• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Những lưu ý sau khi cấy ghép implant

  • Thread starter kimxuan1
  • Ngày gửi
K

kimxuan1

Guest
Việc không hiểu biết về hậu quả của mất răng làm cho bạn không nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn từng cái răng thật trong miệng. Suy nghĩ “răng đau thì nhổ” từ bao lâu nay đã lan truyền rất rộng, làm ảnh hưởng cho cả cộng đồng, từng cái răng cứ “một đi không trở lại”.

Những lưu ý sau khi cấy ghép implant
Xã hội hiện đại, theo sự phát triển về kinh tế, nhu cầu sống ngày càng lên cao. Mọi người dần nhận thấy sự bất tiện khi mất răng, nhu cầu phục hồi răng mất cũng nhiều hơn. Rất nhiều giải pháp phục hồi răng mất, từ những cái răng tháo lắp bằng nhựa, nguyên hàm tháo lắp, cho đến những cái răng sứ được bắc cầu.

Và rồi Implant nha khoa xuất hiện, như 1 “tân tinh” chói sáng làm lu mờ đi những giải pháp cũ, với khả năng độc nhất vô nhị “tái tạo lại chân răng đã mất”, Implant nhanh chóng trở thành lựa chọn số 1 cho “sự nghiệp trồng răng”, được xác định là tiêu chuẩn cho việc phục hồi răng mất. Vậy thì Implant là gì, nó hoạt động ra sao chúng ta cùng đi tìm hiểu.


Implant nha khoa là gì?
Implant nha khoa như chúng ta biết được phát minh ra từ năm 1952 bởi 1 vị bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Thụy Điển.

Ngày nay, trong lĩnh vực nha khoa, Implant được xem xét là tiêu chuẩn trong việc làm răng giả thay thế cho răng thật đã mất. Implant là một vật liệu phẫu thuật được đặt cố định vào trong xương hàm, liên kết chắc chắn với xương hàm sau khoảng thời gian vài tháng. Implant đảm nhận vai trò làm phần chân cho vị trí mất răng, “chân răng nhân tạo” này sẽ giữ lấy mão răng bên trên.

Implant nằm cứng chắc trong xương hàm là sự thay thế gần với răng thật nhất bởi vì mão răng được gắn trực tiếp trên Implant, không làm tổn hại đến các răng bên cạnh. Quá trình liên kết giữa Implant với xương hàm được gọi là “sự tích hợp xương”.

Hầu hết Implant được chế tạo từ Titan (titanium), một loại kim loại hiếm, cho phép chúng hợp nhất với xương mà không bị cơ thể đào thải. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Implant không ngừng được cải tiến để trở nên ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày nay, tỉ lệ thành công của Implant nha khoa đã lên đến 98%.

Vì sao chúng ta cần phải cấy ghép Implant?
Implant có thể được dùng để thay thế cho 1 răng, vài răng hoặc là cả hàm răng. Mục đích của việc thay thế răng (làm răng giả) trong nha khoa là để phục hồi chức năng (ăn nhai, giao tiếp) và thẩm mỹ.

Khi nghĩ đến việc phục hồi lại các răng đã mất, thông thường sẽ có 3 lựa chọn sau đây:

  • Hàm răng tháo lắp
  • Cầu răng cố định
  • Implant
Hàm răng tháo lắp là lựa chọn có giá khá thấp, nhưng lại ít được ưa chuộng nhất, bởi vì sự bất tiện của hàm tháo lắp trong miệng. Hơn nữa, hàm tháo lắp có thể sẽ ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác ăn nhai.

Cầu răng cố định là lựa chọn phục hồi răng phổ biến hơn trước khi Implant được đưa vào chỉ định điều trị nha khoa. Điều bất lợi chính khi làm cầu răng đó là sự phụ thuộc vào các răng thật còn lại bên cạnh răng mất. Implant chỉ nằm chắc chắn trong xương và hoàn toàn không ảnh hưởng đến các răng thật xung quanh. Quyết định chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

  • Vị trí mất răng
  • Số lượng (đủ xương hay không) và chất lượng (xương xốp hay cứng) của vị trí cấy ghép Implant
  • Sức khỏe của bệnh nhân
  • Chi phí
  • Sở thích (mong muốn) của bệnh nhân
Phương pháp làm Implant là phương pháp ôn hòa để thay thế răng mất mà không làm ảnh hưởng hoặc gây biến đổi đến các răng bên cạnh. Hơn thế nữa, bởi vì Implant tích hợp vào trong cấu trúc xương, nên rất ổn định, trông như răng thật của bạn vậy.

Các bước phẫu thuật cấy ghép Implant
Bước 1: Tư vấn và lên kế hoạch điều trị
Trong quá trình tư vấn và lên kế hoạch điều trị cho 1 ca phẫu thuật cấy ghép Implant. Bác sĩ phẫu thuật nha khoa sẽ khám lâm sàng trên miệng, đồng thời khảo sát tình trạng xương của bệnh nhân qua phim chụp X-quang 3D (phim CBCT), xem xét số lượng và chất lượng xương của bệnh nhân, có cần ghép thêm xương hay không, thiết kế vị trí cấy ghép Implant vào trong xương hàm. Khi đã chắc chắn có thể đặt Implant vào vị trí thiết kế, bệnh nhân sẽ được lên lịch để tiến hành phẫu thuật cấy ghép Implant.

Bước 2: Kiểm tra điều kiện xương tại vị trí cấy ghép Implant
Trong quá trình phẫu thuật, thông thường bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng giải phẫu cũng như áp dụng những biện pháp giảm đau khác, để cho bệnh nhân thoải mái và bớt lo lắng, cảm thấy an tâm hơn. Bước đầu của phẫu thuật cấy ghép Implant thường gồm việc nhổ 1 hoặc nhiều cái răng. Trong một số trường hợp, vị trí cần cấy ghép Implant vẫn còn cái răng hư nằm ở đó. Để chuẩn bị cho việc cấy ghép Implant thì cần nhổ cái răng đó ra trước, có thể cân nhắc “ghép xương ổ răng” ngay vị trí nhổ răng để đảm bảo đủ xương cơ bản cho việc cấy ghép Implant, khu vực này phải đợi lành thương khoảng từ 2 đến 6 tháng.

Đối với khu vực mất răng đã lâu, xương hàm tiêu đi mất, cần phải “ghép xương khối” ở phía trên xương hàm thì đòi hỏi thời gian lành thương lâu hơn, 6 tháng hoặc nhiều hơn. Ở một vài trường hợp đặc biệt, điều kiện xương hàm thuận lợi, có thể tiến hành đồng thời nhổ răng và cấy ghép Implant cùng lúc, phương pháp điều trị này gọi là “Implant tức thì”, dành cho những bạn có nhu cầu rút ngắn thời gian điều trị.

Trong trường hợp cấy ghép Implant ở hàm trên vùng răng phía sau, khu vực này bởi vì có sự xuất hiện của xoang hàm ( kế bên xoang mũi), nên đôi khi không đủ xương để cấy ghép Implant, lúc này sẽ cần kĩ thuật “nâng xoang” để nâng sàn xoang hàm lên, ghép thêm xương vào vị trí dưới sàn xoang hàm, khi đó khu vực này mới đủ xương để cấy ghép Implant.

Bước 3: Cấy ghép Implant vào trong xương hàm

Sau khi đã thỏa mãn mọi điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép Implant với một bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng (bộ Kit) cho Implant. Gắn “nắp lành thương” (healing cap) vào phía trên, khâu nướu lại, và chờ đợi lành thương vùng phẫu thuật. Trong thời gian chờ đợi lành thương, nha sĩ sẽ gắn răng tạm ở vị trí mất răng để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Bước 4: Chờ đợi lành thương (tích hợp xương)
Thời gian lành thương tùy thuộc vào thể chất, chất lượng xương của mỗi bệnh nhân, thông thường nằm trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng. Quá trình lành thương này chính là quá trình Implant hợp nhất với xương hàm (quá trình tích hợp xương), trong suốt thời gian này, điều quan trọng là phải tránh lực tác động vào Implant. Tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ để bảo đảm không xuất hiện tình trạng viêm nhiễm quanh Implant, và quá trình tích hợp xương phải diễn ra một cách thuận lợi. Như vậy mới bảo đảm cho ca phẫu thuật cấy ghép Implant thành công.

Bước 5: Giai đoạn phục hình (gắn răng kết thúc)
Sau giai đoạn lành thương, xác định sự tích hợp xương của Implant thành công (xương bao bọc xung quanh Implant), lúc này nha sĩ sẽ tháo “nắp lành thương” (healing cap) ra, gắn khớp nối (abutment) lên trên Implant, khớp nối này dùng để giữ mão răng (crown) phía trên nó. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu của khớp nối cùng với hàm răng bệnh nhân để làm mão răng vừa khít với nó. Mão răng được dán bằng vật liệu chuyên dụng hoặc dùng vít gắn chặt vào khớp nối.

Những điều cần lưu ý sau khi cấy ghép implant
  • Sau khi cấy ghép Implant thành công, theo thời gian sử dụng, Implant vẫn tồn tại nguy cơ xảy ra tình trạng gọi là “viêm quanh Implant” (Peri-Implantiris), tương đương như tình trạng viêm xung quanh răng tự nhiên vậy. Điều này có thể gây viêm nhiễm nướu, xương quanh Implant.
  • Tình trạng viêm nhiễm này thường là do lực cắn quá tải tác động lên Implant hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn sinh ra (do vệ sinh răng không kĩ, tích tụ mảng bám quanh răng).
  • “Viêm quanh Implant” có thể dẫn đến Implant rớt ra khỏi xương hàm nếu không điều trị.
  • Sau khi cấy ghép Implant, cần duy trì thói quen chăm sóc Implant tại nhà và kiểm tra định kì tại phòng khám để loại trừ các yếu tố gây ảnh hưởng bất lợi đến Implant, giúp cho Implant tồn tại vĩnh viễn.
  • Vệ sinh răng miệng chăm sóc Implant tại nhà bao gồm việc chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám.
  • Tại phòng khám, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để loại bỏ mảng bám cứng (vôi hóa) xung quanh Implant mà bệnh nhân không tự làm sạch được
  • Khi cần thiết, bác sĩ sẽ thiết kế cục cắn để chống quá tải lực cắn trên Implant.
Để biết thêm thông tin xin hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi:
NHA KHOA KIM XUÂN – KIM XUÂN DENTAL CLINIC

Địa Chỉ:
163-165 Ngô Tất Tố, Phường 22, Bình Thạnh, HCM
Hotline: 0936103610 – 0849797949 (Viber, Zalo, FaceTime)
Phone: 028 38409739
Facetime tư vấn cho bệnh nhân ở xa
Trả góp tín dụng lãi suất 0% từ 6-12 tháng

Website: http://nhakhoakimxuan.com.vn
 
Top