• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Nhổ Răng Sữa Cho Bé Tại Nhà – Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc

Quanghieufinance231

Thượng đế
Nhổ răng sữa cho bé có thể đóng vai trò quan trọng tới việc hình thành răng vĩnh viễn sau này. Việc thiếu kiến thức trong bảo vệ sức khỏe răng miệng, tác động xấu tới quá trình thay răng sữa có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới cha mẹ những thông tin cần thiết để giữ gìn nụ cười khỏe đẹp cho con.
Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng tạm thời xuất hiện khi bé còn nhỏ. Khoảng thời gian bắt đầu mọc kéo dài từ lúc 6 tháng tuổi tới 3 tuổi. và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Không ít bậc phụ huynh lầm tưởng rằng răng sữa không hề ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, quá trình mọc hoàn thiện của răng sữa vẫn có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng trẻ chậm mọc răng, bệnh lý răng miệng…
Vai trò của răng sữa tới sự phát triển sau này của trẻ
Do quãng thời gian tồn tại ngắn và sự thay thế tự nhiên của răng vĩnh viễn mà nhiều cha mẹ chưa thực sự có cái nhìn đúng đắn về vai trò của răng sữa.
Trên thực tế, các chuyên gia nha khoa cho biết, vai trò thực chất của răng sữa quan trọng tương đương so với răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố quan trọng, đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân trong những năm đầu phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một số lợi ích cụ thể như:
Răng sữa là những chiếc răng đầu đời, mọc trong giai đoạn ăn dặm giúp trẻ nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Khoảng thời điểm 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập tiếp xúc với những thức ăn có dạng rắn hơn và cần rèn luyện thói quen tập nhai.
Quá trình mọc của răng sữa sẽ giúp trẻ hình thành khả năng phát âm đúng. Chính vì vậy, nếu nhổ răng sữa sớm hoặc sai cách dẫn tới tổn thương có thế khiến bé nói ngọng hoặc mắc một số tật phát âm khác.
Sự hình thành của răng sữa sẽ kích thích sự phát triển của xương hàm. Chúng sẽ giúp trẻ có thể nhai, cắn thức ăn, làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt. Chính vì vậy, nếu cho trẻ ăn dặm muộn có thể tác động xấu tới quá trình mọc răng sau này.
Răng sữa là tiền đề giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và đúng thời điểm. Nếu không chăm sóc đúng cách khiến răng sữa bị sún, vỡ, hỏng buộc phải nhổ bỏ trước khi tới thời điểm thay thích hợp thì có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc lệch, ở vị trí khuyết thiếu của răng sữa để lại sẽ khiến các răng còn lại có xu hướng đồ dồn về gây lệch lạc khớp cắn.
Nếu phụ huynh có tình nhổ răng sữa tại nhà khi không đủ kiến thức, kinh nghiệm sẽ dẫn tới tình trạng xác định sai mức độ lung lay, dẫn tới nhổ quá sớm hoặc quá muộn.
Mất răng sớm sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, khiến răng vĩnh viễn mọc chậm, việc nhai thức ăn bằng lợi sẽ khiến lỗ hổng do mất răng sữa bị đau nhức, đến khi liền lại sẽ gây khó khăn cho quá trình răng vĩnh viễn mọc lên.
Quá trình mọc răng sữa của bé
Thông thường, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu từ lúc 5 – 7 tháng tuổi và kết thúc vào khoảng 2,5 – 3 tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân, cơ địa và chế độ dinh dưỡng khác nhau có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa thời điểm mọc và thay răng sữa. Thời điểm xuất hiện cụ thể của trẻ như sau:
Khoảng từ 6-8 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc 4 răng cửa giữa bao gồm 2 răng cửa giữa dưới, tiếp đến là 2 răng cửa giữa trên.
Khoảng từ 9-12 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc 4 răng cửa hai bên
Khoảng từ 12- 15 tháng tuổi, 4 răng hàm sữa thứ nhất sẽ lần lượt mọc lên
Tiếp đến từ khoảng 18- 21 tháng tuổi, 4 răng nanh sữa sẽ mọc
Thời gian từ 24 – 30 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc thêm 4 răng hàm sữa thứ hai
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bỏ qua thời điểm thay răng để kịp thời nhận diện các dấu hiệu và đưa trẻ đi nhổ răng sữa, tránh làm ảnh hưởng tới quá trình mọc của răng vĩnh viễn.
Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi từ 5-7, các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc dần, thay thế chỗ trống mà răng sữa để lại.
Thời gian này đóng vai trò vô cùng quan trọng tới việc quyết định hình thức, thứ tự răng về sau. Khi đó, trẻ sẽ mọc dần các răng hàm vĩnh viễn, sẽ không thay thế trọn đời trừ khi gặp tổn thương nghiêm trọng.
Độ tuổi 7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn sẽ mọc, thay thế răng sữa.
Khoảng từ 9-10 tuổi, các răng tiền hàm cối nhỏ thứ nhất mọc.
Khoảng 10-11 tuổi là thời điểm thay các răng nanh sữa bằng răng vĩnh viễn.
Độ tuổi từ 11-12 tuổi là lúc các răng tiền hàm cối nhỏ thứ hai mọc. Từ 13 tuổi trở đi, trẻ sẽ có hàm răng hoàn thiện bởi các răng vĩnh viễn. Thời điểm thay răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau và có sự chênh lệch tới vài tháng.
Một số bệnh lý liên quan tới răng sữa phổ biến
Để đảm bảo cho trẻ có hàm răng khỏe đẹp, trắng sáng và chắc chắn, phụ huynh nên theo sát quá trình thay và mọc răng sữa. Tuy nhiên, một số bệnh lý răng miệng do vi khuẩn có thể tác động tiêu cực tới quá trình này.
Mọc răng sữa chậm
Trẻ bị thiếu chất, do di truyền hoặc ăn dặm chậm… có thể bị mọc răng sữa chậm hơn so với bình thường. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ 7 tháng, thậm chí 10 tháng vẫn chưa mọc răng, đòi hỏi sự kích thích từ bên ngoài.
Sún răng sữa
Những phụ huynh thường xuyên cho con uống sữa vào ban đêm, không vệ sinh răng miệng, lưỡi hoặc cho con ăn nhiều đồ ngọt, lạm dụng kháng sinh có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.
Phần răng của trẻ sẽ bị mất dần lớp men, suy giảm diện tích phần thân tới tận lợi. Từ đó khiến bé cảm thấy khó khăn khi ăn, mất thẩm mỹ và có nguy cơ phải nhổ bỏ răng sữa sớm.
Dấu hiệu của việc cần nhổ răng sữa cho bé
Ngoài cách kiểm tra trực tiếp bằng tay để nhận định mức độ lung lay của răng, cha mẹ có thể nhận diện các dấu hiệu thay răng thông qua một yếu tố dưới đây:
Trẻ bị sốt nhẹ không kèm theo dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, kèm theo biểu hiện quấy khóc. Nếu trẻ sốt trên 38 C, bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nước dãi chảy nhiều kể cả khi không ăn uống.
Phần nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sưng đỏ bất thường, trẻ thích gặm đồ chơi hoặc mút tay….
Trẻ trở nên biếng ăn, không thích dùng các loại thực phẩm phải nhai quá nhiều.
Một số trường hợp đi phân lỏng trong khoảng 3 – 4 ngày đầu, cha mẹ nên chú ý bổ sung nước hoặc điện giải kịp thời.
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đúng cách
Đa số các trường hợp thay răng sẽ khuyên nên đưa con tới thăm khám tại nha sĩ để được kiểm tra toàn diện, xác định kịp thời các vấn đề răng miệng nếu có. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp có nhu cầu nhổ răng sữa cho bé tại nhà có thể tham khảo các bước dưới đây:
Rửa sạch tay bằng dung dịch cồn sát khuẩn và đeo găng tay y tế.
Trước khi nhổ nên kiểm tra lại một lần nữa mức độ lung lay của răng sữa.
Cha mẹ nên thuyết phục cho trẻ việc mình đang làm, trấn an tâm lý của trẻ để hạn chế tâm lý sợ hãi.
Cho trẻ súc miệng và làm sạch răng trước khi tiến hành nhổ.
Dùng ngón tay trỏ và ngón cái bấm đến tận chân răng cần nhổ, sau đó dùng lực thật mạnh và vặn cho răng rời khỏi lợi.
Dùng bông chặn vào vùng vừa nhổ, cho trẻ cắn chặt. Sau khoảng 15 – 20 phút nên kiểm tra kỹ lại để hạn chế tình trạng sót chân răng.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng sữa
Sau khi nhổ răng sữa sẽ không tránh khỏi cảm giác đau đớn, lạ lẫm thậm chí khó chịu cho bé. Để răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng thời điểm, hạn chế các vấn đề răng miệng trong thời gian lợi chưa lành, cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới những vấn đề như:
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ lần lượt mọc lên ở các vị trí thích hợp nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới quá trình vệ sinh và kích thích chân răng nhú lên. Do tính chất nhạy cảm của răng, lợi nên mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con.
Không nên cho trẻ dùng kem đánh răng có chứa flour quá sớm. Giai đoạn này trẻ rất dễ nuốt phải kem trong quá trình vệ sinh, việc lạm dụng chất này có thể ảnh hưởng tới men răng. Chính vì vậy, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm làm sạch chuyên biệt cho trẻ nhỏ.
Đối với trẻ 7 tháng chưa mọc răng sữa có thể do thiếu vitamin D, C hoặc ăn dặm muộn. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể mát xa lợi cho bé, đưa con đi tắm nắng và bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C.
Trong thời gian mọc và thay răng sữa, cơ thể trẻ sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, hay quấy khóc và mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn có thể cho con ngậm ti giả hoặc chườm khăn lạnh để hạn chế bớt tình trạng này.
Sau khi nhổ răng sữa, ở vị trí khuyết thiếu sẽ trở thành chỗ trống cản trở quá trình nghiền nhỏ thức ăn. Chính vì vậy, cha mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn dạng mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo, canh hoặc súp.
Đối với những trẻ trên 3 tuổi, răng sữa đã được hoàn thiện phần lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn cho con thói quen làm sạch răng miệng hằng ngày. Trong thời gian đầu, bạn nên theo sát để con tập đánh đúng cách.
Cho trẻ khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng vĩnh viễn phát triển đúng tiến độ, kịp thời có những điều chỉnh và phát hiện các bệnh lý răng miệng khác. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe nha khoa và giải tỏa tâm lý sợ nhổ răng.
Nhổ răng sữa cho trẻ an toàn, đúng khoa học sẽ giúp định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Cha mẹ nên chủ động đưa con tới các cơ sở khám chữa nha khoa uy tín để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và kịp thời phát hiện các bệnh lý, tránh ảnh hưởng tới nụ cười của con trong tương lai.
https://www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
 
Top