ răng trong trường hợp này còn giúp răng trở về đúng vị trí và khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn.
Trường hợp răng khôn mọc lệch: Răng khôn là răng nằm ở cuối cung hàm và chỉ mọc trong giai đoạn từ 17 – 29 tuổi. Vì mọc khá muộn nên răng ở vị trí này dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc,… Nếu răng khôn gặp phải những vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ trước khi niềng.
Ngoài những trường hợp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng khi niềng trong một số trường hợp khác. Số lượng răng nhổ trong quá trình niềng có thể dao động từ 1 – 6 răng tùy theo từng trường hợp.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic giá bao nhiêu
2. Các trường hợp không cần nhổ răng khi niềng
Trong một số trường hợp, không nhất thiết phải nhổ răng trong quá trình niềng. Những trường hợp này có thể tiến hành chỉnh nha như bình thường và vẫn đạt được hiệu quả cao nếu thực hiện đúng liệu trình.
Các trường hợp không cần phải nhổ răng khi niềng:
Trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển: Nếu niềng răng sớm, trẻ thường không phải nhổ bỏ răng do cấu trúc hàm đang trong giai đoạn phát triển. Với những trường hợp răng chen chúc, bác sĩ sẽ can thiệp nong rộng xương hàm để giúp cấu trúc răng trở nên hài hòa và cân đối. Tuy nhiên trong trường hợp có răng thừa, bác sĩ vẫn phải nhổ bỏ để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao.
Răng thưa: Răng thưa xảy ra khi khoảng cách giữa các răng quá rộng. Vì vậy khi niềng răng thưa, bác sĩ thường không chỉ định nhổ bỏ răng.
Cung hàm rộng: Với những người có cung hàm rộng, bác sĩ có thể điều chỉnh răng theo ý muốn mà không cần phải nhổ bớt răng. Bởi nhổ bỏ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng. Do đó nếu không cần thiết, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn toàn bộ răng trên cung hàm.
Nguyên tắc nhổ răng khi niềng
Nhổ răng sẽ tạo khoảng trống giúp cho việc điều chỉnh vị trí của răng diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nhổ bỏ răng chỉ được xem xét thực hiện khi cần thiết để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng khi niềng được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Chỉ nhổ răng khi cần thiết: Nhổ răng đồng nghĩa với răng mất hoàn toàn chức năng sinh lý (ăn nhai, hỗ trợ giao tiếp,…). Hơn nữa, răng đã nhổ bỏ không thể mọc lại như trước nên việc nhổ răng khi niềng chỉ được thực hiện khi cần thiết. Trong tất cả các trường hợp, bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc phải nhổ bỏ răng nếu có thể.
Vị trí răng nhổ: Mục đích chính của nhổ răng khi niềng là tạo khoảng trống trên cung hàm nhằm giúp việc điều chỉnh vị trí của răng diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng ăn nhai, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng số 4 (hoặc số 5) và răng số 8 (răng khôn). Những răng còn lại giữ có vai trò quan trọng đối với chức năng thẩm mỹ và sinh lý nên đều chống chỉ định nhổ bỏ nếu không gặp phải các vấn đề nha khoa nghiêm trọng.
Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không? Có đau không?
Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Bởi răng đã nhổ bỏ không có khả năng mọc lại, điều này đồng nghĩa với việc chức năng sinh lý của răng sẽ mất đi hoàn toàn. Chính vì vậy, trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tính toán kỹ về việc nhổ bỏ răng và lựa chọn răng ở những vị trí ít quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Về bản chất, nhổ bỏ răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cấu trúc hàm. Do đó nếu có ý định niềng răng, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện đáng tin cậy để thực hiện. Niềng răng ở những cơ sở kém chất lượng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngược lại còn có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng.
Nhổ răng khi niềng có đau không cũng là vấn đề được quan tâm bên cạnh những ảnh hưởng của việc nhổ răng. Được biết khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê nên hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay ê buốt.
Tuy nhiên sau khi hết thuốc tê, răng có thể bị đau kèm theo sưng đỏ và chảy máu. Để kiểm soát các triệu chứng này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau răng, chống viêm và kháng sinh sau khi nhổ răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp giảm đau khác như chườm lạnh, dùng thức ăn mềm, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc,…
Trên đây là những thông tin giải đáp “Niềng răng có cần nhổ răng không?” và một số vấn đề cần biết xoay quanh việc nhổ bỏ răng trong quá trình chỉnh nha. Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện uy tín nếu có ý định niềng răng.
 
Top