Quanghieufinance231
Thượng đế
Nhiễm trùng răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng dẫn đến tụ mủ. Tình trạng này gây đau đớn, tăng mức độ nhạy cảm của răng, sưng tấy, chảy mủ. Nhiễm trùng không tự biến mất, có thể lan sang hàm và nhiều vùng khác. Chính vì thế điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết.
Nhiễm trùng răng là gì?
Nhiễm trùng răng là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây ra hiện tượng tích tụ mủ. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do sâu răng không được điều trị, làm răng hoặc có chấn thương trước đó.
Khi nhiễm trùng răng xảy ra, răng ảnh hưởng và mô xung quanh có thể bị sưng tấy (viêm) và kích ứng, tích tụ mủ dẫn đến áp xe ở đầu chân răng. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, dẫn lưu và loại bỏ nhiễm trùng hoặc nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp không được điều trị, nhiễm trùng răng và áp xe răng có thể lan sang hàm, cổ, mặt và nhiều vị trí khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng
Để nhận biết nhiễm trùng răng, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Đau răng
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, đau răng có thể nhẹ hoặc rất nặng
Cơn đau thường liên tục, nhức nhói khó kiểm soát, đau nhiều khi phải nhai, cắn, ăn đồ lạnh hoặc nóng
Khi nhiễm trùng lây lan, đau có xu hướng lan rộng sang toàn bộ hàm hoặc những vùng cận kề, chẳng hạn như đau đầu, đau tai, đau cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn và tình trạng sưng tấy làm tăng áp lực lên nướu và hàm.
Đau răng do nhiễm trùng cũng thường trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống.
Tăng độ nhạy cảm: Răng trở nên cực kỳ nhạy cảm với thực phẩm lạnh, nóng, có tính axit hoặc nhiều đường. Khi tiêu thụ, những loại thực phẩm này có thể khiến răng ê buốt kéo hoặc làm bùng phát cơn đau.
Sưng tấy (viêm): Mô nướu quanh răng nhiễm trùng bị sưng, đỏ. Ngoài ra những trường hợp nhiễm trùng răng nghiêm trọng còn bị sưng hàm, sưng mặt rõ rệt so với bên còn lại.
Mụn mủ hoặc nhọt ở nướu: Mụn mủ hoặc nhọt ở nướu khiến mô nướu xung quanh răng sưng tấy. Đây là những vết sưng tấy do nhiễm trùng, bên trong có chứa vi khuẩn và mủ. Nhiều trường hợp có thể thấy mủ chảy ra từ vị trí này.
Thay đổi màu răng: Nhiễm trùng răng có thể khiến răng ảnh hưởng ngả sang màu nâu đậm, màu vàng hoặc màu xám. Nguyên nhân là nhiễm trùng dẫn đến chết tủy răng (viêm tủy răng hoại tử). Từ đó sinh ra những chất độc và răng không được nuôi dưỡng dẫn đến chuyển màu.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng thường liên quan đến sâu răng hoặc những chấn thương chưa được điều trị kịp thời (chẳng hạn như gãy, vỡ, mẻ răng). Lỗ sâu/ vết nứt, mẻ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tùy răng dẫn đến nhiễm trùng.
Cùng với men răng và ngà răng, tủy răng chứa mô liên kết, dây thần kinh và mạch máu tạo thành răng. Vì thế khi bị nhiễm trùng, các mạch máu và mô liên kết có xu hướng bị hỏng và thối rửa, tích tụ mủ và tăng độ nhạy cảm cho răng.
Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ những thiết bị dùng trong làm răng hoặc một vết nứt trên răng. Sau đó chúng nhanh chóng lan xuống tận chân răng, phát triển, tạo ổ viêm nhiễm, gây sưng tấy.
Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht có tốt không
Nguy cơ nhiễm trùng răng
Nguy cơ nhiễm trùng răng thường tăng cao hơn nếu có một trong những yếu tố dưới đây:
Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (do chế độ ăn uống thiếu chất, thuốc men hoặc bệnh tật) bị giảm hoặc không có khả năng chống lại vi trùng. Từ đó tạo điều kiện cho chúng phát triển trong răng và gây nhiễm trùng.
Vệ sinh răng miệng kém: Vi khuẩn, vụn thức ăn, mảng bám không được làm sạch làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng. Ngoài ra không cạo vôi răng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác.
Khô miệng: Nước bọt giúp trung hòa axit, diệt khuẩn và phòng ngừa sâu răng. Những người có lượng nước bọt thấp (khô miệng) sẽ có vi khuẩn phát triển nhanh chóng và mạnh hơn trong miệng.
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá thường có nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng răng cao hơn gấp 2 lần những người không hút thuốc lá.
Chế độ ăn nhiều đường: Sâu răng và nhiễm trùng thường gặp hơn ở những người thường xuyên uống và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Cụ thể như bánh kẹo ngọt, nước ngọt…
Biến chứng của nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng không thể tự khỏi, các phương pháp điều trị cần được áp dụng kịp thời để ngăn nhiễm trùng phát triển. Đối với những trường hợp không điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng đến hàm (nướu và xương), đầu, cổ và những vùng lân cận khác. Điều này gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:
Nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn xâm nhập vào máu, lây lan khắp cơ thể và đe dọa đến tính mạng.
Nang do răng
Mất răng
Hoại tử ở sàn miệng
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở
Viêm màng não do vi khuẩn (hiếm gặp).
Chẩn đoán nhiễm trùng răng
Để ngăn ngừa biến chứng của nhiễm trùng răng, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường. Quá trình này thường bao gồm:
Kiểm tra triệu chứng (sưng tấy, đỏ, đau, ổ áp xe, các triệu chứng toàn thân…)
Gõ vào răng kiểm tra độ nhạy cảm với áp lực và sự va chạm
Thực hiện các bài kiểm tra nhiệt
Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp CT nếu tình trạng nhiễm trùng đã lây lan đến những vùng khác. Các xét nghiệm này có khả năng xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Sau thăm khám, người bệnh sẽ được chỉ định dẫn lưu mủ kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp khác để điều trị.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng răng
Điều trị nhiễm trùng răng dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Điều trị nhiễm trùng răng tại nhà
Nhiễm trùng răng cần được điều trị bằng kháng sinh và các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên kết hợp một số biện pháp khắc phục và chăm sóc tại nhà có thể giảm nhanh triệu chứng và làm dịu cảm giác khó chịu.
Súc miệng với nước muối
Baking soda
Dùng trà cỏ cà ri
Tinh dầu đinh hương
Chườm lạnh
Thuốc giảm đau không kê đơn
2. Điều trị y tế
Thuốc kháng sinh
Dẫn lưu ổ áp xe
Lấy tủy răng
Loại bỏ dị vật
Nhổ răng
Phòng ngừa nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp. Bao gồm:
Khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Gặp nha sĩ nếu bị sâu răng, răng bị vỡ hoặc sứt mẻ, răng lung lay. Đồng thời áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp để phòng ngừa vi khuẩn phát triển trong răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn xong. Đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn.
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để đảm bảo kẽ răng được làm sạch hoàn toàn, phòng ngừa sâu răng.
Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour để tái khoáng răng, tăng độ vững chắc cho men răng. Từ đó ngăn ngừa sâu răng và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 hoặc 4 tháng 1 lần.
Hạn chế tiêu thụ những loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Ngoài ra nên cắt giảm đồ ăn nhẹ giữa những bữa ăn chính.
Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng, phòng ngừa khô miệng làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều khoáng chất (như canxi, magie, phốt pho…), vitamin A, C, D. Những chất dinh dưỡng này giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng khả năng kháng viêm và duy trì sức khỏe răng miệng.
Nhiễm trùng răng cần được điều trị sớm để ngăn nhiễm trùng lan rộng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này thường khỏi sau vài ngày điều trị. Điều quan trọng là chữa trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm trùng răng là gì?
Nhiễm trùng răng là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây ra hiện tượng tích tụ mủ. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do sâu răng không được điều trị, làm răng hoặc có chấn thương trước đó.
Khi nhiễm trùng răng xảy ra, răng ảnh hưởng và mô xung quanh có thể bị sưng tấy (viêm) và kích ứng, tích tụ mủ dẫn đến áp xe ở đầu chân răng. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, dẫn lưu và loại bỏ nhiễm trùng hoặc nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp không được điều trị, nhiễm trùng răng và áp xe răng có thể lan sang hàm, cổ, mặt và nhiều vị trí khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng
Để nhận biết nhiễm trùng răng, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Đau răng
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, đau răng có thể nhẹ hoặc rất nặng
Cơn đau thường liên tục, nhức nhói khó kiểm soát, đau nhiều khi phải nhai, cắn, ăn đồ lạnh hoặc nóng
Khi nhiễm trùng lây lan, đau có xu hướng lan rộng sang toàn bộ hàm hoặc những vùng cận kề, chẳng hạn như đau đầu, đau tai, đau cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn và tình trạng sưng tấy làm tăng áp lực lên nướu và hàm.
Đau răng do nhiễm trùng cũng thường trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống.
Tăng độ nhạy cảm: Răng trở nên cực kỳ nhạy cảm với thực phẩm lạnh, nóng, có tính axit hoặc nhiều đường. Khi tiêu thụ, những loại thực phẩm này có thể khiến răng ê buốt kéo hoặc làm bùng phát cơn đau.
Sưng tấy (viêm): Mô nướu quanh răng nhiễm trùng bị sưng, đỏ. Ngoài ra những trường hợp nhiễm trùng răng nghiêm trọng còn bị sưng hàm, sưng mặt rõ rệt so với bên còn lại.
Mụn mủ hoặc nhọt ở nướu: Mụn mủ hoặc nhọt ở nướu khiến mô nướu xung quanh răng sưng tấy. Đây là những vết sưng tấy do nhiễm trùng, bên trong có chứa vi khuẩn và mủ. Nhiều trường hợp có thể thấy mủ chảy ra từ vị trí này.
Thay đổi màu răng: Nhiễm trùng răng có thể khiến răng ảnh hưởng ngả sang màu nâu đậm, màu vàng hoặc màu xám. Nguyên nhân là nhiễm trùng dẫn đến chết tủy răng (viêm tủy răng hoại tử). Từ đó sinh ra những chất độc và răng không được nuôi dưỡng dẫn đến chuyển màu.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng thường liên quan đến sâu răng hoặc những chấn thương chưa được điều trị kịp thời (chẳng hạn như gãy, vỡ, mẻ răng). Lỗ sâu/ vết nứt, mẻ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tùy răng dẫn đến nhiễm trùng.
Cùng với men răng và ngà răng, tủy răng chứa mô liên kết, dây thần kinh và mạch máu tạo thành răng. Vì thế khi bị nhiễm trùng, các mạch máu và mô liên kết có xu hướng bị hỏng và thối rửa, tích tụ mủ và tăng độ nhạy cảm cho răng.
Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ những thiết bị dùng trong làm răng hoặc một vết nứt trên răng. Sau đó chúng nhanh chóng lan xuống tận chân răng, phát triển, tạo ổ viêm nhiễm, gây sưng tấy.
Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht có tốt không
Nguy cơ nhiễm trùng răng
Nguy cơ nhiễm trùng răng thường tăng cao hơn nếu có một trong những yếu tố dưới đây:
Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (do chế độ ăn uống thiếu chất, thuốc men hoặc bệnh tật) bị giảm hoặc không có khả năng chống lại vi trùng. Từ đó tạo điều kiện cho chúng phát triển trong răng và gây nhiễm trùng.
Vệ sinh răng miệng kém: Vi khuẩn, vụn thức ăn, mảng bám không được làm sạch làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng. Ngoài ra không cạo vôi răng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác.
Khô miệng: Nước bọt giúp trung hòa axit, diệt khuẩn và phòng ngừa sâu răng. Những người có lượng nước bọt thấp (khô miệng) sẽ có vi khuẩn phát triển nhanh chóng và mạnh hơn trong miệng.
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá thường có nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng răng cao hơn gấp 2 lần những người không hút thuốc lá.
Chế độ ăn nhiều đường: Sâu răng và nhiễm trùng thường gặp hơn ở những người thường xuyên uống và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Cụ thể như bánh kẹo ngọt, nước ngọt…
Biến chứng của nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng không thể tự khỏi, các phương pháp điều trị cần được áp dụng kịp thời để ngăn nhiễm trùng phát triển. Đối với những trường hợp không điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng đến hàm (nướu và xương), đầu, cổ và những vùng lân cận khác. Điều này gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:
Nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn xâm nhập vào máu, lây lan khắp cơ thể và đe dọa đến tính mạng.
Nang do răng
Mất răng
Hoại tử ở sàn miệng
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở
Viêm màng não do vi khuẩn (hiếm gặp).
Chẩn đoán nhiễm trùng răng
Để ngăn ngừa biến chứng của nhiễm trùng răng, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường. Quá trình này thường bao gồm:
Kiểm tra triệu chứng (sưng tấy, đỏ, đau, ổ áp xe, các triệu chứng toàn thân…)
Gõ vào răng kiểm tra độ nhạy cảm với áp lực và sự va chạm
Thực hiện các bài kiểm tra nhiệt
Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp CT nếu tình trạng nhiễm trùng đã lây lan đến những vùng khác. Các xét nghiệm này có khả năng xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Sau thăm khám, người bệnh sẽ được chỉ định dẫn lưu mủ kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp khác để điều trị.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng răng
Điều trị nhiễm trùng răng dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Điều trị nhiễm trùng răng tại nhà
Nhiễm trùng răng cần được điều trị bằng kháng sinh và các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên kết hợp một số biện pháp khắc phục và chăm sóc tại nhà có thể giảm nhanh triệu chứng và làm dịu cảm giác khó chịu.
Súc miệng với nước muối
Baking soda
Dùng trà cỏ cà ri
Tinh dầu đinh hương
Chườm lạnh
Thuốc giảm đau không kê đơn
2. Điều trị y tế
Thuốc kháng sinh
Dẫn lưu ổ áp xe
Lấy tủy răng
Loại bỏ dị vật
Nhổ răng
Phòng ngừa nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp. Bao gồm:
Khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Gặp nha sĩ nếu bị sâu răng, răng bị vỡ hoặc sứt mẻ, răng lung lay. Đồng thời áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp để phòng ngừa vi khuẩn phát triển trong răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn xong. Đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn.
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để đảm bảo kẽ răng được làm sạch hoàn toàn, phòng ngừa sâu răng.
Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour để tái khoáng răng, tăng độ vững chắc cho men răng. Từ đó ngăn ngừa sâu răng và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 hoặc 4 tháng 1 lần.
Hạn chế tiêu thụ những loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Ngoài ra nên cắt giảm đồ ăn nhẹ giữa những bữa ăn chính.
Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng, phòng ngừa khô miệng làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều khoáng chất (như canxi, magie, phốt pho…), vitamin A, C, D. Những chất dinh dưỡng này giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng khả năng kháng viêm và duy trì sức khỏe răng miệng.
Nhiễm trùng răng cần được điều trị sớm để ngăn nhiễm trùng lan rộng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này thường khỏi sau vài ngày điều trị. Điều quan trọng là chữa trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.