Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Mọc răng khôn đau trong bao lâu? là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Trên thực tế, mọc răng khôn thường gây đau nhiều và dai dẳng hơn các răng thông thường. Do đó, nên trang bị những thông tin hữu ích để có thể dễ dàng kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khó chịu khác.
Mọc răng khôn đau trong bao lâu?
Mọc răng khôn thường gây đau nhức và khó chịu do mầm răng nằm sâu ở bên trong nên có thể gây kích thích mô nướu, dây thần kinh và các răng xung quanh trong quá trình mọc. Hơn nữa, răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành khi cung hàm đã phát triển hoàn chỉnh và cứng chắc. Chính vì vậy, toàn bộ vùng xương hàm sẽ phải chịu tác động khi răng khôn mọc.
Hơn nữa, răng khôn mọc thành từng nhiều đợt và thường phải mất từ vài tháng đến vài năm để phát triển hoàn chỉnh. Do đó, không ít người băn khoăn về vấn đề “Đau răng khôn kéo dài bao lâu?”.
Theo các chuyên gia, cơn đau khi mọc răng khôn có sự khác biệt tùy theo cơ địa. Có một số người chỉ bị đau nhẹ nhưng cũng có người bị đau dữ dội, cơn đau lan tỏa đến tai và đầu do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Tùy theo từng trường hợp, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần. Cơn đau cùng với các triệu chứng khó chịu có thể tái phát nhiều đợt cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh. Khoảng cách giữa các lần đau có thể là vài tuần hoặc vài tháng.
Đau nhức là phản ứng chung khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, nếu răng mọc thẳng và không có các vấn đề nha khoa, cơn đau thường có mức độ nhẹ, đau âm ỉ trong 2 – 3 ngày. Ngược lại, những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngang và bị viêm lợi trùm thường gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội, cơn đau nặng hơn vào ban đêm và khi dùng thức ăn cứng, khô. Thậm chí, cơn đau có thể lan lên tai và đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Khi mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh?
Vì mọc khá muộn nên răng khôn dễ gặp phải các vấn đề như mọc nghiêng, mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Ngay cả khi mọc thẳng, răng khôn cũng gây đau nhức nhiều hơn so với các răng khác trên cùng hàm. Chính vì vậy, khá nhiều người hoang mang về vấn đề “Khi mọc răng khôn nên làm gì?”.
Khi nhận thấy các dấu hiệu răng khôn đang mọc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng đau nhức:
1. Hạn chế một số loại thực phẩm, đồ uống
Khi mọc răng khôn, nướu và các răng lân cận thường bị đau nhức, sưng viêm và khó chịu. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu trong thời gian này, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống sau:
Nên kiêng các món ăn có kết cấu dai, cứng, khô như khô bò, gân bò, các loại hoa quả sấy khô, bánh quy khô, kẹo cứng, kẹo dẻo,… Dùng thức ăn quá cứng, khô có thể làm gia tăng áp lực lên răng, từ đó kích thích phản ứng đau nhức và khó chịu.
Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều gia vị, nhất là muối và các loại gia vị cay nóng. Các loại gia vị này có thể gây ra hiện tượng đau rát, khó chịu và thậm chí khiến nướu răng dễ bị chảy máu.
Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều axit như nước ngọt có gas, các loại trái cây họ cam chanh,… Axit trong thức ăn, đồ uống có thể làm mòn men răng, đồng thời gây ra tình trạng đau rát và khó chịu ở vùng nướu xung quanh răng khôn.
Dùng các thực phẩm có khả năng dị ứng cao trong thời gian này cũng gia tăng mức độ sưng viêm ở nướu răng. Do đó, bạn nên kiêng cữ thực phẩm có tiền sử dị ứng và các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè,…
Kiêng đồ uống chứa caffeine và cồn, đặc biệt là các loại rượu mạnh.
Nên dùng thức ăn mềm, nguội và ít gia vị như súp, cháo, các món hầm, canh,… để làm giảm áp lực lên răng trong thời gian đang mọc răng khôn. Hơn nữa, các món ăn này còn có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm,… để tăng cường sức đề kháng. Khi thể trạng được cải thiện, tình trạng đau nhức, khó chịu và sưng nướu răng sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp cải thiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, uể oải,…
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngoài chế độ ăn hợp lý, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách khi mọc răng khôn. Giữ vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa tình trạng viêm lợi trùm và nhiều vấn đề nha khoa trong thời gian này. Ngay cả khi răng khôn đã hết đau nhức, bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng khôn, viêm quanh thân răng,…
3. Tránh va chạm vào răng khôn
Khi răng khôn đang mọc, toàn bộ vùng nướu xung quanh sẽ có hiện tượng sưng viêm để ngăn ngừa viêm nhiễm. Do đó trong thời gian này, bạn cần hạn chế chạm vào răng khôn (kể cả dùng lưỡi). Ngoài ra, nên tránh các hoạt động có thể gia tăng áp lực lên răng khôn (răng số 8) như chống cằm, nghiến răng, dùng răng cắn các vật cứng,…
Nếu bị đau nhiều, bạn nên hạn chế lao động nặng và tránh một số bộ môn thể thao có thể tác động đến răng khôn. Việc va chạm trong thời gian này có thể gây đau nhức dữ dội, cơn đau thường lan đến tai và các cơ quan xung quanh. Thậm chí có một số trường hợp bị chảy máu và nứt răng do va chạm.
4. Áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà
Mọc răng khôn thường gây đau nhiều hơn so với các răng khác trên cung hàm. Nếu cơn đau gây ra cảm giác khó chịu và cản trở quá trình sinh hoạt, ăn uống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn ngay tại nhà như:
Chườm đá: Mọc răng khôn thường gây đau nhức răng kèm theo tình trạng sưng nướu và dễ chảy máu. Để giảm đau nhức và sưng má, bạn có thể chườm đá lạnh trong 15 – 20 phút. Nhiệt độ từ đá lạnh có thể làm tê liệt các dây thần kinh, từ đó gián đoạn quá trình truyền tín hiệu “đau” về não bộ.
Ngậm nước muối pha loãng: Nước muối pha loãng có đặc tính tiêu viêm, sát trùng tốt. Muối biển chứa đến 60 loại khoáng chất nên có thể làm dịu nướu răng và thúc đẩy quá trình tái tạo men răng. Chính vì thế, bạn có thể dùng nước muối ấm pha loãng ngậm và súc miệng vài lần/ ngày để làm dịu nướu răng.
Dùng nha đam: Nếu vùng nướu xung quanh răng khôn bị sưng đỏ và nóng rát, bạn có thể dùng gel nha đam tươi để cải thiện. Thực tế, nha đam chủ yếu được sử dụng để làm dịu da bị kích ứng, bỏng nắng và ít người biết rằng, nguyên liệu này còn có hiệu quả kháng khuẩn tốt. Thoa gel nha đam lên nướu răng, để trong vài phút và súc miệng có thể giảm sưng đau nướu rõ rệt.
Súc miệng với lá trầu không: Trầu không chứa một lượng lớn Eugenol có tác dụng chống nấm và kháng khuẩn mạnh. Ngoài ra, thảo dược này cũng chứa hàm lượng tinh dầu cao có khả năng khử mùi và lấn át mùi hôi tốt. Nếu gặp phải tình trạng hôi miệng và đau nhức khi mọc răng khôn, bạn có thể dùng nước lá trầu không súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
Các biện pháp tại nhà có thể cải thiện tình trạng đau nhức và giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian mọc răng khôn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, những biện pháp này có thể không mang lại hiệu quả.
Xem thêm: nha khoa việt pháp
5. Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết
Răng khôn mọc khi xương hàm đã cứng chắc và phát triển hoàn chỉnh nên dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, xiêu vẹo, mọc ngầm,… Chính vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy răng khôn bị đau nhức nhiều, cơn đau lan đến tai, đầu và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, quá trình sinh hoạt.
Trong trường hợp răng khôn chèn ép dây thần kinh, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội. Nếu để kéo dài, toàn bộ răng trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng lệch lạc và chen chúc. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể bị sai lệch khớp cắn do không có biện pháp điều trị sớm.
Đối với răng mọc lệch, mọc nghiêng, giải pháp tối ưu là nhổ bỏ để phòng tránh các biến chứng nặng nề. Trường hợp bị viêm lợi trùm sẽ được điều trị bằng cách cắt lợi trùm và sử dụng thuốc. Ngoài ra, những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng thường xuyên bị sâu răng, viêm nướu răng,… cũng có chỉ định nhổ bỏ.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về vấn đề “Mọc răng khôn đau trong bao lâu? Nên làm gì để cải thiện?”. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm mầm răng khôn ở bên dưới và nhổ bỏ nếu bác sĩ nhận thấy răng có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm.
Mọc răng khôn đau trong bao lâu?
Mọc răng khôn thường gây đau nhức và khó chịu do mầm răng nằm sâu ở bên trong nên có thể gây kích thích mô nướu, dây thần kinh và các răng xung quanh trong quá trình mọc. Hơn nữa, răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành khi cung hàm đã phát triển hoàn chỉnh và cứng chắc. Chính vì vậy, toàn bộ vùng xương hàm sẽ phải chịu tác động khi răng khôn mọc.
Hơn nữa, răng khôn mọc thành từng nhiều đợt và thường phải mất từ vài tháng đến vài năm để phát triển hoàn chỉnh. Do đó, không ít người băn khoăn về vấn đề “Đau răng khôn kéo dài bao lâu?”.
Theo các chuyên gia, cơn đau khi mọc răng khôn có sự khác biệt tùy theo cơ địa. Có một số người chỉ bị đau nhẹ nhưng cũng có người bị đau dữ dội, cơn đau lan tỏa đến tai và đầu do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Tùy theo từng trường hợp, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần. Cơn đau cùng với các triệu chứng khó chịu có thể tái phát nhiều đợt cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh. Khoảng cách giữa các lần đau có thể là vài tuần hoặc vài tháng.
Đau nhức là phản ứng chung khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, nếu răng mọc thẳng và không có các vấn đề nha khoa, cơn đau thường có mức độ nhẹ, đau âm ỉ trong 2 – 3 ngày. Ngược lại, những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngang và bị viêm lợi trùm thường gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội, cơn đau nặng hơn vào ban đêm và khi dùng thức ăn cứng, khô. Thậm chí, cơn đau có thể lan lên tai và đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Khi mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh?
Vì mọc khá muộn nên răng khôn dễ gặp phải các vấn đề như mọc nghiêng, mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Ngay cả khi mọc thẳng, răng khôn cũng gây đau nhức nhiều hơn so với các răng khác trên cùng hàm. Chính vì vậy, khá nhiều người hoang mang về vấn đề “Khi mọc răng khôn nên làm gì?”.
Khi nhận thấy các dấu hiệu răng khôn đang mọc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng đau nhức:
1. Hạn chế một số loại thực phẩm, đồ uống
Khi mọc răng khôn, nướu và các răng lân cận thường bị đau nhức, sưng viêm và khó chịu. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu trong thời gian này, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống sau:
Nên kiêng các món ăn có kết cấu dai, cứng, khô như khô bò, gân bò, các loại hoa quả sấy khô, bánh quy khô, kẹo cứng, kẹo dẻo,… Dùng thức ăn quá cứng, khô có thể làm gia tăng áp lực lên răng, từ đó kích thích phản ứng đau nhức và khó chịu.
Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều gia vị, nhất là muối và các loại gia vị cay nóng. Các loại gia vị này có thể gây ra hiện tượng đau rát, khó chịu và thậm chí khiến nướu răng dễ bị chảy máu.
Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều axit như nước ngọt có gas, các loại trái cây họ cam chanh,… Axit trong thức ăn, đồ uống có thể làm mòn men răng, đồng thời gây ra tình trạng đau rát và khó chịu ở vùng nướu xung quanh răng khôn.
Dùng các thực phẩm có khả năng dị ứng cao trong thời gian này cũng gia tăng mức độ sưng viêm ở nướu răng. Do đó, bạn nên kiêng cữ thực phẩm có tiền sử dị ứng và các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè,…
Kiêng đồ uống chứa caffeine và cồn, đặc biệt là các loại rượu mạnh.
Nên dùng thức ăn mềm, nguội và ít gia vị như súp, cháo, các món hầm, canh,… để làm giảm áp lực lên răng trong thời gian đang mọc răng khôn. Hơn nữa, các món ăn này còn có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm,… để tăng cường sức đề kháng. Khi thể trạng được cải thiện, tình trạng đau nhức, khó chịu và sưng nướu răng sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp cải thiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, uể oải,…
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngoài chế độ ăn hợp lý, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách khi mọc răng khôn. Giữ vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa tình trạng viêm lợi trùm và nhiều vấn đề nha khoa trong thời gian này. Ngay cả khi răng khôn đã hết đau nhức, bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng khôn, viêm quanh thân răng,…
3. Tránh va chạm vào răng khôn
Khi răng khôn đang mọc, toàn bộ vùng nướu xung quanh sẽ có hiện tượng sưng viêm để ngăn ngừa viêm nhiễm. Do đó trong thời gian này, bạn cần hạn chế chạm vào răng khôn (kể cả dùng lưỡi). Ngoài ra, nên tránh các hoạt động có thể gia tăng áp lực lên răng khôn (răng số 8) như chống cằm, nghiến răng, dùng răng cắn các vật cứng,…
Nếu bị đau nhiều, bạn nên hạn chế lao động nặng và tránh một số bộ môn thể thao có thể tác động đến răng khôn. Việc va chạm trong thời gian này có thể gây đau nhức dữ dội, cơn đau thường lan đến tai và các cơ quan xung quanh. Thậm chí có một số trường hợp bị chảy máu và nứt răng do va chạm.
4. Áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà
Mọc răng khôn thường gây đau nhiều hơn so với các răng khác trên cung hàm. Nếu cơn đau gây ra cảm giác khó chịu và cản trở quá trình sinh hoạt, ăn uống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn ngay tại nhà như:
Chườm đá: Mọc răng khôn thường gây đau nhức răng kèm theo tình trạng sưng nướu và dễ chảy máu. Để giảm đau nhức và sưng má, bạn có thể chườm đá lạnh trong 15 – 20 phút. Nhiệt độ từ đá lạnh có thể làm tê liệt các dây thần kinh, từ đó gián đoạn quá trình truyền tín hiệu “đau” về não bộ.
Ngậm nước muối pha loãng: Nước muối pha loãng có đặc tính tiêu viêm, sát trùng tốt. Muối biển chứa đến 60 loại khoáng chất nên có thể làm dịu nướu răng và thúc đẩy quá trình tái tạo men răng. Chính vì thế, bạn có thể dùng nước muối ấm pha loãng ngậm và súc miệng vài lần/ ngày để làm dịu nướu răng.
Dùng nha đam: Nếu vùng nướu xung quanh răng khôn bị sưng đỏ và nóng rát, bạn có thể dùng gel nha đam tươi để cải thiện. Thực tế, nha đam chủ yếu được sử dụng để làm dịu da bị kích ứng, bỏng nắng và ít người biết rằng, nguyên liệu này còn có hiệu quả kháng khuẩn tốt. Thoa gel nha đam lên nướu răng, để trong vài phút và súc miệng có thể giảm sưng đau nướu rõ rệt.
Súc miệng với lá trầu không: Trầu không chứa một lượng lớn Eugenol có tác dụng chống nấm và kháng khuẩn mạnh. Ngoài ra, thảo dược này cũng chứa hàm lượng tinh dầu cao có khả năng khử mùi và lấn át mùi hôi tốt. Nếu gặp phải tình trạng hôi miệng và đau nhức khi mọc răng khôn, bạn có thể dùng nước lá trầu không súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
Các biện pháp tại nhà có thể cải thiện tình trạng đau nhức và giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian mọc răng khôn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, những biện pháp này có thể không mang lại hiệu quả.
Xem thêm: nha khoa việt pháp
5. Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết
Răng khôn mọc khi xương hàm đã cứng chắc và phát triển hoàn chỉnh nên dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, xiêu vẹo, mọc ngầm,… Chính vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy răng khôn bị đau nhức nhiều, cơn đau lan đến tai, đầu và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, quá trình sinh hoạt.
Trong trường hợp răng khôn chèn ép dây thần kinh, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội. Nếu để kéo dài, toàn bộ răng trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng lệch lạc và chen chúc. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể bị sai lệch khớp cắn do không có biện pháp điều trị sớm.
Đối với răng mọc lệch, mọc nghiêng, giải pháp tối ưu là nhổ bỏ để phòng tránh các biến chứng nặng nề. Trường hợp bị viêm lợi trùm sẽ được điều trị bằng cách cắt lợi trùm và sử dụng thuốc. Ngoài ra, những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng thường xuyên bị sâu răng, viêm nướu răng,… cũng có chỉ định nhổ bỏ.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về vấn đề “Mọc răng khôn đau trong bao lâu? Nên làm gì để cải thiện?”. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm mầm răng khôn ở bên dưới và nhổ bỏ nếu bác sĩ nhận thấy răng có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm.