• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Mai Kiều Liên - Người phụ nữ quyền lực [Chuẩn nhất 2020]

infxetnghiem

Thượng đế
Các bạn có bao giờ thắc mắc: Vinamilk lớn mạnh được như ngày nay là nhờ công sức của ai không? Tất nhiên, đứng đằng sau thành công của một thương hiệu là công sức của cả tập thể “hiệp sĩ bóng đêm” rồi. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của người lãnh đạo là bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
1. Tiểu sử của CEO Mai Kiều Liên
Tiểu sử của CEO Mai Kiều Liên

Tiểu sử của CEO Mai Kiều Liên
Doanh nhân Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp. Nguyên quán: Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang. Bà là người dân tộc Kinh. Cha mẹ đều là bác sĩ nặng lòng yêu quê hương nên đã vui vẻ chấp nhận mọi gian nan khi đưa cả gia đình trở về Việt Nam vào năm 1957.
Bà từng học tại trường Trưng Vương - Hà Nội. Nhưng do chiến tranh quá khốc liệt, phải sơ tán về nông thôn, bà học giữa bãi sông Hồng.
Năm 1967, bà tốt nghiệp Đại học, có bằng Kỹ sư về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Từ tháng 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, cũng ở Liên Xô.
Ngoài ra, bà còn có chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty và Chứng chỉ Quản lý chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
Chồng bà là ông Nguyễn Hiệp, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2. Sự nghiệp của “nữ tướng Vinamilk”
Từ tháng 8/1976 – 8/1980: bà Mai Kiều Liên là Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam).
Từ tháng 8/1980 – 2/1982: bà là Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
Từ tháng 2/1982 – 9/1983: bà trở thành Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
Sự nghiệp của “nữ tướng Vinamilk”

Sự nghiệp của “nữ tướng Vinamilk”
Từ tháng 7/1984 – 11/1992: bà thăng chức thành Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), phụ trách lĩnh vực kinh tế.
Từ 12/1992 - 2015: bà giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Không chỉ tham gia kinh doanh, bà Liên còn thử sức với chính trị. Cụ thể, từ năm 1996 - 2001: bà nắm chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII.
Từ tháng 11/2003 - 7/2015: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Đầu thập niên 1990, ba nhà máy của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, công ty phải đưa sản phẩm vượt gần 2.000 cây số từ TP.HCM ra thị trường phía Bắc. Bà Liên lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Đề xuất lên cơ quan chủ quản, lãnh đạo hỏi: “Bán một hộp sữa giá hai ngàn bằng giá một gánh cà chua. Ai mua?” Bà trả lời: “So sánh như thế nào tôi không biết nhưng ngoài Bắc có nhu cầu. Không bán được sao Vinamilk đưa sản phẩm ra?”
Phải mất hai năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên chấp thuận dự án. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó một nửa vốn tự có, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994. Nhà máy sản xuất ra không đủ hàng để bán, người mua xếp hàng dài mua sữa. “Chưa bao giờ mà bán hàng thích như vậy,” bà Liên nhớ lại. Vinamilk mở hàng trăm đại lý, trở thành một trong các thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhất tại Việt Nam.
Bà Liên mất thời gian khá lâu để đưa Vinamilk tự chủ sau khi cổ phần hóa

Bà Liên mất thời gian khá lâu để đưa Vinamilk tự chủ sau khi cổ phần hóa
Đó là câu chuyện của 20 năm trước. Giờ đây công ty có vốn hóa thị trường 5 tỉ USD, tăng khoảng 50 lần so với năm 2003, khi bắt đầu cổ phần hóa. Năm 2014 doanh số dự kiến đạt 36.300 tỉ đồng với lợi nhuận sau thuế gần 6.000 tỉ đồng. Bà Liên cho rằng việc Vinamilk đạt tăng trưởng cao gấp đôi ngay sau năm cổ phần hóa là vì có quyền tự chủ nhiều hơn. “Quan trọng nhất khi cổ phần hóa là tháo bỏ cơ chế, doanh nghiệp chủ động không phải xin phép, được trao quyền tự chủ kinh doanh miễn là làm đúng luật. Cổ phần hóa tiếp nhận thêm kiến thức mới, quản trị mới,” bà Liên nói.
Từng ấy năm công tác và lãnh đạo, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên đã có nhiều đóng góp to lớn giúp Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Vinamilk cũng tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sữa của người Việt và phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành sữa Việt Nam. Chính vì thế mà tạp chí Forbes đã đề cao rằng: “Doanh nhân Mai Kiều Liên không những đã xây dựng Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.
Sự thành công của Vinamilk có sự đóng góp rất lớn của CEO Mai Kiều Liên, người phụ nữ đã có gắn bó lâu năm với thương hiệu sữa nổi tiếng Việt Nam. Theo bà, Vinamilk phát triển và đứng vững chính là sự lao động sáng tạo của hơn 4000 người là việt tại công ty.
Doanh nhân Mai Kiều Liên luôn khiêm tốn khi nhắc đến thành tích của mình

Doanh nhân Mai Kiều Liên luôn khiêm tốn khi nhắc đến thành tích của mình
Trong chiến lược sản xuất, bà Mai Kiều Liên luôn hướng đến mục tiêu Vinamilk phải tìm ra những sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh thị trường. Và thực tế đã chứng minh, năm 1993, khi lần đầu tiên Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm sữa chua và kem đã ngay lập tức tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, đến mức có người đã ví von rằng: “Việt Nam đã qua thời bao cấp nhưng có hai thứ vẫn phải “xếp hàng”, đó là đứng chờ công chứng giấy tờ và đi mua kem - sữa chua của Vinamilk”.
Hoặc như việc năm 1987 Vinamilk đầu tư xây dựng Nhà máy Dielac, nhà máy sữa bột đầu tiên tại Việt Nam, cũng đã nhanh chóng thành công. Thời gian đầu người tiêu dùng chưa tin lắm vào sản phẩm Dielac vì đã quen sử dụng sữa bột ngoại, nhưng đến nay, sữa bột trẻ em của Vinamilk đã chiếm khoảng 30% thị phần trong nước và mục tiêu tiếp theo là 50% thị phần. Hiện doanh số xuất khẩu từ sữa bột trẻ em Dielac của Vinamilk luôn đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên đúng là một người phụ nữ Việt Nam điển hình, xứng đáng được tặng 8 chữ vàng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đất nước đổi mới. Hy vọng qua bài viết này, nhiều bạn nữ sẽ được truyền thêm cảm hứng để phát triển sự nghiệp hơn nữa trong tương lai.
Xem thêm: https://infmabuudien.com/dau-so-012...cua-mobifone-doi-thanh-dau-so-gi-cu-the-2020/
 
Top