• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Bọc Răng Sứ Có Tháo Ra Được Không? Có Đau Không?

Quanghieufinance

Thượng đế
Bọc răng sứ có thể tháo ra trong trường hợp mão sứ cũ, hết hạn sử dụng, mắc các vấn đề nha khoa hoặc khi bọc sứ thất bại. Tháo răng sứ là kỹ thuật khá đơn giản nhưng cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo không gây tổn thương răng và mô nướu kế cận.
Bọc răng sứ có tháo ra được không? Khi nào cần thực hiện?
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Kỹ thuật này sử dụng mão sứ chụp lên cùi răng thật để khôi phục hình thể và chức năng của răng. Bọc răng sứ có thể thực hiện cho tất cả các răng trên cung hàm – kể cả răng cấm. Mão sứ giúp cải thiện màu sắc, hình dáng và bảo vệ răng trong nhiều trường hợp như sâu răng nặng, răng nứt, mẻ, răng mòn men, răng gãy, răng ngả màu nặng,…
Răng sứ được gắn cố định lên răng thông qua kéo dán chuyên dụng. Răng hoàn toàn chắc chắn khi ăn nhai, không gặp phải tình trạng lung lay hay chênh, cộm. Chính vì vậy, khá nhiều người băn khoăn về vấn đề “Bọc răng sứ có tháo ra được không?”.
Trên thực tế, bạn có thể tháo mão răng sứ nếu không thích màu sắc, hình dáng răng hoặc khi gặp phải các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên, mão sứ được gắn với cùi răng thật bằng keo dán chắc chắn. Do đó, tháo răng sứ phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo không gây tổn thương răng và mô nướu lân cận.
Mão sứ đã được tháo bỏ sẽ không thể sử dụng tiếp tục. Chính vì vậy, những trường hợp đã tháo răng sứ cần phải lấy dấu mẫu hàm và chế tác mão sứ mới.
Xem thêm: răng sứ venus là gì
Những trường hợp cần phải tháo mão răng sứ:
Răng sứ sau khi phục hình có màu sắc, dáng răng không đẹp và không tự nhiên. Những trường hợp này có thể cân nhắc tháo mão răng để phục hình lần 2 nhằm đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Đa phần những trường hợp bọc răng sứ thất bại đều do thực hiện ở các phòng khám nhỏ, kém chất lượng. Do đó, bạn nên tránh quay trở lại phòng khám đã thực hiện, thay vào đó cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám đáng tin cậy hơn.
Nếu chưa điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa trước khi làm răng sứ, bác sĩ buộc phải tháo mão răng để thuận tiện cho việc điều trị – đặc biệt là với viêm tủy răng.
Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật dẫn đến tổn thương răng và mô nướu.
Mão răng bị hở, chênh cộm nhưng không thể khắc phục bằng cách mài sẽ phải tháo mão và phục hình lại răng sứ mới.
Tháo răng sứ cũng có thể được chỉ định với những trường hợp không chăm sóc răng miệng tốt dẫn đến nhiều vấn đề nha khoa.
Mão sứ chỉ sử dụng được trong khoảng 5 – 12 năm. Do đó, trường hợp mão sứ đã cũ, ngả màu sẽ được tháo răng bọc sứ để phục hình lại lần 2.
Quy trình tháo răng sứ
Tháo răng sứ diễn ra tương đối đơn giản. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện phải là người có kinh nghiệm và tay nghề cao để đảm bảo tháo mão sứ đúng cách, không gây tổn thương men răng hay mô nướu. Quá trình này sẽ diễn ra theo đúng trình tự sau:
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để xem xét có nên tháo mão sứ hay không. Những trường hợp không cần thiết sẽ được khắc phục bằng một số biện pháp khác. Sau khi đã thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về quy trình tháo mão sứ, chi phí làm lại mão sứ và các phương pháp điều trị bệnh nha khoa (nếu có).
Bước 2 – Tiến hành tháo mão sứ
Tháo mão sứ không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải thực hiện nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật để đảm bảo răng sứ được tháo rời nhưng không gây tổn thương răng hay mô nướu. Tùy theo tình trạng cụ thể ở từng trường hợp, quá trình tháo mão sứ sẽ diễn ra theo 1 trong 2 cách sau:
Bước 3 – Điều trị các bệnh nha khoa
Trong trường hợp có các bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay sau khi tháo mão sứ. Tùy theo bệnh lý mà bạn gặp phải, thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài buổi hẹn hoặc phải theo dõi trong nhiều tuần.
Bước 4 – Lấy dấu mẫu hàm
Sau khi các bệnh nha khoa đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để lấy dấu mẫu hàm. Thông số sẽ được gửi về phòng labo để chế tác mão sứ. Mão răng sứ được chế tác phải có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Trước khi chế tác, bạn có thể lựa chọn màu sắc, chất liệu và hình dáng của răng để đảm bảo sau khi phục hình, hàm răng có thể đều đặn và cân đối nhất.
Bước 5 – Gắn mão sứ cố định
Sau khi mão sứ được chế tác, bác sĩ sẽ dùng mão sứ cố định lên cùi răng đã được mài nhỏ. Mão sứ sau khi phục hình sẽ có hình dáng và chức năng tương tự như răng thật.
Tháo răng sứ có đau không?
Tháo răng sứ có đau không là vấn đề mà nhiều người e ngại khi phải tháo bỏ mão sứ cũ. Trên thực tế, tháo mão răng có sự hỗ trợ của thuốc gây tê và thiết bị, máy móc chuyên dụng nên hoàn toàn không gây đau nhức hay khó chịu. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Một số người có nền răng nhạy cảm có thể gặp phải tình trạng ê buốt và đau nhức sau khi tháo mão răng. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bọc răng sứ có tháo ra được không? Có đau không?” và quy trình tháo mão sứ đúng kỹ thuật. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và có sự chuẩn bị tốt hơn khi phải tháo mão sứ.
 
Top