annhien
Thượng đế
Ông Tập từng tuyên bố sẽ đáp trả mọi thách thức trong vấn đề Đài Loan, nhưng có thể sẽ phải kiên nhẫn nếu bà Pelosi thăm hòn đảo.
Trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm cứng rắn trong vấn đề Đài Loan.
Trong cuộc khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan 1995-1996, khi Mỹ điều hai tàu sân bay đến khu vực để phản ứng với các đợt diễn tập tên lửa của Trung Quốc, ông Tập là một quan chức ở tỉnh Phúc Kiến. Ông đăng ký làm chính trị viên trong một sư đoàn phòng không dự bị năm 1996, sau khi trở thành phó bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến.
"Chúng ta phải hiểu rõ tình hình phức tạp ở eo biển Đài Loan", ông Tập nói với các sĩ quan sư đoàn hồi năm 2001, theo China News Service. "Hòa bình chỉ có thể đạt được bằng cách chuẩn bị vũ trang kỹ lưỡng".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu ở Hong Kong, ngày 30/6. Ảnh: AFP.
Sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, Ông Tập nhiều lần khẳng định lập trường của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan là nhất quán, trong đó Trung Quốc kiên quyết "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia". Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố dùng vũ lực nếu cần, đồng thời phản đối các chuyến thăm của quan chức Mỹ tới hòn đảo.
Quan điểm này của ông Tập tiếp tục được thể hiện khi Trung Quốc liên tục đưa ra các cảnh báo cứng rắn trước thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ tới Đài Loan trong chuyến công du châu Á. CNN ngày 1/8 dẫn các nguồn tin cho hay bà Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan và ở lại qua đêm trên hòn đảo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ "không ngồi yên" nếu bà Pelosi đến Đài Loan và cảnh báo Mỹ sẽ phải hứng chịu những "hậu quả nghiêm trọng" nếu chuyến thăm diễn ra.
Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đề nghị Bắc Kinh "không phản ứng thái quá và biến chuyến đi phù hợp với chính sách lâu dài của Mỹ thành một cuộc khủng hoảng". Ông Kirby cũng cho biết Lầu Năm Góc đang làm việc không ngừng nghỉ để giám sát mọi động thái của quân đội Trung Quốc trong khu vực, cũng như xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn cho bà Pelosi.
Chris Buckley, bình luận viên kỳ cựu của NY Times về Trung Quốc, cho rằng thông tin về chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là một phép thử rất lớn với lòng kiên nhẫn của ông Tập. Tuy nhiên, ngay cả khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ đặt chân tới hòn đảo, Chủ tịch Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không mạo hiểm châm ngòi một cuộc khủng hoảng mới ở eo biển Đài Loan trong bối cảnh kinh tế và chính trị nhạy cảm hiện nay.
Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào cuối năm, nơi ông Tập nhiều khả năng tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khi nước này thực thi chiến lược "không Covid" với những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.
Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á thuộc Quỹ Marshall của Đức (GMF) ở Mỹ, cho rằng trong bối cảnh đó, ông Tập có thể bị chỉ trích nếu không phản ứng mạnh mẽ nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, hành động mà Trung Quốc luôn coi là "thách thức chủ quyền" của Bắc Kinh.
Chiến hạm Trung Quốc trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải. Ảnh: AP.
"Chắc chắn Bắc Kinh sẽ có phản ứng mạnh mẽ, song không nằm ngoài tầm kiểm soát", Thần Định Định, giáo sư quan hệ quốc tế từ Đại học Tế Nam, Trung Quốc, nhận định.
Trong cuộc điện đàm kéo dài hơn hai giờ ngày 28/7, Chủ tịch Tập đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden không nên "đùa với lửa" khi căng thẳng gia tăng về vấn đề Đài Loan, song hai bên không đề cập đến chuyến thăm của bà Pelosi trong các tuyên bố công khai về cuộc trao đổi.
"Đây thực chất là một cảnh báo cấp độ trung bình, không phải lời đe dọa về nguy cơ xảy ra chiến tranh", David Gitter, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Cấp cao Trung Quốc (CACR), nhận định. "Cảnh báo đó không có nghĩa Bắc Kinh sắp làm điều gì đó thực sự quyết liệt, như đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của bà Pelosi".
Ngoài những tuyên bố cứng rắn từ quân đội, truyền thông nhà nước Trung Quốc đến nay không đăng các bài xã luận về khả năng bà Pelosi tới Đài Loan, cho thấy căng thẳng nhiều khả năng không leo thang nghiêm trọng hơn.
Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, cho rằng những cảnh báo này được phát đi nhằm ngăn Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Đài Loan, nhưng không có nghĩa Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp mạnh.
"Trung Quốc rõ ràng muốn bà Pelosi hủy chuyến thăm, nhưng Bắc Kinh chắc chắn không muốn xung đột quân sự với Mỹ vào thời điểm này", ông nói.
Eo biển Đài Loan và hòn đảo cùng tên. Đồ họa: CSIS.
Nếu chuyên cơ chở bà Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan, Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách tổ chức các cuộc tập trận gần vùng biển và vùng trời hòn đảo, hoặc điều thêm máy bay và tàu chiến băng qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, tuyến đường thủy rộng khoảng 180 km ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc đại lục.
Washington và đồng minh coi eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế và thường xuyên điều chiến hạm tuần tra tự do hàng hải qua đây, trong khi Bắc Kinh phản ứng gay gắt với các tàu chiến nước ngoài qua lại vùng biển này.
Trung Quốc cũng có thể điều nhiều tiêm kích tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Bắc Kinh đã triển khai 27 máy bay quân sự vào ADIZ Đài Loan hồi tháng 11/2021, sau khi các nghị sĩ Mỹ đến thăm hòn đảo.
Bắc Kinh cũng có thể tiến hành một vụ thử tên lửa gần Đài Loan như hồi năm 1996. Tuy nhiên, nếu ông Tập quyết định thử tên lửa, tác động tới tình hình có thể nghiêm trọng hơn nhiều.
Chuyên gia Glaser cảnh báo dù ông Tập không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát nếu một máy bay quân sự Trung Quốc áp sát hòn đảo gần hơn trước đây, hay một tên lửa bay chệch quỹ đạo.
Theo Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách Quốc phòng và An ninh Quốc tế (ISDP) tại Rand Corp, rủi ro lớn nhất trong chuyến thăm của bà Pelosi là "tính toán sai lầm" xảy ra khi Trung Quốc thực hiện một số hành động phô trương sức mạnh. "Những hành động như thử tên lửa luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố", ông Cozad cảnh báo.
"Tới nay chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ tiến hành một hoạt động quân sự lớn nếu bà Pelosi tới thăm Đài Loan", Kuo Yu-jen, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Đài Loan, nói. "Nếu ông Tập không kiên nhẫn và có những phản ứng thái quá, khiến Mỹ và đồng minh Nhật Bản có động thái đáp trả, tình hình sẽ lợi bất cập hại cho Trung Quốc".
Theo Vnexpress.net
Trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm cứng rắn trong vấn đề Đài Loan.
Trong cuộc khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan 1995-1996, khi Mỹ điều hai tàu sân bay đến khu vực để phản ứng với các đợt diễn tập tên lửa của Trung Quốc, ông Tập là một quan chức ở tỉnh Phúc Kiến. Ông đăng ký làm chính trị viên trong một sư đoàn phòng không dự bị năm 1996, sau khi trở thành phó bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến.
"Chúng ta phải hiểu rõ tình hình phức tạp ở eo biển Đài Loan", ông Tập nói với các sĩ quan sư đoàn hồi năm 2001, theo China News Service. "Hòa bình chỉ có thể đạt được bằng cách chuẩn bị vũ trang kỹ lưỡng".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu ở Hong Kong, ngày 30/6. Ảnh: AFP.
Sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, Ông Tập nhiều lần khẳng định lập trường của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan là nhất quán, trong đó Trung Quốc kiên quyết "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia". Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố dùng vũ lực nếu cần, đồng thời phản đối các chuyến thăm của quan chức Mỹ tới hòn đảo.
Quan điểm này của ông Tập tiếp tục được thể hiện khi Trung Quốc liên tục đưa ra các cảnh báo cứng rắn trước thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ tới Đài Loan trong chuyến công du châu Á. CNN ngày 1/8 dẫn các nguồn tin cho hay bà Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan và ở lại qua đêm trên hòn đảo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ "không ngồi yên" nếu bà Pelosi đến Đài Loan và cảnh báo Mỹ sẽ phải hứng chịu những "hậu quả nghiêm trọng" nếu chuyến thăm diễn ra.
Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đề nghị Bắc Kinh "không phản ứng thái quá và biến chuyến đi phù hợp với chính sách lâu dài của Mỹ thành một cuộc khủng hoảng". Ông Kirby cũng cho biết Lầu Năm Góc đang làm việc không ngừng nghỉ để giám sát mọi động thái của quân đội Trung Quốc trong khu vực, cũng như xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn cho bà Pelosi.
Chris Buckley, bình luận viên kỳ cựu của NY Times về Trung Quốc, cho rằng thông tin về chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là một phép thử rất lớn với lòng kiên nhẫn của ông Tập. Tuy nhiên, ngay cả khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ đặt chân tới hòn đảo, Chủ tịch Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không mạo hiểm châm ngòi một cuộc khủng hoảng mới ở eo biển Đài Loan trong bối cảnh kinh tế và chính trị nhạy cảm hiện nay.
Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào cuối năm, nơi ông Tập nhiều khả năng tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khi nước này thực thi chiến lược "không Covid" với những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.
Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á thuộc Quỹ Marshall của Đức (GMF) ở Mỹ, cho rằng trong bối cảnh đó, ông Tập có thể bị chỉ trích nếu không phản ứng mạnh mẽ nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, hành động mà Trung Quốc luôn coi là "thách thức chủ quyền" của Bắc Kinh.
Chiến hạm Trung Quốc trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải. Ảnh: AP.
"Chắc chắn Bắc Kinh sẽ có phản ứng mạnh mẽ, song không nằm ngoài tầm kiểm soát", Thần Định Định, giáo sư quan hệ quốc tế từ Đại học Tế Nam, Trung Quốc, nhận định.
Trong cuộc điện đàm kéo dài hơn hai giờ ngày 28/7, Chủ tịch Tập đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden không nên "đùa với lửa" khi căng thẳng gia tăng về vấn đề Đài Loan, song hai bên không đề cập đến chuyến thăm của bà Pelosi trong các tuyên bố công khai về cuộc trao đổi.
"Đây thực chất là một cảnh báo cấp độ trung bình, không phải lời đe dọa về nguy cơ xảy ra chiến tranh", David Gitter, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Cấp cao Trung Quốc (CACR), nhận định. "Cảnh báo đó không có nghĩa Bắc Kinh sắp làm điều gì đó thực sự quyết liệt, như đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của bà Pelosi".
Ngoài những tuyên bố cứng rắn từ quân đội, truyền thông nhà nước Trung Quốc đến nay không đăng các bài xã luận về khả năng bà Pelosi tới Đài Loan, cho thấy căng thẳng nhiều khả năng không leo thang nghiêm trọng hơn.
Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, cho rằng những cảnh báo này được phát đi nhằm ngăn Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Đài Loan, nhưng không có nghĩa Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp mạnh.
"Trung Quốc rõ ràng muốn bà Pelosi hủy chuyến thăm, nhưng Bắc Kinh chắc chắn không muốn xung đột quân sự với Mỹ vào thời điểm này", ông nói.
Eo biển Đài Loan và hòn đảo cùng tên. Đồ họa: CSIS.
Nếu chuyên cơ chở bà Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan, Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách tổ chức các cuộc tập trận gần vùng biển và vùng trời hòn đảo, hoặc điều thêm máy bay và tàu chiến băng qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, tuyến đường thủy rộng khoảng 180 km ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc đại lục.
Washington và đồng minh coi eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế và thường xuyên điều chiến hạm tuần tra tự do hàng hải qua đây, trong khi Bắc Kinh phản ứng gay gắt với các tàu chiến nước ngoài qua lại vùng biển này.
Trung Quốc cũng có thể điều nhiều tiêm kích tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Bắc Kinh đã triển khai 27 máy bay quân sự vào ADIZ Đài Loan hồi tháng 11/2021, sau khi các nghị sĩ Mỹ đến thăm hòn đảo.
Bắc Kinh cũng có thể tiến hành một vụ thử tên lửa gần Đài Loan như hồi năm 1996. Tuy nhiên, nếu ông Tập quyết định thử tên lửa, tác động tới tình hình có thể nghiêm trọng hơn nhiều.
Chuyên gia Glaser cảnh báo dù ông Tập không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát nếu một máy bay quân sự Trung Quốc áp sát hòn đảo gần hơn trước đây, hay một tên lửa bay chệch quỹ đạo.
Theo Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách Quốc phòng và An ninh Quốc tế (ISDP) tại Rand Corp, rủi ro lớn nhất trong chuyến thăm của bà Pelosi là "tính toán sai lầm" xảy ra khi Trung Quốc thực hiện một số hành động phô trương sức mạnh. "Những hành động như thử tên lửa luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố", ông Cozad cảnh báo.
"Tới nay chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ tiến hành một hoạt động quân sự lớn nếu bà Pelosi tới thăm Đài Loan", Kuo Yu-jen, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Đài Loan, nói. "Nếu ông Tập không kiên nhẫn và có những phản ứng thái quá, khiến Mỹ và đồng minh Nhật Bản có động thái đáp trả, tình hình sẽ lợi bất cập hại cho Trung Quốc".
Theo Vnexpress.net