Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể gây sốt. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở trẻ em do thể trạng và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Để giảm thiểu những hệ lụy và biến chứng nghiêm trọng, cần xác định nguyên nhân và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.
Nhận biết tình trạng đau răng gây sốt
Đau răng (nhức răng) là tình trạng cơn đau xuất hiện bên trong răng hoặc các tổ chức bao xung quanh răng. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành do nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Tùy theo từng trường hợp, đau răng có thể có mức độ nhẹ đến nặng.
Đau răng ít khi khởi phát đơn độc mà thường đi kèm với một số biểu hiện khác. Trong đó, sốt là triệu chứng thường xảy ra đồng thời với hiện tượng đau nhức răng. Bạn có thể nhận biết tình trạng đau răng gây sốt qua một số dấu hiệu sau:
Răng xuất hiện cơn đau có mức độ nhẹ đến nặng, cơn đau bùng phát từng cơn hoặc kéo dài âm ỉ, dai dẳng
Đau nhức răng có thể xảy ra tại một hoặc nhiều răng
Răng bị đau nhức nhiều khi ăn uống, áp lực (nhai quá mạnh). Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bùng phát vào ban đêm
Quan sát mô nướu xung quanh răng nhận thấy nướu sưng đỏ, phù nề, viêm, đôi khi đi kèm với tình trạng chảy máu, rỉ dịch và mủ
Đau nhức răng đi kèm với sốt nhẹ đến sốt cao, sưng hạch góc hàm, cơ thể mệt mỏi và ăn uống kém
Theo thống kê, đau răng gây sốt gặp nhiều hơn ở trẻ em. Bởi thanh thiếu niên và người lớn có thể trạng tốt, hệ miễn dịch đã phát triển hoàn chỉnh nên ít gặp phải tình trạng sốt trong thời gian đau nhức răng.
Xem thêm: răng sứ lava esthetic là gì
Đau răng gây sốt – Nguyên nhân do đâu?
Đau răng gây sốt gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt và ăn uống. Để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau răng kèm sốt:
1. Do mọc răng
Mọc răng sữa, răng khôn là nguyên nhân phổ biến gây đau răng kèm sốt. Ở trẻ nhỏ trong độ tuổi mọc răng sữa, hệ miễn dịch và thể trạng còn kém nên rất dễ bị đau nhức răng, sưng nướu và sốt. Trẻ thường phản ứng với các triệu chứng này bằng cách quấy khóc và bỏ bú, chán ăn.
2. Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm nhiễm mô lợi bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng đang mọc. Tình trạng này gặp chủ yếu trong thời gian mọc răng khôn (răng số 8). Vì mọc khá muộn và nằm ở cuối cung hàm nên răng khôn dễ mọc lệch, mọc ngầm. Đây là điều kiện thuận lợi để mô nướu phát triển và bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng.
Viêm lợi trùm gây đau nhức răng nhiều, nhất là khi ăn uống. Qua sát mô nướu xung quanh nhận thấy lợi sưng viêm, đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Nếu không xử lý sớm, thức ăn có thể bám dính vào kẽ hở giữa răng và nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại chỗ.
3. Viêm tủy răng cấp tính
Viêm tủy răng cấp tính là tình trạng vi khuẩn mới xâm nhập vào khoang tủy. Bệnh lý này thường là biến chứng của viêm nha chu, sâu răng ăn vào tủy hoặc do sai sót trong quá trình trám răng, bọc răng sứ,… Viêm tủy răng cấp đặc trưng bởi tình trạng răng đau từng cơn hoặc đau dai dẳng, kéo dài, đau buốt và nhói vào bên trong răng.
4. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm ở chóp răng (chân răng) hoặc mô nha chu đặc trưng bởi sự xuất hiện của túi mủ (ổ áp xe). Áp xe răng gây sưng nướu, nướu nhạy cảm, dễ chảy máu, hôi miệng, đau nhức răng gây sốt nhẹ. Nếu áp xe răng xảy ra ở răng hàm còn có thể đi kèm với hiện tượng sưng hạch cổ dưới góc hàm.
5. Các bệnh nha chu
Nha chu là các tổ chức bao xung quanh răng bao gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng, cement và mô nướu. Các bệnh lý nha chu (viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…) cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng kèm sốt.
Đau răng gây sốt có nguy hiểm không?
Đau răng gây sốt có nguy hiểm không là mối bận tâm của nhiều người. Bởi sốt là phản ứng của cơ thể khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, nhiều người lo ngại tình trạng đau răng gây sốt là dấu hiệu cho thấy các bệnh nha khoa đã tiến triển nặng.
Trên thực tế, đau răng gây sốt là tình trạng khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể được kiểm soát sau một vài ngày. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, các bệnh lý nha khoa có thể phát triển mãn tính và tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng.
Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng, đau răng gây sốt còn tác động đến các hoạt động sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ. Hơn nữa, cơn đau kéo dài còn làm giảm hiệu suất học tập và ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Cách điều trị đau răng gây sốt hiệu quả
Như đã đề cập, đau răng gây sốt có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp điều trị và chăm sóc. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
1. Sử dụng thuốc
Đau răng gây sốt là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang trong giai đoạn cấp. Ở giai đoạn này, lựa chọn ưu tiên là sử dụng thuốc để giảm đau và kiểm soát viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm thuyên giảm, bạn cần quay lại bệnh viện/ phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
2. Các thủ thuật nha khoa
Đau răng gây sốt có thể là biểu hiện của viêm tủy răng, áp xe răng, viêm lợi trùm và nhiều bệnh lý khác. Do đó sau khi sử dụng thuốc, bạn nên đến phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Bên cạnh sử dụng thuốc và can thiệp những phương pháp chuyên sâu, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng.
Chăm sóc, phòng ngừa đau răng gây sốt tái phát
Đau răng gây sốt ít khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt, học tập và làm việc. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bạn nên kết hợp các phương pháp điều trị với chế độ chăm sóc hợp lý. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp phòng ngừa tình trạng tái phát.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đau răng gây sốt:
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng như chải răng 2 – 3 lần, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Sau các bữa ăn nhẹ, nên súc miệng với nước sạch, dùng chỉ tơ nha chu và nhai kẹo cao su không đường.
Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để hạ sốt. Ngoài ra, nên lựa chọn các món ăn mềm, lỏng để làm giảm áp lực lên răng và mô nướu bị tổn thương.
Nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 3 ngày để nâng đỡ thể trạng, hỗ trợ giảm sốt và đau nhức răng. Bên cạnh đó, nên đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và căng thẳng quá mức.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà như chườm lạnh, ngậm nước muối pha loãng, thoa gel nha đam, súc miệng với nước lá trầu không, dùng tinh dầu đinh hương,…
Nên lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp. Ngoài ra, đến nha khoa thường xuyên còn giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
Đau răng gây sốt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về nguyên nhân và biết cách điều trị, chăm sóc hiệu quả. Ngoài ra, nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng và tổ chức lại lối sống để phòng ngừa tình trạng tái phát.
Nhận biết tình trạng đau răng gây sốt
Đau răng (nhức răng) là tình trạng cơn đau xuất hiện bên trong răng hoặc các tổ chức bao xung quanh răng. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành do nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Tùy theo từng trường hợp, đau răng có thể có mức độ nhẹ đến nặng.
Đau răng ít khi khởi phát đơn độc mà thường đi kèm với một số biểu hiện khác. Trong đó, sốt là triệu chứng thường xảy ra đồng thời với hiện tượng đau nhức răng. Bạn có thể nhận biết tình trạng đau răng gây sốt qua một số dấu hiệu sau:
Răng xuất hiện cơn đau có mức độ nhẹ đến nặng, cơn đau bùng phát từng cơn hoặc kéo dài âm ỉ, dai dẳng
Đau nhức răng có thể xảy ra tại một hoặc nhiều răng
Răng bị đau nhức nhiều khi ăn uống, áp lực (nhai quá mạnh). Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bùng phát vào ban đêm
Quan sát mô nướu xung quanh răng nhận thấy nướu sưng đỏ, phù nề, viêm, đôi khi đi kèm với tình trạng chảy máu, rỉ dịch và mủ
Đau nhức răng đi kèm với sốt nhẹ đến sốt cao, sưng hạch góc hàm, cơ thể mệt mỏi và ăn uống kém
Theo thống kê, đau răng gây sốt gặp nhiều hơn ở trẻ em. Bởi thanh thiếu niên và người lớn có thể trạng tốt, hệ miễn dịch đã phát triển hoàn chỉnh nên ít gặp phải tình trạng sốt trong thời gian đau nhức răng.
Xem thêm: răng sứ lava esthetic là gì
Đau răng gây sốt – Nguyên nhân do đâu?
Đau răng gây sốt gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt và ăn uống. Để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau răng kèm sốt:
1. Do mọc răng
Mọc răng sữa, răng khôn là nguyên nhân phổ biến gây đau răng kèm sốt. Ở trẻ nhỏ trong độ tuổi mọc răng sữa, hệ miễn dịch và thể trạng còn kém nên rất dễ bị đau nhức răng, sưng nướu và sốt. Trẻ thường phản ứng với các triệu chứng này bằng cách quấy khóc và bỏ bú, chán ăn.
2. Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm nhiễm mô lợi bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng đang mọc. Tình trạng này gặp chủ yếu trong thời gian mọc răng khôn (răng số 8). Vì mọc khá muộn và nằm ở cuối cung hàm nên răng khôn dễ mọc lệch, mọc ngầm. Đây là điều kiện thuận lợi để mô nướu phát triển và bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng.
Viêm lợi trùm gây đau nhức răng nhiều, nhất là khi ăn uống. Qua sát mô nướu xung quanh nhận thấy lợi sưng viêm, đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Nếu không xử lý sớm, thức ăn có thể bám dính vào kẽ hở giữa răng và nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại chỗ.
3. Viêm tủy răng cấp tính
Viêm tủy răng cấp tính là tình trạng vi khuẩn mới xâm nhập vào khoang tủy. Bệnh lý này thường là biến chứng của viêm nha chu, sâu răng ăn vào tủy hoặc do sai sót trong quá trình trám răng, bọc răng sứ,… Viêm tủy răng cấp đặc trưng bởi tình trạng răng đau từng cơn hoặc đau dai dẳng, kéo dài, đau buốt và nhói vào bên trong răng.
4. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm ở chóp răng (chân răng) hoặc mô nha chu đặc trưng bởi sự xuất hiện của túi mủ (ổ áp xe). Áp xe răng gây sưng nướu, nướu nhạy cảm, dễ chảy máu, hôi miệng, đau nhức răng gây sốt nhẹ. Nếu áp xe răng xảy ra ở răng hàm còn có thể đi kèm với hiện tượng sưng hạch cổ dưới góc hàm.
5. Các bệnh nha chu
Nha chu là các tổ chức bao xung quanh răng bao gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng, cement và mô nướu. Các bệnh lý nha chu (viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…) cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng kèm sốt.
Đau răng gây sốt có nguy hiểm không?
Đau răng gây sốt có nguy hiểm không là mối bận tâm của nhiều người. Bởi sốt là phản ứng của cơ thể khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, nhiều người lo ngại tình trạng đau răng gây sốt là dấu hiệu cho thấy các bệnh nha khoa đã tiến triển nặng.
Trên thực tế, đau răng gây sốt là tình trạng khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể được kiểm soát sau một vài ngày. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, các bệnh lý nha khoa có thể phát triển mãn tính và tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng.
Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng, đau răng gây sốt còn tác động đến các hoạt động sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ. Hơn nữa, cơn đau kéo dài còn làm giảm hiệu suất học tập và ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Cách điều trị đau răng gây sốt hiệu quả
Như đã đề cập, đau răng gây sốt có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp điều trị và chăm sóc. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
1. Sử dụng thuốc
Đau răng gây sốt là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang trong giai đoạn cấp. Ở giai đoạn này, lựa chọn ưu tiên là sử dụng thuốc để giảm đau và kiểm soát viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm thuyên giảm, bạn cần quay lại bệnh viện/ phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
2. Các thủ thuật nha khoa
Đau răng gây sốt có thể là biểu hiện của viêm tủy răng, áp xe răng, viêm lợi trùm và nhiều bệnh lý khác. Do đó sau khi sử dụng thuốc, bạn nên đến phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Bên cạnh sử dụng thuốc và can thiệp những phương pháp chuyên sâu, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng.
Chăm sóc, phòng ngừa đau răng gây sốt tái phát
Đau răng gây sốt ít khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt, học tập và làm việc. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bạn nên kết hợp các phương pháp điều trị với chế độ chăm sóc hợp lý. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp phòng ngừa tình trạng tái phát.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đau răng gây sốt:
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng như chải răng 2 – 3 lần, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Sau các bữa ăn nhẹ, nên súc miệng với nước sạch, dùng chỉ tơ nha chu và nhai kẹo cao su không đường.
Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để hạ sốt. Ngoài ra, nên lựa chọn các món ăn mềm, lỏng để làm giảm áp lực lên răng và mô nướu bị tổn thương.
Nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 3 ngày để nâng đỡ thể trạng, hỗ trợ giảm sốt và đau nhức răng. Bên cạnh đó, nên đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và căng thẳng quá mức.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà như chườm lạnh, ngậm nước muối pha loãng, thoa gel nha đam, súc miệng với nước lá trầu không, dùng tinh dầu đinh hương,…
Nên lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp. Ngoài ra, đến nha khoa thường xuyên còn giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
Đau răng gây sốt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về nguyên nhân và biết cách điều trị, chăm sóc hiệu quả. Ngoài ra, nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng và tổ chức lại lối sống để phòng ngừa tình trạng tái phát.