• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Bị viêm nha chu có bọc răng sứ được không?

Quanghieufinance

Thượng đế
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình giúp phục hồi chức năng sinh lý và thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp trong một số trường hợp. Vậy bị viêm nha chu có bọc răng sứ được không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?.
Bị viêm nha chu có bọc răng sứ được không?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng vật liệu nhân tạo để chế tác thành mão răng có kích thước và hình dáng tương tự răng thật. Sau đó, mài nhỏ cùi răng thật và dùng mão sứ chụp lên.
Bọc răng sứ có thể phục hồi hình dáng và màu sắc của răng nên được áp dụng trong trường hợp răng thưa, răng sứt mẻ, răng nhiễm màu nặng, chiều dài các răng không bằng nhau,… Ngoài ra, mão sứ còn có vai trò bảo vệ răng và hạn chế tình trạng ê buốt khi ăn đồ lạnh, nóng và đồ chua. Vì vậy ngoài hiệu quả thẩm mỹ, bọc răng sứ còn được chỉ định trong trường hợp thân răng bị vỡ, mẻ nặng và răng đã bị chết tủy.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng bọc răng sứ có thể không phù hợp trong một số trường hợp. Vậy “Bị viêm nha chu có bọc răng sứ được không?”.
Bọc răng sứ đòi hỏi chân răng phải bám chắc trên cung hàm và các tổ chức xung quanh răng không có bất kỳ vấn đề nào khác thường. Do đó, đa phần các trường hợp bị viêm nha chu đều không thể bọc răng sứ. Nếu tiến hành bọc răng sứ trong trường hợp này, răng có thể bị lỏng lẻo theo thời gian, mão sứ không khít với cùi răng thật dẫn đến tình trạng khó khăn khi ăn uống và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Với những trường hợp viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh dứt điểm trước khi bọc răng sứ. Viêm nha chu là bệnh nha khoa có mức độ nặng, tiến triển dai dẳng và âm thầm. Do đó, rất ít trường hợp bệnh có thể điều trị triệt để.
Phần lớn những trường hợp mắc bệnh lý này đều chỉ có thể kiểm soát bệnh ở giai đoạn ổn định và cần chăm sóc, điều trị duy trì để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Cũng vì vậy mà hầu hết những trường hợp bị viêm nha chu thường không có chỉ định bọc răng sứ.
Trên thực tế, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe răng miệng của từng trường hợp để đưa ra quyết định có nên bọc răng sứ hay không. Tuy nhiên đa phần các trường hợp bị viêm nha chu đều không có chỉ định bọc mão sứ hoặc chỉ có thể bọc một vài răng sứ, ít khi được chỉ định bọc toàn bộ hàm do nguy cơ gãy, rụng và mất răng cao.
Xem thêm: nha khoa quốc tế nevada
Bọc răng sứ khi bị viêm nha chu cần lưu ý điều gì?
Rất ít trường hợp viêm nha chu có chỉ định bọc răng sứ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể xem xét bọc một vài răng sứ để bảo vệ cùi răng thật trong trường hợp viêm nha chu nhẹ và răng đã bị lấy tủy.
Bọc răng sứ khi bị viêm nha chu tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Chính vì vậy trước khi can thiệp phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Điều trị dứt điểm viêm nha chu
Trước khi thực hiện các phương pháp phục hình răng nói chung và bọc răng sứ nói riêng, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Nếu không chữa trị dứt điểm, các bệnh lý này sẽ tiếp tục phát triển gây tổn thương răng, nha chu dẫn đến nguy cơ áp xe, viêm tủy răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Vì vậy trước khi bọc răng sứ, cần điều trị viêm nha chu dứt điểm. Viêm nha chu là bệnh nha khoa có tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt và khó nhận biết. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bạn có thể kiểm soát bệnh lý này thông qua một số biện pháp điều trị và chăm sóc. Kiểm soát viêm nha chu dứt điểm sẽ giúp quá trình bọc răng sứ diễn ra thuận lợi, đồng thời hạn chế những rủi ro và biến chứng phát sinh sau khi thực hiện.
2. Không mắc các bệnh lý toàn thân
Bọc răng sứ không được chỉ định cho những trường hợp mắc các bệnh lý toàn thân như bệnh tim, rối loạn đông máu (máu khó đông) và tiểu đường. Người mắc các bệnh lý này có nguy cơ cao gặp phải rủi ro và biến chứng khi bọc răng sứ. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được xem xét có nên bọc răng sứ hay không.
Người đang bị viêm nhiễm toàn thân, vừa tiêm vaccine, đang mang thai, cho con bú,… có chống chỉ định tương đối với bọc răng sứ. Sau khi các vấn đề này được kiểm soát, bạn có thể quay trở lại phòng khám nha khoa để được thăm khám và can thiệp bọc răng sứ trong trường hợp có chỉ định.
3. Một số lưu ý khác
Nếu quyết định bọc răng sứ khi bị viêm nha chu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng để duy trì sức khỏe răng miệng và giữ gìn răng sứ khỏe mạnh. Ngoài chải răng 2 – 3 lần/ ngày, nên súc miệng với dung dịch sát khuẩn và dùng chỉ nha khoa để làm khoang miệng tối ưu.
Mặc dù răng sứ có độ bền và khả năng chịu lực tốt nhưng về bản chất, răng sứ vẫn là răng giả nên khả năng cố định trên cung hàm vẫn kém hơn so với răng thật. Do đó, bạn nên chú ý thói quen ăn uống để kéo dài tuổi thọ của răng, hạn chế tình trạng răng bị tổn thương và hư hại.
Nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất xơ như táo, rau xanh, dâu tây,… để làm sạch răng miệng tự nhiên. Hạn chế món ăn chứa đường nhiều đường, nước ngọt có gas và thức uống chứa cồn.
Thay đổi thói quen hút thuốc lá và nghiến răng khi ngủ. Các thói quen này đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể gây tổn thương mão răng sứ.
Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng khi cần thiết. Ngoài ra, đến nha khoa định kỳ còn giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Nếu có các triệu chứng bất thường xảy ra sau khi bọc răng sứ, nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và thực hiện các biện pháp khắc phục sớm.
Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Bị viêm nha chu có bọc răng sứ được không?” và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt. Ngoài ra, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín nếu có ý định bọc răng sứ để hạn chế rủi ro và biến chứng.
 
Top