• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

HN In màng metalize bắt mắt và thu hút mọi ánh nhìn

NamAzoka

Thượng đế
Màng metalize là một trong những loại màng được sử dụng phổ biến nhất khi in ấn bao bì hiện nay. Giúp cho sản phẩm có độ sáng bóng và đẹp hơn, giúp tăng thêm khả năng nhận diện thương hiệu. Nếu bạn chưa biết màng metalize là gì thì hãy xem ngay những thông tin dưới đây.

Màng metalize là gì?
Màng metalize
được mạ 1 lớp kim loại (thường là nhôm, niken hoặc crom,…), lớp phủ này cực mỏng (chỉ khoảng 4 micromet). Ngoài ra thì độ dày của lớp phủ kim loại này phụ thuộc vào tính chất của bao bì cần in như: chống hơi ẩm, chống nước,… Lớp màng càng dày thì khả năng bảo vệ bao bì càng tốt, tuy nhiên đi kèm với đó là giá thành cũng cao hơn.

Giấy màng Metalize là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng - SNP


Ghép màng Metalize làm gì?
Giấy sau khi được ghép màng Metalize sẽ mang lại những ưu điểm vượt trội mà các loại giấy thông thường không thể làm được:

  • Giúp chống ẩm, chống thấm nước, không thấm khí
  • Cho màu sắc sinh động, lấp lánh
  • Có khả năng giữ màu tốt theo thời gian
  • Giúp bảo vệ bao bì khỏi những tác nhân từ bên ngoài như lực ép, ánh sáng, nhiệt độ
  • Màng nhôm được thiết kế qua quy trình sấy đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng giấy ghép màng Metalize cho bao bì sản phẩm sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nhờ hiệu ứng phản quang kim loại.
Với những đặc điểm này, giấy Metalize được ứng dụng làm bao bì, vỏ hộp của những sản phẩm cao cấp, chất lượng bởi hiệu ứng mà loại giấy này tạo nên rất đẹp, làm tăng giá trị của sản phẩm. Giấy Metalize thường được ứng dụng làm bao bì của mỹ phẩm, thuốc, túi đựng quần áo, bao bì thực phẩm, hộp kem đánh răng, in hộp cứng cao cấp, giấy gói quà,…

In Metalize Giá Rẻ, Đẹp Cho Túi, Hộp Giấy - In Sắc Màu


Các loại màng Metalize thông dụng.

  • MCPP: CPP Metalized- màng CPP (nền) mạ ion kim loại trắng mờ (Alumium)
  • MOPP: OPP Metalized- màng OPP (nên) mạ ion kim loại hơi sáng (Si)
  • MBON: Nylon Metalized- màng PA (nền) mạ ion kim loại trắng hơi sáng (Si)
  • MPET: Polyester Metalized- màng PET (nền) mạ ion kim loại trắng sáng bóng (Si)
Cần phân biệt giữa màng mạ kim loại và màng được in bằng mực Metalize (loại mực kim loại). Màng MPET in mực Metalize lên bề mặt có khuyết điểm như sau:

  • Bong tróc Metalized tùy thuộc vào độ bám dính của lớp mực đó.
  • Bị bể các cạnh hay các góc khi bế hộp
  • Mực không bám được hoặc có bám thì cũng bị lột ra từng mảng
  • Lớp Metalize sẽ bị đổi màu chuyển sang màu xám xì khi bị chiếu tia tử ngoại
  • Dùng dao cạo trên bề mặt thì sẽ tróc ra các mảnh vụn Metalize.
  • MPET chỉ có 1 màu trắng bạc mà thôi, nếu muốn có nền màu gì thì tự in nền màu đó.
Ứng dụng của in Metalize trong in ấn
Do sở hữu nhiều ưu thế nổi trội nên kỹ thuật in màng Metalize được ứng dụng trong nhiều hạng mục in ấn khác nhau.

In trên vỏ hộp sản phẩm
Những doanh nghiệp muốn tạo điểm nhấn, sự ấn tượng cho sản phẩm của mình đều ưu tiên sử dụng kỹ thuật in màng Metalize cho bao bì, nhãn mác sản phẩm. Những vỏ hộp được mạ kim loại đều nổi bật, thu hút được nhiều sự chú ý khi đặt chung với những dòng sản phẩm trong cùng phân khúc. Nhờ đó doanh thu, thương hiệu của doanh nghiệp đều tăng lên rõ rệt.

Hiện trên thị trường, in hộp giấy Metalize thường thấy nhất: Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ rượu vang, hộp kem đánh răng, vỏ hộp thuốc,…

In Metalize Giá Rẻ, Đẹp Cho Túi, Hộp Giấy - In Sắc Màu


In túi giấy
in bao bì túi giấy để đựng những sản phẩm cao cấp, quà tặng, trang sức,… đều sử dụng phương pháp in metalize để tăng giá trị cũng như đẳng cấp cho sản phẩm. Tuy nhiên, giá những loại túi giấy mạ kim loại bên ngoài sẽ đắt hơn những loại túi giấy thông thường khác.
 
Top