hotrotinviet
Thượng đế
Kể từ ngày 1/1/2022 chế độ kế toán cho hộ kinh doanh được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC. Cụ thể, chế độ kế toán cho hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
Về Tổ chức công tác kế toán của hộ kinh doanh
Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
Về Chứng từ kế toán của hộ kinh doanh
Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Hộ kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
Xem thêm báo cáo thuế
Tên chứng từ
I Các chứng từ quy định tại Thông tư
1 Phiếu thu
2 Phiếu chi
3 Phiếu nhập kho
4 Phiếu xuất kho
5 Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động
II Các chứng từ quy định theo pháp luật khác
1 Hóa đơn
2 Giấy nộp tiền vào NSNN
3 Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng
4 Ủy nhiệm chi
Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.
Sổ kế toán của hộ kinh doanh
Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
Tên sổ kế toán
1 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
2 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
3 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
4 Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN
5 Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động
6 Sổ quỹ tiền mặt
7 Sổ tiền gửi ngân hàng
Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.
Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh
Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Về Tổ chức công tác kế toán của hộ kinh doanh
Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
Về Chứng từ kế toán của hộ kinh doanh
Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Hộ kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
Xem thêm báo cáo thuế
Tên chứng từ
I Các chứng từ quy định tại Thông tư
1 Phiếu thu
2 Phiếu chi
3 Phiếu nhập kho
4 Phiếu xuất kho
5 Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động
II Các chứng từ quy định theo pháp luật khác
1 Hóa đơn
2 Giấy nộp tiền vào NSNN
3 Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng
4 Ủy nhiệm chi
Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.
Sổ kế toán của hộ kinh doanh
Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
Tên sổ kế toán
1 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
2 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
3 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
4 Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN
5 Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động
6 Sổ quỹ tiền mặt
7 Sổ tiền gửi ngân hàng
Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.
Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh
Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.