• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

HCM Dancing Juices: Hương Trà Xanh tươi mát giúp loại bỏ mùi thuốc lá dễ dàng:

shopdancing

Thượng đế
Thuốc lá chứa cả ngàn hóa chất. Gần một nửa có tự nhiên hoặc do phản ứng giữa các hóa chất với nhau khi điếu thuốc được đốt cháy. Một số khác được nhà sản xuất cho thêm để tăng hương vị. Khi cháy, các hóa chất này kết tụ với nhau và tạo ra nhựa thuốc (tar), một hợp chất dính như keo, mầu vàng sậm. Hít vào, nhựa thuốc kích thích cuống họng và phế nang. Các hóa chất có trong nhựa là acetone, ammonia, benzene, cyanide, formaldehyde, phenol, toluene, cadmium, arsenic, thủy ngân, chì...
Nhiều nghiên cứu so sánh sức khoẻ giữa những người hút thuốc lá và không hút thuốc lá cho thấy có nhiều khác biệt. Những người nghiện thuốc lá thường uống rượu, cà phê và trà nhiều hơn, nhẹ cân hơn, huyết áp thấp hơn và tim đập nhanh hơn. Cứ 2 người hút thuốc lá sẽ có 1 người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và phân nửa trong số này sẽ chết trong tuổi trung niên, mất đi khoảng 22 năm tuổi thọ. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có mối liên quan rõ rệt giữa nghiện thuốc lá và nhiều căn bệnh, trong đó nổi bật là bệnh tim mạch, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá giết chết xấp xỉ 10000 người mỗi ngày, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày hay nói cách khác cứ mỗi 8 giây có một người chết do thuốc lá... Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết người cộng lại.
Dancing Juices: Hương Trà Xanh tươi mát giúp loại bỏ mùi thuốc lá dễ dàng: https://dancingjuices.com/elf-bar-te5000-disposable/
Cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm tuổi 2 thọ. Mặc dù hiện nay số thuốc lá tiêu thụ hàng ngày ở các nước đang phát triển ít hơn ở các nước phát triển, nhưng con số này đang tăng lên đều đặn và nhanh chóng. Tại Việt Nam, có 47,4 % nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá theo thống kê của Chương trình điều tra tỷ lệ hút thuốc lá trên người trưởng thành toàn cầu GATS năm 2010. Ở thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24, có 26% các cô cậu này đã làm quen với khói thuốc. Ở người lớn, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá.
c7b77bc1-8420-468e-8d2f-8f092938dcce-247x296.jpg
Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen…Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá. Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).
Hút thuốc lá đã được xác định là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong số 100 người hút thuốc lá thì cĩ đến 80 đến 90 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khả năng bị tử vong do bệnh phổi t ắc nghẽn mạn tính gia tăng gấp 30 lần ở những người hút thuốc lá nặng (> 25 điếu /ngày) so với những người không hút thuốc. Hút xì-gà, hút ống điếu và ngay cả những người đã ngưng hút thuốc lá cũng có vẫn có thể mắc bệnh và khả năng bị tử vong do bệnh cao hơn so với những người không hút thuốc.
 
Top