Quanghieufinance
Thượng đế
Các khí cụ niềng răng được sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình nắn chỉnh, điều hướng răng về vị trí mong muốn. Tùy theo tình trạng răng miệng, độ tuổi và phương pháp niềng, bác sĩ sẽ lựa chọn các khí cụ có công dụng tương ứng.
Các khí cụ dùng trong niềng răng (chỉnh nha)
Khí cụ chỉnh nha là các dụng cụ được dùng trong quá trình niềng răng với tác dụng chính là hỗ trợ nắn chỉnh và điều hướng răng. Mỗi khí cụ sẽ đảm nhiệm vai trò và công dụng khác nhau, có thể được dùng trong suốt quá trình niềng hoặc chỉ được sử dụng ở một số giai đoạn cụ thể.
Tùy theo phương pháp niềng răng (niềng răng mắc cài/ niềng răng không mắc cài), bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ riêng biệt để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn và khắc phục triệt để các khuyết điểm như răng hô, móm, răng lệch lạc, răng thưa, sai khớp cắn. Trong đó, niềng răng mắc cài sử dụng nhiều khí cụ hơn.
1. Các khí cụ dùng trong niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống. Phương pháp này sử dụng nhiều khí cụ gắn cố định lên răng nhằm tạo ra lực siết hàm để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài được đánh giá cao về hiệu quả chỉnh nha và chi phí thấp hơn so với niềng răng không mắc cài.
Các khí cụ được sử dụng trong niềng răng mắc cài bao gồm:
– Dây chun tách kẽ:
Dây chun tách kẽ được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị niềng răng. Tuy nhiên, khí cụ này chỉ được dùng trong trường hợp răng hàm số 6 và số 7 không có đủ khoảng cách để gắn khâu. Thun tách kẽ được làm từ cao su với dạng sợi, hình tròn với đường kính khoảng 1cm. Thun được đặt vào giữa răng số 6 và số 7 trong khoảng 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho quá trình gắn khâu.
– Band (khâu):
Khâu (Bands) được gắn vào răng số 6 và số 7 với tác dụng chính là điểm neo, giữ dây cung trên cung hàm. Khí cụ này có hình dạng tương tự như chiếc nhẫn và được sử dụng bằng cách bọc ở bên ngoài răng. Trên khâu có móc để gắn dây cung và dây thun.
– Mắc cài (Bracket):
Mắc cài (Bracket) là khí cụ quan trọng trong niềng răng mắc cài. Đây là khối vuông nhỏ được gắn cố định lên răng. Hiện nay, có 2 loại mắc cài được sử dụng là mắc cài thường và mắc cài tự buộc (tự khóa). Mắc cài có dạng hình vuông và rãnh ở giữa để đặt dây cung. Trong khi đó, mắc cài tự đóng được thiết kế thêm nắp trượt để cố định dây cung thay vì phải sử dụng thêm dây chun.
– Dây cung niềng răng (Archwires):
Tương tự như mắc cài, dây cung cũng là khí cụ quan trọng trong niềng răng bằng mắc cài. Đây là khí cụ ở dạng sợi, mảnh được sản xuất từ nhiều chất liệu như thép, kim loại quý,… Dây cung được gắn lên các rãnh của mắc cài và được cố định lại khâu (Band) ở răng số 6 và số 7.
– Hooks:
Hooks là khí cụ có dạng móc nằm ở trên đầu mắc cài. Khí cụ này có vai trò neo giữ dây chun liên hàm giữa hàm trên và hàm dưới. Đây là khí cụ hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh khớp cắn, cải thiện tình trạng răng mọc lệch và mọc khểnh. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng Hooks đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả chỉnh nha.
– Thun liên hàm (Rubber bands):
Thun liên hàm còn được biết đến với tên gọi chun niềng răng/ chỉnh nha, thun kéo liên hàm,… Như tên gọi, khí cụ này được sản xuất từ cao su có khả năng đàn hồi cao. Thun liên hàm được gắn vào Hooks ở cả hàm trên và hàm dưới để dịch chuyển răng khấp khểnh, răng lệch về vị trí mong muốn và cải thiện tình trạng khớp cắn bị hở, lệch.
– Minivis niềng răng:
Minivis niềng răng (vít niềng răng) có tác dụng tương tự như thun liên hàm. Tuy nhiên, Minivis được gắn cố định ở phần xương hàm để neo giữ lò xo. Lò xo sẽ được gắn vào răng cần điều chỉnh vị trí để tăng tốc độ chỉnh nha.
– Lò xo:
Lò xo cũng là khí cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình niềng răng mắc cài. Khí cụ này được sử dụng trong trường hợp răng bị sai lệch nhiều. Lò xo thường được gắn ở khâu nối dài đến dây cung phía sau răng nanh để đóng khoảng cách giữa các răng.
– Thun chuỗi chỉnh nha:
Thun chuỗi chỉnh nha được sản xuất từ cao su với độ dẻo và đàn hồi cao. Khí cụ này thực chất là dải cao su dẹp được đục chữ O liên tục. Thun chuỗi được gắn lên mắc cài (mắc cài sẽ nằm gọn trong vòng chữ O đã được cắt sẵn). Tác dụng của khí cụ này là ngăn không cho các khoảng trống giữa các răng bị rộng thêm bằng cách tạo lực kéo nhẹ để đóng các khe hở trên cung hàm.
– Khí cụ nong hàm:
Với những trường hợp cung hàm hẹp, bác sĩ sẽ cho sử dụng khí cụ nong hàm để tăng diện tích của cung hàm. Khí cụ này được sử dụng nhằm hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng trong trường hợp răng khấp khểnh, mọc lệch và có răng thừa. Tuy nhiên với những trường hợp có nhiều răng thừa, bác sĩ vẫn phải nhổ răng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
– Headgear chỉnh nha:
Headgear là khí cụ chỉnh nha đặc biệt chỉ được sử dụng trong trường hợp răng hô do xương ở trẻ em từ 10 – 15 tuổi. Khí cụ này được cấu tạotừ cung mặt kim loại, dây đệm cổ và Module kéo an toàn.
– Hàm duy trì:
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi tháo niềng răng. Tác dụng của hàm duy trì là ổn định cấu trúc răng, ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí cũ. Thông thường, khí cụ này được sử dụng từ 6 – 12 tháng tùy theo tình trạng răng của từng người.
Xem thêm: nha khoa parkway có tốt không
Các loại hàm duy trì được trong niềng răng mắc cài bao gồm:
Hàm duy trì cố định: Hàm duy trì cố định có dạng dây thép trơn hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ cố định hàm vào mặt trong của răng bằng composite (vật liệu có màu sắc tương tự răng thật). Hàm duy trì cố định có hiệu quả cao giúp ổn định cấu trúc răng và hạn chế tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ. Tuy nhiên, việc gắn khí cụ cố định lên răng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Ngoài hàm duy trì cố định, bạn cũng có thể sử dụng hàm duy trì tháo lắp kim loại. Hàm được làm từ dây thép với cấu tạo ôm sát răng. Ở vị trí 2 răng nanh sẽ được gắn khuôn để giúp hàm cố định trên răng. Khí cụ này có khả năng tháo lắp nên ít tác động đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, vì được gắn bên ngoài nên hàm duy trì ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa: Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa có cấu tạo và nguyên lý tương tự như khay niềng trong suốt. Hàm được làm từ nhựa dẻo và có thể tháo lắp dễ dàng. Khí cụ này được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao và tiện lợi.
2. Khí cụ sử dụng trong niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) có ít khí cụ hơn so với niềng răng mắc cài. Phương pháp này vẫn sử dụng thun tách kẽ (tùy trường hợp) và hàm duy trì để đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Bên cạnh đó, niềng răng không mắc cài còn sử dụng thêm một số khí cụ như:
– Khay niềng trong suốt:
Khay niềng trong suốt là khí cụ quan trọng đối với niềng răng không mắc cài. Khí cụ này có hình dáng tương tự như cấu trúc răng nhưng đã được điều chỉnh đôi chút để có thể dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Khay niềng được sản xuất từ nhựa với độ dẻo và đàn hồi cao. Mỗi khay niềng có thể dịch chuyển răng từ 0.1 – 0.25mm và chỉ sử dụng được trong 14 ngày. Toàn bộ quá trình niềng sẽ dùng khoảng 20 – 40 khay tùy theo mức độ lệch lạc của răng.
– Attachment (mấu chặn/ nút đặt lực):
Attachment có hình dáng đa dạng (tam giác, tròn, vuông,…) và được gắn cố định lên răng. Khí cụ này có màu sắc tương tự như răng thật nên hoàn toàn không bị lộ ra như các khí cụ được dùng trong niềng răng mắc cài. Attachment có tác dụng hỗ trợ tạo ra lực nhằm giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Bài viết đã tổng hợp các khí cụ chỉnh nha được sử dụng khi niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Các khí cụ này đều có tại các bệnh viện/ phòng khám nha khoa có dịch vụ niềng răng. Để hiểu rõ hơn công dụng của các khí cụ, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.
Các khí cụ dùng trong niềng răng (chỉnh nha)
Khí cụ chỉnh nha là các dụng cụ được dùng trong quá trình niềng răng với tác dụng chính là hỗ trợ nắn chỉnh và điều hướng răng. Mỗi khí cụ sẽ đảm nhiệm vai trò và công dụng khác nhau, có thể được dùng trong suốt quá trình niềng hoặc chỉ được sử dụng ở một số giai đoạn cụ thể.
Tùy theo phương pháp niềng răng (niềng răng mắc cài/ niềng răng không mắc cài), bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ riêng biệt để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn và khắc phục triệt để các khuyết điểm như răng hô, móm, răng lệch lạc, răng thưa, sai khớp cắn. Trong đó, niềng răng mắc cài sử dụng nhiều khí cụ hơn.
1. Các khí cụ dùng trong niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống. Phương pháp này sử dụng nhiều khí cụ gắn cố định lên răng nhằm tạo ra lực siết hàm để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài được đánh giá cao về hiệu quả chỉnh nha và chi phí thấp hơn so với niềng răng không mắc cài.
Các khí cụ được sử dụng trong niềng răng mắc cài bao gồm:
– Dây chun tách kẽ:
Dây chun tách kẽ được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị niềng răng. Tuy nhiên, khí cụ này chỉ được dùng trong trường hợp răng hàm số 6 và số 7 không có đủ khoảng cách để gắn khâu. Thun tách kẽ được làm từ cao su với dạng sợi, hình tròn với đường kính khoảng 1cm. Thun được đặt vào giữa răng số 6 và số 7 trong khoảng 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho quá trình gắn khâu.
– Band (khâu):
Khâu (Bands) được gắn vào răng số 6 và số 7 với tác dụng chính là điểm neo, giữ dây cung trên cung hàm. Khí cụ này có hình dạng tương tự như chiếc nhẫn và được sử dụng bằng cách bọc ở bên ngoài răng. Trên khâu có móc để gắn dây cung và dây thun.
– Mắc cài (Bracket):
Mắc cài (Bracket) là khí cụ quan trọng trong niềng răng mắc cài. Đây là khối vuông nhỏ được gắn cố định lên răng. Hiện nay, có 2 loại mắc cài được sử dụng là mắc cài thường và mắc cài tự buộc (tự khóa). Mắc cài có dạng hình vuông và rãnh ở giữa để đặt dây cung. Trong khi đó, mắc cài tự đóng được thiết kế thêm nắp trượt để cố định dây cung thay vì phải sử dụng thêm dây chun.
– Dây cung niềng răng (Archwires):
Tương tự như mắc cài, dây cung cũng là khí cụ quan trọng trong niềng răng bằng mắc cài. Đây là khí cụ ở dạng sợi, mảnh được sản xuất từ nhiều chất liệu như thép, kim loại quý,… Dây cung được gắn lên các rãnh của mắc cài và được cố định lại khâu (Band) ở răng số 6 và số 7.
– Hooks:
Hooks là khí cụ có dạng móc nằm ở trên đầu mắc cài. Khí cụ này có vai trò neo giữ dây chun liên hàm giữa hàm trên và hàm dưới. Đây là khí cụ hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh khớp cắn, cải thiện tình trạng răng mọc lệch và mọc khểnh. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng Hooks đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả chỉnh nha.
– Thun liên hàm (Rubber bands):
Thun liên hàm còn được biết đến với tên gọi chun niềng răng/ chỉnh nha, thun kéo liên hàm,… Như tên gọi, khí cụ này được sản xuất từ cao su có khả năng đàn hồi cao. Thun liên hàm được gắn vào Hooks ở cả hàm trên và hàm dưới để dịch chuyển răng khấp khểnh, răng lệch về vị trí mong muốn và cải thiện tình trạng khớp cắn bị hở, lệch.
– Minivis niềng răng:
Minivis niềng răng (vít niềng răng) có tác dụng tương tự như thun liên hàm. Tuy nhiên, Minivis được gắn cố định ở phần xương hàm để neo giữ lò xo. Lò xo sẽ được gắn vào răng cần điều chỉnh vị trí để tăng tốc độ chỉnh nha.
– Lò xo:
Lò xo cũng là khí cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình niềng răng mắc cài. Khí cụ này được sử dụng trong trường hợp răng bị sai lệch nhiều. Lò xo thường được gắn ở khâu nối dài đến dây cung phía sau răng nanh để đóng khoảng cách giữa các răng.
– Thun chuỗi chỉnh nha:
Thun chuỗi chỉnh nha được sản xuất từ cao su với độ dẻo và đàn hồi cao. Khí cụ này thực chất là dải cao su dẹp được đục chữ O liên tục. Thun chuỗi được gắn lên mắc cài (mắc cài sẽ nằm gọn trong vòng chữ O đã được cắt sẵn). Tác dụng của khí cụ này là ngăn không cho các khoảng trống giữa các răng bị rộng thêm bằng cách tạo lực kéo nhẹ để đóng các khe hở trên cung hàm.
– Khí cụ nong hàm:
Với những trường hợp cung hàm hẹp, bác sĩ sẽ cho sử dụng khí cụ nong hàm để tăng diện tích của cung hàm. Khí cụ này được sử dụng nhằm hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng trong trường hợp răng khấp khểnh, mọc lệch và có răng thừa. Tuy nhiên với những trường hợp có nhiều răng thừa, bác sĩ vẫn phải nhổ răng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
– Headgear chỉnh nha:
Headgear là khí cụ chỉnh nha đặc biệt chỉ được sử dụng trong trường hợp răng hô do xương ở trẻ em từ 10 – 15 tuổi. Khí cụ này được cấu tạotừ cung mặt kim loại, dây đệm cổ và Module kéo an toàn.
– Hàm duy trì:
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi tháo niềng răng. Tác dụng của hàm duy trì là ổn định cấu trúc răng, ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí cũ. Thông thường, khí cụ này được sử dụng từ 6 – 12 tháng tùy theo tình trạng răng của từng người.
Xem thêm: nha khoa parkway có tốt không
Các loại hàm duy trì được trong niềng răng mắc cài bao gồm:
Hàm duy trì cố định: Hàm duy trì cố định có dạng dây thép trơn hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ cố định hàm vào mặt trong của răng bằng composite (vật liệu có màu sắc tương tự răng thật). Hàm duy trì cố định có hiệu quả cao giúp ổn định cấu trúc răng và hạn chế tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ. Tuy nhiên, việc gắn khí cụ cố định lên răng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Ngoài hàm duy trì cố định, bạn cũng có thể sử dụng hàm duy trì tháo lắp kim loại. Hàm được làm từ dây thép với cấu tạo ôm sát răng. Ở vị trí 2 răng nanh sẽ được gắn khuôn để giúp hàm cố định trên răng. Khí cụ này có khả năng tháo lắp nên ít tác động đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, vì được gắn bên ngoài nên hàm duy trì ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa: Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa có cấu tạo và nguyên lý tương tự như khay niềng trong suốt. Hàm được làm từ nhựa dẻo và có thể tháo lắp dễ dàng. Khí cụ này được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao và tiện lợi.
2. Khí cụ sử dụng trong niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) có ít khí cụ hơn so với niềng răng mắc cài. Phương pháp này vẫn sử dụng thun tách kẽ (tùy trường hợp) và hàm duy trì để đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Bên cạnh đó, niềng răng không mắc cài còn sử dụng thêm một số khí cụ như:
– Khay niềng trong suốt:
Khay niềng trong suốt là khí cụ quan trọng đối với niềng răng không mắc cài. Khí cụ này có hình dáng tương tự như cấu trúc răng nhưng đã được điều chỉnh đôi chút để có thể dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Khay niềng được sản xuất từ nhựa với độ dẻo và đàn hồi cao. Mỗi khay niềng có thể dịch chuyển răng từ 0.1 – 0.25mm và chỉ sử dụng được trong 14 ngày. Toàn bộ quá trình niềng sẽ dùng khoảng 20 – 40 khay tùy theo mức độ lệch lạc của răng.
– Attachment (mấu chặn/ nút đặt lực):
Attachment có hình dáng đa dạng (tam giác, tròn, vuông,…) và được gắn cố định lên răng. Khí cụ này có màu sắc tương tự như răng thật nên hoàn toàn không bị lộ ra như các khí cụ được dùng trong niềng răng mắc cài. Attachment có tác dụng hỗ trợ tạo ra lực nhằm giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Bài viết đã tổng hợp các khí cụ chỉnh nha được sử dụng khi niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Các khí cụ này đều có tại các bệnh viện/ phòng khám nha khoa có dịch vụ niềng răng. Để hiểu rõ hơn công dụng của các khí cụ, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.