• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Có nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng hiện đại, mang đến hiệu quả thẩm mỹ và nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về vấn đề Có nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?. Để được giải đáp thắc mắc và có hình dung cụ thể hơn về kỹ thuật này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin tổng hợp trong bài viết sau.

Có nên bọc răng sứ không?
Bọc răng sứ (chụp mão sứ) là kỹ thuật phục hình răng được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phương pháp này sử dụng mão răng sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Sau đó, mài nhỏ phần cùi răng thật và dùng mão sứ chụp lên phía trên để khôi phục hình thể và chức năng của răng. Ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng, bọc răng sứ còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng.

Hiện nay, nhiều người còn lựa chọn bọc răng sứ nguyên hàm để thiết kế nụ cười, dáng răng theo ý muốn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tác mão sứ, bọc răng sứ mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng và tác động không nhỏ đến ngoại hình.

Tuy nhiên, bọc răng sứ là phương pháp có chi phí khá cao và cũng tiềm ẩn một số rủi ro như răng ê buốt, đau nhức do mài quá nhiều men răng, đen viền nướu sau một thời gian sử dụng, dị ứng/ kích ứng vật liệu làm mão sứ,… Do đó, Có nên bọc răng sứ không? vẫn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng quan trọng trong lĩnh vực nha khoa. Tuy nhiên, để giải đáp có nên bọc răng sứ hay không, bạn đọc cần phải xem xét tình trạng sức khỏe răng miệng và một số yếu tố đi kèm như khả năng tài chính, độ tuổi, nhu cầu,…

Với khả năng khôi phục hình dáng và chức năng sinh lý của răng, bạn có thể bọc răng sứ để tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười, bảo vệ cùi răng thật bị tổn thương, khắc phục một số khuyết điểm của răng như răng thưa kẽ, mòn men và thiểu sản men răng.
Xem thêm: bọc răng sứ orodent giá bao nhiêu

Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những đối tượng sau:

Sai lệch khớp cắn quá nặng, răng có nhiều khuyết điểm (hô vẩu, mọc khấp khểnh, chen chúc, lệch lạc,…) cần niềng răng – chỉnh nha để nắn chỉnh khớp cắn về đúng vị trí trước khi bọc răng sứ.
Người mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng như viêm nha chu, chân răng yếu, lung lay, răng quá nhạy cảm cũng không nên bọc răng sứ.
Bọc răng sứ có chi phí khá cao nên bạn cần chuẩn bị chi phí trước khi quyết định thực hiện phương pháp này, đặc biệt là những trường hợp có ý định làm răng sứ toàn hàm.
Hiện nay, kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ đã có những bước tiến vượt bậc. Răng sau khi được phục hình bằng mão sứ sẽ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, răng sứ có thể sử dụng được 5 – 7 năm đối với răng sứ kim loại và 10 – 15 năm đối với răng toàn sứ/ răng sứ kim loại quý. Vì vậy, bạn nên xem xét kỹ sức khỏe răng miệng để cân nhắc xem có nên bọc răng sứ hay không.

Khi nào nên bọc răng sứ thẩm mỹ?
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng mang đến nhiều lợi ích như khôi phục hình dáng, màu sắc của răng, giúp răng bị tổn thương có thể ăn nhai một cách thoải mái. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp khắc phục một số khuyết điểm của răng như răng hô nhẹ, răng thưa và ngả màu nặng.

Ngoài thắc mắc “Có nên bọc răng sứ không?”, vấn đề Khi nào nên bọc răng sứ? cũng là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bạn đọc. Được biết, phương pháp này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Dưới đây là những trường hợp có thể bọc răng sứ để cải thiện:

1. Răng bị nứt mẻ, tổn thương nặng
Răng là một trong những cơ quan có cấu tạo cứng chắc nhất cơ thể nhờ chứa hàm lượng khoáng chất cao. Tuy nhiên, răng cũng có thể bị nứt mẻ và mất các mô cứng do ảnh hưởng của bệnh sâu răng, tai nạn, chấn thương, thiếu vi chất dinh dưỡng,… Tình trạng này không chỉ khiến răng bị đau nhức, ê buốt mà còn tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề như tiêu xương hàm, viêm nha chu.
2. Răng nhiễm màu nặng
Men răng thường có màu trong suốt. Màu trắng vàng của răng thực chất là màu của lớp ngà răng bên trong. Trong quá trình ăn uống, men răng có thể bị ngả màu do phẩm màu và màu sắc tự nhiên có trong một số món ăn, thức uống. Thông thường, những trường hợp răng ngả màu có thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng răng.

3. Bọc răng sứ cho răng bị chết tủy/ lấy tủy
Tủy răng là một trong những cơ quan cấu tạo răng bên cạnh men răng và ngà răng. Vì nằm ở trong cùng nên cơ quan này rất ít khi bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, tủy răng cũng có thể bị viêm nhiễm và hoại tử do chấn thương hoặc do các bệnh nha khoa tiến triển nặng.

4. Răng hô nhẹ
Những trường hợp răng hô, vẩu thường được chỉ định niềng răng – chỉnh nha để cải thiện. Tuy nhiên với những trường hợp hô nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ.
5. Răng mọc lộn xộn
Những trường hợp răng mọc lộn xộn nhưng mức độ không quá nghiêm trọng cũng có thể bọc răng sứ để cải thiện. Trước tiên, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng để tạo không gian cho mão sứ dễ dàng chụp lên phía trên. Sau đó, lấy dấu mẫu hàm và chế tác mão sứ có hình dáng phù hợp nhằm đảm bảo răng sau khi phục hình có độ cân đối và hài hòa nhất định.

6. Răng bị thưa kẽ
Thưa kẽ là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra do di truyền, thói quen dùng tăm xỉa răng lâu ngày khiến khoảng cách giữa các răng tăng dần. Với những trường hợp thưa nhẹ, khoảng cách không quá 2mm, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bằng composite.
7. Bọc răng sứ phục hình răng bị mất
Với những trường hợp răng bị mất, bạn cũng có thể can thiệp kỹ thuật bọc răng sứ. Tuy nhiên trong trường hợp này, răng đã bị mất chân nên không thể dùng mão sứ chụp lên mà phải chế tác cầu răng sứ bao gồm 3 – 4 mão tùy theo từng trường hợp. Hai mão răng ngoài cùng sẽ gắn với 2 răng thật bên cạnh để làm điểm trụ, mão sứ chính giữa nằm vắt ngang qua vị trí của răng bị mất để phục hồi lại hình dáng của thân răng.

Làm cầu răng sứ có thể khôi phục hình thể và chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. Tuy nhiên sau một thời gian, xương hàm sẽ bị tiêu biến dẫn đến xô lệch các răng trên cung hàm. Vì vậy sau khoảng 5 – 7 năm, bạn cần làm lại cầu răng sứ để bảo tồn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Có nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về phương pháp này và có sự chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện. Ngoài những vấn đề trên, nên tìm hiểu thêm về chi phí, các loại răng sứ, quy trình,… trước khi quyết định bọc răng sứ thẩm mỹ.
 
Top