Quanghieufinance231
Thượng đế
Niềng răng khểnh thích hợp với những trường hợp răng khấp khểnh nặng gây sai khớp cắn và làm gia tăng mảng bám, cao răng tích tụ. Bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng – chỉnh nha còn giúp cải thiện chức năng ăn, nhai và hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề nha khoa.
Có nên niềng răng khểnh không?
Răng khểnh thực chất là răng nanh (răng số 3) mọc lệch và bị chìa ra bên ngoài. Mặc dù là răng mọc lệch nhưng theo quan niệm của người phương Đông, răng khểnh tạo nên nét duyên dáng cho cả nam và nữ giới. Tương tự như các răng khác trên cung hàm, răng số 3 cũng có chức năng xé thức ăn và hỗ trợ cho quá trình phát âm.
Trường hợp răng nanh mọc lệch nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý và cấu trúc của răng. Tuy nhiên nếu răng số 3 mọc lệch nhiều, chen chúc gây sai khớp cắn và gia tăng hình thành mảng bám, cao răng, nên xem xét niềng răng – chỉnh nha.
Răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, răng chen chúc,… chính là điều kiện thuận lợi cho thức ăn bám dính vào kẽ răng và mặt trong. Theo thời gian, vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong các mảng bám gây ra nhiều vấn đề nha khoa như viêm lợi (viêm nướu răng), sâu răng, viêm nha chu. Trong những trường hợp này, bạn nên can thiệp chỉnh nha – niềng răng để điều chỉnh răng khểnh về đúng vị trí, qua đó cải thiện chức năng ăn nhai và phòng ngừa các vấn đề răng miệng.
Các phương pháp niềng răng khểnh
Để điều chỉnh vị trí của răng số 3 (răng khểnh), bạn có thể niềng răng bằng một số phương pháp sau:
Niềng răng mắc cài kim loại: Niềng răng mắc cài kim loại có 2 loại là mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc. Kỹ thuật này sử dụng mắc cài (khí cụ bao gồm mắc cài, dây chun và dây cung cùng với một số dụng cụ hỗ trợ khác để dịch chuyển vị trí của răng khểnh). Ưu điểm của mắc cài kim loại là độ bền, khả năng chịu lực tốt và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, mắc cài kim loại dễ bị lộ ra bên ngoài nên không có tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng mắc cài sứ/ pha lê: Mắc cài sứ/ pha lê cũng có cấu tạo và nguyên lý tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, kỹ thuật này sử dụng mắc cài có màu sắc tương tự như răng thật nên tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại. Mắc cài được làm từ sứ và pha lê cũng có độ lành tính và an toàn cao hơn. Hạn chế của kỹ thuật chỉnh nha này là vật liệu chịu lực kém hơn mắc cài kim loại nên thời gian niềng răng thường kéo dài thêm 3 – 6 tháng.
Niềng răng mắc cài mặt trong: Nếu lo ngại về vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể niềng răng mắc cài mặt trong để cải thiện răng khểnh. Phương pháp này sử dụng mắc cài kim loại gắn vào mặt trong của răng nên hoàn toàn không bị lộ ra bên ngoài.
Niềng răng không mắc cài: Niềng răng không mắc cài sử dụng khay niềng trong suốt để điều chỉnh vị trí của răng. Khay niềng sẽ được chế tác tương thích với cấu trúc của răng và được điều chỉnh đôi chút để khắc phục tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn,… Mỗi khay niềng sẽ được sử dụng trong khoảng 14 ngày và trung bình 1 lộ trình cần 20 – 50 khay. Khay niềng được sử dụng có màu trong suốt nên hoàn toàn không bị lộ ra trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Hơn nữa, khí cụ chỉnh nha có thể dễ dàng tháo lắp nên hầu như không ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao hơn rất nhiều lần so với các kỹ thuật chỉnh nha khác.
Quá trình niềng răng khểnh (các bước cụ thể)
Niềng răng khấp khểnh có quy trình tương tự niềng răng hô, móm. Tuy nhiên trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ sử dụng một số khí cụ khác biệt để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Xem thêm: bọc răng sứ katana giá bao nhiêu
Các bước niềng khấp khểnh theo tiêu chuẩn:
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn
Bước 2 – Điều trị tổng quát (nếu có)
Bước 3 – Đặt thun tách kẽ + nhổ răng
Bước 4 – Gắn mắc cài
Bước 5 – Tái khám
Bước 6 – Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không cũng là vấn đề được quan tâm bên cạnh quy trình và các phương pháp chỉnh nha. Nhổ răng khi niềng được thực hiện nhằm loại bỏ răng thừa và tạo khoảng trống để các răng trên cung hàm dễ dàng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, không hẳn trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ bỏ răng trong quá trình chỉnh nha.
Những trường hợp niềng răng khểnh sớm (trước 15 tuổi), cung hàm rộng, răng khấp khểnh nhưng các răng khác trên cung hàm bị thưa,… thường không có chỉ định nhổ bỏ. Nhổ răng chỉ được cân nhắc khi niềng răng muộn, cung hàm có răng thừa và răng mọc chen chúc, khấp khểnh toàn hàm.
Nhổ bỏ răng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cấu trúc hàm nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết. Vì vậy nếu có chỉ định của bác sĩ, bạn nên nhổ bỏ răng để rút ngắn thời gian và tối ưu hiệu quả chỉnh nha. Một số trường hợp niềng răng khểnh có thể không đạt được kết quả tốt nếu không nhổ bỏ răng.
Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu? Hết bao nhiêu tiền?
Niềng răng khấp khểnh mất từ 1 – 3 năm tùy theo khuyết điểm của răng. Nếu chỉ có răng số 3 mọc lệch, thời gian niềng thường chỉ mất khoảng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp răng khấp khểnh toàn hàm hoặc đi kèm với những khuyết điểm khác như hô, móm, khoảng cách giữa các răng không đều, sai lệch khớp cắn, thời gian niềng có thể mất từ 2 – 3 năm.
Chi phí niềng răng khểnh phụ thuộc vào mức độ sai lệch của răng, phương pháp chỉnh nha và cơ sở thực hiện. Dưới đây là chi phí khảo sát bạn đọc có thể tham khảo để có sự chuẩn bị trước khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha:
Niềng răng mắc cài kim loại có giá dao động từ 13 – 20 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá dao động từ 20 – 35 triệu đồng
Niềng răng khấp khểnh bằng mắc cài sứ thường có giá từ 30 – 40 triệu đồng
Niềng răng khểnh bằng mắc cài sứ tự đóng có giá dao động từ 35 – 45 triệu đồng
Niềng răng bằng máng trong suốt có giá từ 40 – 100 triệu đồng (tùy theo thương hiệu sản xuất khay niềng)
Chi phí niềng răng khểnh được cung cấp trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ với phòng khám/ bệnh viện để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Lưu ý khi niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh là giải pháp cho trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc, khớp cắn bị hở, sai lệch,… Để đạt được kết quả cao khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Cơ sở thực hiện là yếu tố ảnh hưởng đến hơn 80% kết quả sau khi niềng. Do đó, cần lựa chọn phòng khám nha khoa/ bệnh viện đáng tin cậy nếu có ý định niềng răng – chỉnh nha.
Nên cân nhắc về tình trạng răng miệng, nhu cầu và khả năng tài chính để lựa chọn được phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Trong quá trình chỉnh nha, răng sẽ bị đau nhức và ê buốt ở một số giai đoạn. Để giảm các triệu chứng khó chịu, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sử dụng sáp nha khoa, ngậm nước muối ấm, dùng thức ăn mềm, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
Các khí cụ chỉnh nha có thể gây khó khăn trong quá trình làm sạch răng miệng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đánh răng kỹ, dùng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và súc miệng 2 lần/ ngày để tăng hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, nên tái khám thường xuyên để được bác sĩ lấy cao răng định kỳ.
Trong quá trình niềng, nên dùng thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để làm giảm áp lực lên răng và hạn chế tình trạng bung súc mắc cài. Tránh thức ăn cứng, khô, dai và đồ uống chứa cồn.
Niềng răng khểnh là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng khấp khểnh, khớp cắn lệch, hở,… Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về quy trình, chi phí và những vấn đề khác có liên quan.
Có nên niềng răng khểnh không?
Răng khểnh thực chất là răng nanh (răng số 3) mọc lệch và bị chìa ra bên ngoài. Mặc dù là răng mọc lệch nhưng theo quan niệm của người phương Đông, răng khểnh tạo nên nét duyên dáng cho cả nam và nữ giới. Tương tự như các răng khác trên cung hàm, răng số 3 cũng có chức năng xé thức ăn và hỗ trợ cho quá trình phát âm.
Trường hợp răng nanh mọc lệch nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý và cấu trúc của răng. Tuy nhiên nếu răng số 3 mọc lệch nhiều, chen chúc gây sai khớp cắn và gia tăng hình thành mảng bám, cao răng, nên xem xét niềng răng – chỉnh nha.
Răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, răng chen chúc,… chính là điều kiện thuận lợi cho thức ăn bám dính vào kẽ răng và mặt trong. Theo thời gian, vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong các mảng bám gây ra nhiều vấn đề nha khoa như viêm lợi (viêm nướu răng), sâu răng, viêm nha chu. Trong những trường hợp này, bạn nên can thiệp chỉnh nha – niềng răng để điều chỉnh răng khểnh về đúng vị trí, qua đó cải thiện chức năng ăn nhai và phòng ngừa các vấn đề răng miệng.
Các phương pháp niềng răng khểnh
Để điều chỉnh vị trí của răng số 3 (răng khểnh), bạn có thể niềng răng bằng một số phương pháp sau:
Niềng răng mắc cài kim loại: Niềng răng mắc cài kim loại có 2 loại là mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc. Kỹ thuật này sử dụng mắc cài (khí cụ bao gồm mắc cài, dây chun và dây cung cùng với một số dụng cụ hỗ trợ khác để dịch chuyển vị trí của răng khểnh). Ưu điểm của mắc cài kim loại là độ bền, khả năng chịu lực tốt và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, mắc cài kim loại dễ bị lộ ra bên ngoài nên không có tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng mắc cài sứ/ pha lê: Mắc cài sứ/ pha lê cũng có cấu tạo và nguyên lý tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, kỹ thuật này sử dụng mắc cài có màu sắc tương tự như răng thật nên tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại. Mắc cài được làm từ sứ và pha lê cũng có độ lành tính và an toàn cao hơn. Hạn chế của kỹ thuật chỉnh nha này là vật liệu chịu lực kém hơn mắc cài kim loại nên thời gian niềng răng thường kéo dài thêm 3 – 6 tháng.
Niềng răng mắc cài mặt trong: Nếu lo ngại về vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể niềng răng mắc cài mặt trong để cải thiện răng khểnh. Phương pháp này sử dụng mắc cài kim loại gắn vào mặt trong của răng nên hoàn toàn không bị lộ ra bên ngoài.
Niềng răng không mắc cài: Niềng răng không mắc cài sử dụng khay niềng trong suốt để điều chỉnh vị trí của răng. Khay niềng sẽ được chế tác tương thích với cấu trúc của răng và được điều chỉnh đôi chút để khắc phục tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn,… Mỗi khay niềng sẽ được sử dụng trong khoảng 14 ngày và trung bình 1 lộ trình cần 20 – 50 khay. Khay niềng được sử dụng có màu trong suốt nên hoàn toàn không bị lộ ra trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Hơn nữa, khí cụ chỉnh nha có thể dễ dàng tháo lắp nên hầu như không ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao hơn rất nhiều lần so với các kỹ thuật chỉnh nha khác.
Quá trình niềng răng khểnh (các bước cụ thể)
Niềng răng khấp khểnh có quy trình tương tự niềng răng hô, móm. Tuy nhiên trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ sử dụng một số khí cụ khác biệt để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Xem thêm: bọc răng sứ katana giá bao nhiêu
Các bước niềng khấp khểnh theo tiêu chuẩn:
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn
Bước 2 – Điều trị tổng quát (nếu có)
Bước 3 – Đặt thun tách kẽ + nhổ răng
Bước 4 – Gắn mắc cài
Bước 5 – Tái khám
Bước 6 – Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không cũng là vấn đề được quan tâm bên cạnh quy trình và các phương pháp chỉnh nha. Nhổ răng khi niềng được thực hiện nhằm loại bỏ răng thừa và tạo khoảng trống để các răng trên cung hàm dễ dàng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, không hẳn trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ bỏ răng trong quá trình chỉnh nha.
Những trường hợp niềng răng khểnh sớm (trước 15 tuổi), cung hàm rộng, răng khấp khểnh nhưng các răng khác trên cung hàm bị thưa,… thường không có chỉ định nhổ bỏ. Nhổ răng chỉ được cân nhắc khi niềng răng muộn, cung hàm có răng thừa và răng mọc chen chúc, khấp khểnh toàn hàm.
Nhổ bỏ răng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cấu trúc hàm nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết. Vì vậy nếu có chỉ định của bác sĩ, bạn nên nhổ bỏ răng để rút ngắn thời gian và tối ưu hiệu quả chỉnh nha. Một số trường hợp niềng răng khểnh có thể không đạt được kết quả tốt nếu không nhổ bỏ răng.
Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu? Hết bao nhiêu tiền?
Niềng răng khấp khểnh mất từ 1 – 3 năm tùy theo khuyết điểm của răng. Nếu chỉ có răng số 3 mọc lệch, thời gian niềng thường chỉ mất khoảng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp răng khấp khểnh toàn hàm hoặc đi kèm với những khuyết điểm khác như hô, móm, khoảng cách giữa các răng không đều, sai lệch khớp cắn, thời gian niềng có thể mất từ 2 – 3 năm.
Chi phí niềng răng khểnh phụ thuộc vào mức độ sai lệch của răng, phương pháp chỉnh nha và cơ sở thực hiện. Dưới đây là chi phí khảo sát bạn đọc có thể tham khảo để có sự chuẩn bị trước khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha:
Niềng răng mắc cài kim loại có giá dao động từ 13 – 20 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá dao động từ 20 – 35 triệu đồng
Niềng răng khấp khểnh bằng mắc cài sứ thường có giá từ 30 – 40 triệu đồng
Niềng răng khểnh bằng mắc cài sứ tự đóng có giá dao động từ 35 – 45 triệu đồng
Niềng răng bằng máng trong suốt có giá từ 40 – 100 triệu đồng (tùy theo thương hiệu sản xuất khay niềng)
Chi phí niềng răng khểnh được cung cấp trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ với phòng khám/ bệnh viện để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Lưu ý khi niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh là giải pháp cho trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc, khớp cắn bị hở, sai lệch,… Để đạt được kết quả cao khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Cơ sở thực hiện là yếu tố ảnh hưởng đến hơn 80% kết quả sau khi niềng. Do đó, cần lựa chọn phòng khám nha khoa/ bệnh viện đáng tin cậy nếu có ý định niềng răng – chỉnh nha.
Nên cân nhắc về tình trạng răng miệng, nhu cầu và khả năng tài chính để lựa chọn được phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Trong quá trình chỉnh nha, răng sẽ bị đau nhức và ê buốt ở một số giai đoạn. Để giảm các triệu chứng khó chịu, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sử dụng sáp nha khoa, ngậm nước muối ấm, dùng thức ăn mềm, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
Các khí cụ chỉnh nha có thể gây khó khăn trong quá trình làm sạch răng miệng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đánh răng kỹ, dùng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và súc miệng 2 lần/ ngày để tăng hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, nên tái khám thường xuyên để được bác sĩ lấy cao răng định kỳ.
Trong quá trình niềng, nên dùng thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để làm giảm áp lực lên răng và hạn chế tình trạng bung súc mắc cài. Tránh thức ăn cứng, khô, dai và đồ uống chứa cồn.
Niềng răng khểnh là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng khấp khểnh, khớp cắn lệch, hở,… Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về quy trình, chi phí và những vấn đề khác có liên quan.