• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Các loại và giá bán cụ thể

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Hàm duy trì được sử dụng ngay sau khi niềng răng – chỉnh nha. Khí cụ này có tác dụng ổn định cấu trúc răng và ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí cũ. Nếu không dùng hàm duy trì hoặc sử dụng không đúng cách, niềng răng có thể không mang lại kết quả như mong đợi.
Hàm duy trì sau niềng răng là gì?
Niềng răng (chỉnh nha) thường mất từ 1 – 3 năm để có thể nắn chỉnh các răng về đúng vị trí. Sau khi kết thúc lộ trình, bác sĩ sẽ tháo khay niềng/ mắc cài cố định lên răng và yêu cầu sử dụng hàm duy trì. Hàm duy trì thường được sử dụng sau khi niềng răng – chỉnh nha để ổn định cấu trúc răng và ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Hàm duy trì là khí cụ niềng răng được sử dụng sau khi tháo mắc cài. Khí cụ này có thể được gắn cố định vào mặt trong của răng bằng composite hoặc tháo lắp dễ dàng (dùng hàm tháo lắp bằng kim loại/ khay nhựa). Đây là một trong những khí cụ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha mà rất nhiều người bỏ qua dẫn đến tình trạng không đạt được kết quả như mong muốn.
Khác với các khí cụ được sử dụng để nắn chỉnh răng, hàm duy trì hầu như không tạo ra lực siết mà chỉ có chức năng cố định răng, ngăn không cho các răng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn. Do đó, sử dụng hàm duy trì hoàn toàn không gây đau nhức và ê buốt như khi đeo mắc cài và máng niềng trong suốt.
Hiện nay, hàm duy trì tháo lắp được dùng phổ biến hơn so với hàm duy trì cố định. Khí cụ có khả năng tháo lắp thường không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy so với quá trình niềng răng, thời gian đeo hàm duy trì thường thoải mái hơn, ít gây ra cảm giác vướng víu và khó chịu.
Các loại hàm duy trì sau niềng răng phổ biến nhất
Hàm/ máng duy trì là khí cụ hỗ trợ sau khi niềng răng nhằm duy trì kết quả, tránh tình trạng răng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn. Khí cụ này có nhiều loại khác nhau nhưng tất cả đều hoạt động dựa trên nguyên lý tạo khuôn nhằm cố định răng trên cung hàm.
Như đã biết, phương pháp niềng răng hay chỉnh nha là kỹ thuật nha khoa có khả năng nắn chỉnh và điều hướng răng thông qua khí cụ chính là khay niềng và mắc cài. Việc dịch chuyển răng được diễn ra từ từ trong 1 – 3 năm nhằm khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng và hoàn thiện khớp cắn. Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ làm hàm duy trì để cố định cấu trúc răng.
Hàm duy trì thường được dùng từ 6 – 12 tháng để răng ổn định hoàn toàn và dần quen với áp lực từ hoạt động ăn nhai. Đối với trẻ nhỏ, khí cụ này sẽ được dùng liên tục đến năm 20 tuổi vì cấu trúc xương hàm, răng và nướu vẫn đang phát triển. Nếu không sử dụng hàm duy trì lâu dài, vị trí của các răng trên cung hàm sẽ có sự dịch chuyển đáng kể.
Tương tự như các khí cụ được dùng trong quá trình niềng, máng duy trì sau niềng răng cũng có khá nhiều loại. Dưới đây là các loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến sau quá trình niềng răng:
1. Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt tháo lắp bằng nhựa có hình dáng khá giống với niềng răng trong suốt. Vì không có màu nên loại hàm duy trì này sẽ không bị lộ ra khi giao tiếp. Ngoài ra, với khả năng tháo lắp dễ dàng, bạn cũng sẽ thoải mái khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Hàm duy trì trong suốt có thể bị ngả màu. Do đó khi dùng loại hàm duy trì này, bạn nên tháo ra khi ăn uống và cần hạn chế tối đa các món ăn, thức uống có màu đậm. Hạn chế duy nhất của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt là chi phí cao hơn so với các loại hàm duy trì khác.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại hàm duy trì trong suốt phổ biến là hàm Vivera và Zenyum:
Hàm duy trì Vivera: Hàm duy trì Vivera có màu trong suốt với hình dáng tương tự như khay niềng Invisalign. Loại này có ưu điểm là độ bền gấp đôi và độ dẻo cao hơn 30% nên ôm sát vào răng, không gây cộm cứng hay khó chịu.
Hàm duy trì Zenyum: Hàm duy trì Zenyum là một trong những loại hàm duy trì trong suốt được ưa chuộng hiện nay. Thương hiệu này có trụ sở chính đặt tại Singapore và chủ yếu sản xuất các khí cụ niềng răng. Hàm duy trì Zenyum có màu trong suốt, độ dẻo cao và mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm của loại hàm này là chi phí thấp hơn so với hàm duy trì Vivera.
Xem thêm: nha khoa jetdentist có tốt không
2. Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định được làm từ thép không gỉ với dạng sợi dài. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ chỉnh nha và gắn vào mặt trong của răng bằng composite (vật liệu có màu sắc tương tự như răng thật). Hàm duy trì cố định có hiệu quả cao trong việc duy trì kết quả sau khi chỉnh nha. Vì được gắn cố định nên khí cụ này có chi phí thấp và ít xảy ra tình trạng quên sử dụng hoặc mất khí cụ.
Tuy nhiên, hạn chế của hàm duy trì cố định là có thể gây cảm giác vướng víu trong thời gian đầu. Hơn nữa, khí cụ được gắn cố định ở mặt trong của răng còn tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn bám dính vào dẫn đến tích tụ mảng bám và cao răng. Do đó trong thời gian sử dụng hàm duy trì cố định, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và nên lấy cao răng định kỳ để phòng ngừa các vấn đề nha khoa.
3. Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháo lắp có thể tháo gỡ một cách dễ dàng nên tiện lợi hơn trong việc vệ sinh răng miệng và ăn uống. Khí cụ này có 2 loại là hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì bằng nhựa trong suốt.
Hàm duy trì kim loại được làm từ thép có cấu tạo tương tự như dây cung nhưng ở đoạn giữa 2 răng nanh được gắn vào khuôn acrylic để cố định khí cụ trên cung hàm. Trong khi đó, hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa có cấu tạo tương tự như máng niềng trong suốt.
Hàm duy trì kim loại có độ cứng cao nên ban đầu sử dụng có thể gây khó chịu và kích ứng nướu. Tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khoảng vài tuần sử dụng. Hiện nay, hàm duy trì tháo lắp kim loại được sử dụng rất phổ biến nhờ có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, chắc chắn và giúp cố định răng hiệu quả.
Vì có khả năng tháo lắp nên khí cụ này được ưa chuộng hơn hàm duy trì cố định. Tuy nhiên, hàm tháo lắp có chi phí cao hơn và có thể gặp phải tình trạng mất khí cụ hoặc sử dụng không đủ thời gian quy định. Do đó, trẻ nhỏ niềng răng sớm thường được ưu tiên dùng hàm duy trì cố định để hạn chế tình trạng này.
>>>> Ngoài ra còn có Hàm duy trì Hawley là một sản phẩm đáng để tham khảo
Nên dùng hàm duy trì nào?
Mỗi loại hàm duy trì đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bạn nên xem xét nhu cầu, độ tuổi và khả năng tài chính để lựa chọn được khí cụ thích hợp nhất. Nếu vẫn đang băn khoăn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Đối với trẻ nhỏ và người thường xuyên quên sử dụng khí cụ sau chỉnh nha, nên lựa chọn hàm duy trì cố định. Vì được gắn cố định vào mặt trong của răng nên loại hàm duy trì này mang lại hiệu quả cao và ít gặp phải tình trạng mất khí cụ.
Hàm duy trì cố định có chi phí thấp nhất trong tất cả các loại hàm duy trì sau chỉnh nha. Trong khi đó, hàm duy trì bằng khay nhựa có chi phí cao hơn nhiều so với các khí cụ khác.
Hàm duy trì khay nhựa có chi phí cao nhưng bù lại có tính thẩm mỹ, dễ dàng tháo lắp nên không gây ra cảm giác vướng víu và khó chịu trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại có chi phí vừa phải, dễ dàng tháo lắp nên tiện lợi khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, đây là loại hàm duy trì duy nhất bị “lộ” ra khi giao tiếp nên không thích hợp với những người làm các công việc yêu cầu cao về ngoại hình.
Để được cho lời khuyên hữu ích, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.
Hàm duy trì sau niềng răng – chỉnh nha có giá bao nhiêu?
Máng duy trì sau niềng răng có giá bao nhiêu là mối bận tâm của không ít bạn đọc. Tương tự như các kỹ thuật chỉnh nha, giá thành của hàm duy trì tùy thuộc vào từng loại cụ thể. Ngoài ra, chi phí cũng có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng phòng khám/ bệnh viện và một số yếu tố khách quan khác.
Đeo hàm duy trì sau niềng răng vô cùng quan trọng, vì thế ngay từ khi tìm hiểu về nha khoa niềng răng bạn nên hỏi rõ về vấn đề này để tránh những phát sinh về sau. Cụ thể, các thông tin cần nắm được bao gồm:
Giá niềng răng đã bao gồm chi phí hàm duy trì sau khi niềng hay chưa?
Giá bao gồm hàm duy trì 1 lần hay 2 lần?
Nếu hàm duy trì bị hỏng và bạn muốn làm lại chi phí bao nhiêu?
Nha khoa có lưu lại dấu răng của khách hàng cũ để làm hàm duy trì về sau hay không?
Bạn có thể xin dấu răng sau niềng để tiện cho việc làm hàm duy trì ở các cơ sở khác hay không?
 
Top