Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Ngoài sử dụng thuốc, xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức răng cũng là biện pháp được áp dụng phổ biến. Phương pháp này dùng ngón tay, bàn tay tạo ra tác động vật lý nhằm xoa dịu cơn đau và cảm giác ê buốt, khó chịu. Nếu áp dụng đều đặn và đúng cách, các triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với đau nhức răng
Đau nhức răng không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và hoạt động ăn uống, sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài cũng tác động không nhỏ đến hiệu suất lao động và khả năng tiếp thu trong quá trình học tập.
Đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học và ảnh hưởng của các bệnh lý nha khoa. Ngoài những phương pháp y tế, bạn cũng có thể giảm cảm giác đau nhức, khó chịu bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực từ bàn tay, ngón tay để tạo ra tác động vật lý lên cơ quan tổn thương và những huyệt vị điều phối các cơ quan bị đau nhức. Xoa bóp bấm huyệt có thể tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm đau nhức và phù nề.
Ngoài ra khi xoa bóp, não bộ sẽ tiết ra hormone endorphin và một số chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện cơn đau, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Hiện nay, hiệu quả của liệu pháp này đã được khoa học công nhận và ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả với nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với đau nhức răng, liệu pháp này có thể giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức răng có tác dụng tư âm bổ thận, khu phong thanh nhiệt, hiệu quả với những trường hợp đau răng do hư hỏa (thận âm hư suy) và phong nhiệt (do thói quen dùng thức ăn cay nóng).
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp an toàn vì chỉ sử dụng lực từ bàn tay và ngón tay. Do đó ngoài dùng thuốc và áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên, bạn cũng có thể kết hợp thêm biện pháp này để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Xen thêm :nha khoa parkway có tốt không
Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt giảm đau răng ngay tại nhà
Đau nhức răng không chỉ bùng phát trong quá trình ăn uống, sinh hoạt mà còn có thể tự phát vào giữa đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, trang bị mẹo xoa bóp bấm huyệt để giảm đau răng tức thì là vấn đề cần thiết. Biện pháp này chỉ sử dụng tác động cơ học nên có thể áp dụng nhiều lần trong ngày và có thể thực hiện vào bất cứ khi nào cơn đau bùng phát.
Để giảm đau nhức răng, bạn có thể xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn sau:
1. Xoa bóp giảm đau nhức răng
Trước khi day huyệt và bấm huyệt, bạn nên thực hiện các động tác xoa bóp để làm nóng vùng da xung quanh răng bị đau nhức. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp giảm đau nhẹ và cải thiện phần nào tình trạng phù nề, sưng viêm mô nướu.
Gõ răng: Dùng hai hàm răng gõ vào nhau với lực vừa phải, trước tiên tập trung lực vào răng cửa, sau đó chuyển sang gõ bên trái và bên phải. Mỗi vị trí thực hiện từ 30 – 50 lần.
Xoa bóp: Nếu đau răng hàm, có thể dùng tay xoa nhẹ ở vùng má bên răng bị đau nhức. Nên xoa nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc để kích thích tăng tuần hoàn máu và làm nóng vùng mô mềm bao xung quanh răng. Tuy nhiên, không nên xoa bóp nếu răng bị đau nhức nhiều kèm theo sưng má, sốt và sưng hạch góc hàm.
2. Day, bấm huyệt chữa nhức răng
Sau khi xoa bóp, có thể tiến hành day huyệt và bấm huyệt để giảm đau nhức, ê buốt răng.
– Day huyệt Hạ quan:
Huyệt Hạ quan là huyệt nằm ở dưới xương gò má và phía trước tai. Để xác định huyệt, nên ngậm miệng lại và sờ thấy chỗ lõm phía trước tai dưới xương gò má. Đây chính là vị trí của huyệt Hạ quan. Theo y học cổ truyền, huyệt vị này có tác dụng hoạt lạc, sơ phong, được dùng để trị liệt mặt, đau khớp thái dương hàm và đau răng.
Thực hiện: Dùng ngón tay giữa áp vào huyệt và day trong khoảng 50 lần. Ban đầu, dùng 1 ngón tay, sau đó có thể dùng đồng thời cả ngón trỏ và ngón giữa để tăng thêm lực.
– Day huyệt Giáp xa:
Huyệt Giáp xa nằm bên dưới huyệt Hạ quan. Để xác định huyệt, cắn chặt hai hàm răng lại sẽ nhận thấy huyệt nằm trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay và trước góc hàm. Huyệt nằm ở chỗ trũng, khi đè vào có cảm giác ê tức.
Huyệt Giáp xa có tác dụng lợi răng khớp, sơ phong, hoạt lạc nên được ứng dụng để điều trị các bệnh về răng miệng, khớp thái dương hàm và viêm tuyến mang tai. Để giảm đau nhức răng, dùng ngón tay giữa ấn trực tiếp vào huyệt và day nhẹ mỗi bên 50 lần.
– Bấm huyệt Hợp cốc:
Huyệt Hợp cốc là huyệt vị nằm ở bàn tay. Để xác định huyệt, cần chạm đầu ngón cái và ngón trỏ với nhau, điểm cao nhất của cơ bắp các ngón là vị trí của huyệt. Huyệt Hợp cốc có tác dụng khu phong, trấn thống và giải nhiệt, được dùng trong giảm đau nhiều bệnh lý khác nhau như đau răng, đau đầu, đau ngón tay, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,…
Thực hiện: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Hợp cốc 10 lần, thực hiện tương tự với bên còn lại. Trước khi bấm, cần cắt ngắn móng để tránh gây tổn thương da, niêm mạc.
– Day huyệt Thái khê:
Huyệt Thái khê nằm ở gần mắt cá chân. Để xác định huyệt, cần xác định đường nối mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau với bờ sau mắt cá chân răng. Huyệt nằm ở vị trí trung điểm đường nối. Huyệt Thái khê có tác dụng kiện gân cốt, tráng dương và tư thận âm nên rất thích hợp với những trường hợp đau răng do hư hỏa (thận âm hư).
Để giảm đau nhức răng, dùng ngón tay cái day vào huyệt Hợp cốc khoảng 100 lần. Thực hiện tương tự với bên còn lại để giảm nhanh cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.
Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức răng
Đau nhức răng là triệu chứng rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống – nhất là khi ăn uống.
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những cách đơn giản có thể kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng khó chịu đi kèm. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Cần thực hiện xoa bóp bấm huyệt đúng cách để đạt hiệu quả tốt. Khi day huyệt và bấm huyệt, cần sử dụng lựa vừa phải, không quá mạnh hoặc quá nhẹ. Ngoài ra, nên cắt ngắn móng để tránh xây xước và bầm tím da.
Không xoa bóp bấm huyệt lên vùng da có vết thương hở, mụn trứng cá, mụn nhọt, mề đay, viêm da cơ địa,… Tác động cơ học có thể gây trợt loét da và khiến các bệnh lý da liễu chuyển biến nặng.
Nếu không xác định được huyệt vị, bạn nên tìm gặp thầy thuốc để được hướng dẫn. Day, bấm sai huyệt vị có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngược lại có thể làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro và tác dụng không mong muốn.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp khá an toàn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng thường xuyên và lặp lại sau 2 – 3 giờ để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi xoa bóp bấm huyệt bởi một số huyệt vị có thể gây co bóp tử cung dẫn đến động thai và thậm chí là sảy thai, sinh non.
Xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng giảm đau nhẹ. Nếu cần thiết, nên áp dụng thêm các cách giảm đau răng tại nhà như ngậm nước muối ấm, chườm lạnh, súc miệng nước sắc lá trầu không,… để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Đa phần các trường hợp đau nhức răng đều xảy ra do các bệnh nha khoa. Do đó ngoài biện pháp giảm đau, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng, ăn uống và sinh hoạt điều độ để kiểm soát tình trạng đau nhức triệt để.
Xoa bóp bấm huyệt giảm đau răng là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Trong trường hợp đau răng có mức độ nhẹ đến vừa, bạn có thể áp dụng biện pháp này để đẩy lùi cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, nên can thiệp thêm các biện pháp chăm sóc và điều trị y tế để kiểm soát cơn đau dứt điểm.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với đau nhức răng
Đau nhức răng không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và hoạt động ăn uống, sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài cũng tác động không nhỏ đến hiệu suất lao động và khả năng tiếp thu trong quá trình học tập.
Đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học và ảnh hưởng của các bệnh lý nha khoa. Ngoài những phương pháp y tế, bạn cũng có thể giảm cảm giác đau nhức, khó chịu bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực từ bàn tay, ngón tay để tạo ra tác động vật lý lên cơ quan tổn thương và những huyệt vị điều phối các cơ quan bị đau nhức. Xoa bóp bấm huyệt có thể tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm đau nhức và phù nề.
Ngoài ra khi xoa bóp, não bộ sẽ tiết ra hormone endorphin và một số chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện cơn đau, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Hiện nay, hiệu quả của liệu pháp này đã được khoa học công nhận và ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả với nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với đau nhức răng, liệu pháp này có thể giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức răng có tác dụng tư âm bổ thận, khu phong thanh nhiệt, hiệu quả với những trường hợp đau răng do hư hỏa (thận âm hư suy) và phong nhiệt (do thói quen dùng thức ăn cay nóng).
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp an toàn vì chỉ sử dụng lực từ bàn tay và ngón tay. Do đó ngoài dùng thuốc và áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên, bạn cũng có thể kết hợp thêm biện pháp này để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Xen thêm :nha khoa parkway có tốt không
Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt giảm đau răng ngay tại nhà
Đau nhức răng không chỉ bùng phát trong quá trình ăn uống, sinh hoạt mà còn có thể tự phát vào giữa đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, trang bị mẹo xoa bóp bấm huyệt để giảm đau răng tức thì là vấn đề cần thiết. Biện pháp này chỉ sử dụng tác động cơ học nên có thể áp dụng nhiều lần trong ngày và có thể thực hiện vào bất cứ khi nào cơn đau bùng phát.
Để giảm đau nhức răng, bạn có thể xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn sau:
1. Xoa bóp giảm đau nhức răng
Trước khi day huyệt và bấm huyệt, bạn nên thực hiện các động tác xoa bóp để làm nóng vùng da xung quanh răng bị đau nhức. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp giảm đau nhẹ và cải thiện phần nào tình trạng phù nề, sưng viêm mô nướu.
Gõ răng: Dùng hai hàm răng gõ vào nhau với lực vừa phải, trước tiên tập trung lực vào răng cửa, sau đó chuyển sang gõ bên trái và bên phải. Mỗi vị trí thực hiện từ 30 – 50 lần.
Xoa bóp: Nếu đau răng hàm, có thể dùng tay xoa nhẹ ở vùng má bên răng bị đau nhức. Nên xoa nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc để kích thích tăng tuần hoàn máu và làm nóng vùng mô mềm bao xung quanh răng. Tuy nhiên, không nên xoa bóp nếu răng bị đau nhức nhiều kèm theo sưng má, sốt và sưng hạch góc hàm.
2. Day, bấm huyệt chữa nhức răng
Sau khi xoa bóp, có thể tiến hành day huyệt và bấm huyệt để giảm đau nhức, ê buốt răng.
– Day huyệt Hạ quan:
Huyệt Hạ quan là huyệt nằm ở dưới xương gò má và phía trước tai. Để xác định huyệt, nên ngậm miệng lại và sờ thấy chỗ lõm phía trước tai dưới xương gò má. Đây chính là vị trí của huyệt Hạ quan. Theo y học cổ truyền, huyệt vị này có tác dụng hoạt lạc, sơ phong, được dùng để trị liệt mặt, đau khớp thái dương hàm và đau răng.
Thực hiện: Dùng ngón tay giữa áp vào huyệt và day trong khoảng 50 lần. Ban đầu, dùng 1 ngón tay, sau đó có thể dùng đồng thời cả ngón trỏ và ngón giữa để tăng thêm lực.
– Day huyệt Giáp xa:
Huyệt Giáp xa nằm bên dưới huyệt Hạ quan. Để xác định huyệt, cắn chặt hai hàm răng lại sẽ nhận thấy huyệt nằm trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay và trước góc hàm. Huyệt nằm ở chỗ trũng, khi đè vào có cảm giác ê tức.
Huyệt Giáp xa có tác dụng lợi răng khớp, sơ phong, hoạt lạc nên được ứng dụng để điều trị các bệnh về răng miệng, khớp thái dương hàm và viêm tuyến mang tai. Để giảm đau nhức răng, dùng ngón tay giữa ấn trực tiếp vào huyệt và day nhẹ mỗi bên 50 lần.
– Bấm huyệt Hợp cốc:
Huyệt Hợp cốc là huyệt vị nằm ở bàn tay. Để xác định huyệt, cần chạm đầu ngón cái và ngón trỏ với nhau, điểm cao nhất của cơ bắp các ngón là vị trí của huyệt. Huyệt Hợp cốc có tác dụng khu phong, trấn thống và giải nhiệt, được dùng trong giảm đau nhiều bệnh lý khác nhau như đau răng, đau đầu, đau ngón tay, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,…
Thực hiện: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Hợp cốc 10 lần, thực hiện tương tự với bên còn lại. Trước khi bấm, cần cắt ngắn móng để tránh gây tổn thương da, niêm mạc.
– Day huyệt Thái khê:
Huyệt Thái khê nằm ở gần mắt cá chân. Để xác định huyệt, cần xác định đường nối mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau với bờ sau mắt cá chân răng. Huyệt nằm ở vị trí trung điểm đường nối. Huyệt Thái khê có tác dụng kiện gân cốt, tráng dương và tư thận âm nên rất thích hợp với những trường hợp đau răng do hư hỏa (thận âm hư).
Để giảm đau nhức răng, dùng ngón tay cái day vào huyệt Hợp cốc khoảng 100 lần. Thực hiện tương tự với bên còn lại để giảm nhanh cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.
Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức răng
Đau nhức răng là triệu chứng rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống – nhất là khi ăn uống.
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những cách đơn giản có thể kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng khó chịu đi kèm. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Cần thực hiện xoa bóp bấm huyệt đúng cách để đạt hiệu quả tốt. Khi day huyệt và bấm huyệt, cần sử dụng lựa vừa phải, không quá mạnh hoặc quá nhẹ. Ngoài ra, nên cắt ngắn móng để tránh xây xước và bầm tím da.
Không xoa bóp bấm huyệt lên vùng da có vết thương hở, mụn trứng cá, mụn nhọt, mề đay, viêm da cơ địa,… Tác động cơ học có thể gây trợt loét da và khiến các bệnh lý da liễu chuyển biến nặng.
Nếu không xác định được huyệt vị, bạn nên tìm gặp thầy thuốc để được hướng dẫn. Day, bấm sai huyệt vị có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngược lại có thể làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro và tác dụng không mong muốn.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp khá an toàn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng thường xuyên và lặp lại sau 2 – 3 giờ để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi xoa bóp bấm huyệt bởi một số huyệt vị có thể gây co bóp tử cung dẫn đến động thai và thậm chí là sảy thai, sinh non.
Xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng giảm đau nhẹ. Nếu cần thiết, nên áp dụng thêm các cách giảm đau răng tại nhà như ngậm nước muối ấm, chườm lạnh, súc miệng nước sắc lá trầu không,… để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Đa phần các trường hợp đau nhức răng đều xảy ra do các bệnh nha khoa. Do đó ngoài biện pháp giảm đau, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng, ăn uống và sinh hoạt điều độ để kiểm soát tình trạng đau nhức triệt để.
Xoa bóp bấm huyệt giảm đau răng là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Trong trường hợp đau răng có mức độ nhẹ đến vừa, bạn có thể áp dụng biện pháp này để đẩy lùi cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, nên can thiệp thêm các biện pháp chăm sóc và điều trị y tế để kiểm soát cơn đau dứt điểm.