nguyenlieu
Thượng đế
Hậu sản sau sinh luôn là mối lo ngại của nhiều gia đình. Người phụ nữ sau quá trình mang thai thường rất yếu và cần thời gian hồi phục. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây nên những căn bệnh hậu sản không mong muốn. Gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến người mẹ cũng như em bé. Tìm hiểu 4 nguyên nhân gây hậu sản sau sinh giúp các mẹ có cách chăm sóc sau sinh tại nhà cho phù hợp.
Nguyên nhân gây ra bệnh hậu sản là gì?
Có không ít sản phụ không biết nguyên nhân mình bị bệnh hậu sản là gì. Đây là nhóm bệnh lý xuất hiện chủ yếu do các yếu tố sau:
Suy nhược từ trong thời gian mang thai
Khi mang thai các mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, thể lực kém cũng là đối tượng có nguy cơ dễ bị các bệnh hậu sản thường gặp. Mẹ bầu có sức khỏe kém sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, cơ thể xanh xao, kiệt sức, không có sức lực, ảnh hưởng xấu đến phục hồi cơ thể và chăm sóc em bé.
Ngoài ra, cách chăm sóc mẹ sau sinh không hợp lí, bổ sung thiếu dưỡng chất cũng khiến tình trạng suy nhược của mẹ trở nên trầm trọng hơn.
Sinh con nhiều lần
Đối với những sản phụ sinh con nhiều lần cũng khiến cho cơ thể các mẹ dễ mắc cách bệnh hậu sản hơn những mẹ sinh con lần đầu. Sau nhiều lần sinh nở tử cung của mẹ bị yếu đi, đàn hồi kém hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản phụ dễ bị đờ tử cung dẫn tới băng huyết. Hoặc tử cung co bóp kém sẽ khiến sản dịch được tống ra chậm hơn, gây tắc hoặc bế sản dịch lại ở trong tử cung.
Giữ vệ sinh không đúng cách sau sinh
Giữ vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị hậu sản sau sinh. Sau khi sinh rất nhiều mẹ có thói quen kiêng tắm, kiêng gội đầu, vệ sinh vùng kín không thường xuyên dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản rất cao.
Nhiễm trùng hậu sản có thể xuất hiện các tình trạng như nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, viêm tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm quanh tử cung, viêm phúc mạc tiểu khung, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc toàn bộ, viêm tắc tĩnh mạch,… Nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của mẹ sau này.
Mệt mỏi căng thẳng kéo dài
Tinh thần của sản phụ sau sinh là vô cùng quan trọng. Những mẹ bỉm sữa chưa thích nghi được với thói quen sinh hoạt sau sinh khiến thai phụ bị mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng dẫn đến kiệt sức, tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản khác.
Căng thẳng kéo dài có thể khiến mẹ bị trầm cảm nghiêm trọng dẫn đến suy nhược cơ thể, lo lắng, đau dữ dội ở nhiều vị trí trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân, hoảng hốt, căng thẳng, cảm giác bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, mất ham muốn tình dục,…
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ thời kỳ hậu sản
Để đề phòng những căn bệnh hậu sản sau sinh có nhiều biến chứng nguy hiểm, phức tạp, mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Sau đây là một số điểm lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản mà mẹ có thể tham khảo.
Hậu sản sau sinh mẹ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh quan trọng nhất là cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Cơ thể được bổ sung đầy đủ mới giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Những chất mẹ nên bổ sung bao gồm:
Sắt và axit folic: Đây là bộ đôi dưỡng chất quan trọng giúp việc tạo máu diễn ra tốt hơn. Dù sinh thường hay sinh mổ mẹ đều mất rất nhiều máu, do vậy bổ sung các thành phần tạo máu giai đoạn hậu sản là vô cùng cần thiết. Mẹ nên ăn thêm thịt bò, trứng gà, gan động vật, rau lá xanh, uống thêm viên sắt cho mẹ sau sinh
Canxi: Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đặc biệt là mẹ cho con bú có vai trò quan trọng giúp mẹ bảo vệ bộ xương, ngăn ngừa loãng xương. Mẹ uống thêm sữa, ăn thêm tôm cua, đậu nành, uống thêm các viên bổ sung sắt và vitamin D.
DHA: DHA là dưỡng chất quan trọng cho các mẹ tránh trầm cảm sau sinh, bổ sung dưỡng chất giúp bé yêu phát triển trí não, thị giác. Mẹ ăn thêm các loại cá béo, các loại hạt và uống viên DHA chuyên biệt.
Các vitamin A, C, E thiết yếu khác: Các loại vitamin này hỗ trợ tốt cho việc phục hồi cơ thể, nhanh lành vết thương, bảo vệ da, tóc của mẹ sau sinh. Rau củ quả và trái cây là những thực phẩm vô cùng dồi dào vitamin này.
Hậu sản sau sinh mẹ nên làm gì?
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách mẹ nên chú ý những việc làm sau:
Người mẹ cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phục hồi tránh viêm nhiễm vùng kín và vết mổ.
Nên ngâm chân thư giãn, lưu thông các huyệt bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn
Luôn giữ tinh thần luôn tươi vui, thoải mái.
Không quan hệ tình dục quá sớm.
Kiểm tra sức khỏe sau sinh để phát hiện kịp thời các bất thường có thể xảy ra.
Với các bà mẹ sau sinh, việc phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian này là vô cùng quan trọng. Mẹ lấy lại sức khỏe càng sớm thì càng hạn chế tối đa các bệnh hậu sản mắc phải. Hy vọng với những thông tin đã giúp các bạn hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc giúp ích phần nào cho các mẹ và người thân.
Nguyên nhân gây ra bệnh hậu sản là gì?
Có không ít sản phụ không biết nguyên nhân mình bị bệnh hậu sản là gì. Đây là nhóm bệnh lý xuất hiện chủ yếu do các yếu tố sau:
Suy nhược từ trong thời gian mang thai
Khi mang thai các mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, thể lực kém cũng là đối tượng có nguy cơ dễ bị các bệnh hậu sản thường gặp. Mẹ bầu có sức khỏe kém sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, cơ thể xanh xao, kiệt sức, không có sức lực, ảnh hưởng xấu đến phục hồi cơ thể và chăm sóc em bé.
Ngoài ra, cách chăm sóc mẹ sau sinh không hợp lí, bổ sung thiếu dưỡng chất cũng khiến tình trạng suy nhược của mẹ trở nên trầm trọng hơn.
Sinh con nhiều lần
Đối với những sản phụ sinh con nhiều lần cũng khiến cho cơ thể các mẹ dễ mắc cách bệnh hậu sản hơn những mẹ sinh con lần đầu. Sau nhiều lần sinh nở tử cung của mẹ bị yếu đi, đàn hồi kém hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản phụ dễ bị đờ tử cung dẫn tới băng huyết. Hoặc tử cung co bóp kém sẽ khiến sản dịch được tống ra chậm hơn, gây tắc hoặc bế sản dịch lại ở trong tử cung.
Giữ vệ sinh không đúng cách sau sinh
Giữ vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị hậu sản sau sinh. Sau khi sinh rất nhiều mẹ có thói quen kiêng tắm, kiêng gội đầu, vệ sinh vùng kín không thường xuyên dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản rất cao.
Nhiễm trùng hậu sản có thể xuất hiện các tình trạng như nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, viêm tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm quanh tử cung, viêm phúc mạc tiểu khung, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc toàn bộ, viêm tắc tĩnh mạch,… Nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của mẹ sau này.
Mệt mỏi căng thẳng kéo dài
Tinh thần của sản phụ sau sinh là vô cùng quan trọng. Những mẹ bỉm sữa chưa thích nghi được với thói quen sinh hoạt sau sinh khiến thai phụ bị mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng dẫn đến kiệt sức, tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản khác.
Căng thẳng kéo dài có thể khiến mẹ bị trầm cảm nghiêm trọng dẫn đến suy nhược cơ thể, lo lắng, đau dữ dội ở nhiều vị trí trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân, hoảng hốt, căng thẳng, cảm giác bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, mất ham muốn tình dục,…
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ thời kỳ hậu sản
Để đề phòng những căn bệnh hậu sản sau sinh có nhiều biến chứng nguy hiểm, phức tạp, mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Sau đây là một số điểm lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản mà mẹ có thể tham khảo.
Hậu sản sau sinh mẹ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh quan trọng nhất là cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Cơ thể được bổ sung đầy đủ mới giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Những chất mẹ nên bổ sung bao gồm:
Sắt và axit folic: Đây là bộ đôi dưỡng chất quan trọng giúp việc tạo máu diễn ra tốt hơn. Dù sinh thường hay sinh mổ mẹ đều mất rất nhiều máu, do vậy bổ sung các thành phần tạo máu giai đoạn hậu sản là vô cùng cần thiết. Mẹ nên ăn thêm thịt bò, trứng gà, gan động vật, rau lá xanh, uống thêm viên sắt cho mẹ sau sinh
Canxi: Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đặc biệt là mẹ cho con bú có vai trò quan trọng giúp mẹ bảo vệ bộ xương, ngăn ngừa loãng xương. Mẹ uống thêm sữa, ăn thêm tôm cua, đậu nành, uống thêm các viên bổ sung sắt và vitamin D.
DHA: DHA là dưỡng chất quan trọng cho các mẹ tránh trầm cảm sau sinh, bổ sung dưỡng chất giúp bé yêu phát triển trí não, thị giác. Mẹ ăn thêm các loại cá béo, các loại hạt và uống viên DHA chuyên biệt.
Các vitamin A, C, E thiết yếu khác: Các loại vitamin này hỗ trợ tốt cho việc phục hồi cơ thể, nhanh lành vết thương, bảo vệ da, tóc của mẹ sau sinh. Rau củ quả và trái cây là những thực phẩm vô cùng dồi dào vitamin này.
Hậu sản sau sinh mẹ nên làm gì?
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách mẹ nên chú ý những việc làm sau:
Người mẹ cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phục hồi tránh viêm nhiễm vùng kín và vết mổ.
Nên ngâm chân thư giãn, lưu thông các huyệt bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn
Luôn giữ tinh thần luôn tươi vui, thoải mái.
Không quan hệ tình dục quá sớm.
Kiểm tra sức khỏe sau sinh để phát hiện kịp thời các bất thường có thể xảy ra.
Với các bà mẹ sau sinh, việc phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian này là vô cùng quan trọng. Mẹ lấy lại sức khỏe càng sớm thì càng hạn chế tối đa các bệnh hậu sản mắc phải. Hy vọng với những thông tin đã giúp các bạn hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc giúp ích phần nào cho các mẹ và người thân.