Quanghieufinance
Thượng đế
Nhiệt miệng có gây sốt không là câu hỏi chung của nhiều người, đặc biệt là khi nhiệt miệng xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này thường không gây sốt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhiệt miệng có thể gây sốt cao, kèm theo sưng hạch và mệt mỏi.
Nhiệt miệng có gây sốt không?
Nhiệt miệng xảy ra khi những nốt mụn nước trong niêm mạc miệng bị vỡ, tạo thành những vết loét nông. Những vết loét này có bờ rõ rệt, cộm và lõm ở giữa, kèm theo cảm giác đau rát nghiêm trọng. Các triệu chứng làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.
Hiện tại chưa thể xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng. Tuy nhiên bệnh thường liên quan đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, kích ứng, nhiễm khuẩn, bệnh nha khoa (như viêm lợi, sâu răng…), chấn thương vùng miệng và một số loại thuốc điều trị.
Người bị nhiệt miệng có gây sốt không? Thực tế cho thấy, nhiệt miệng thường không gây sốt. Bệnh chủ yếu gây ra những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, vết loét lõm ở giữa, có viền và tấy đỏ bên ngoài. Những vết loét này thường kèm theo cảm giác đau rát khó chịu.
Khi có dấu hiệu viêm cấp hoặc nhiệt miệng nặng, người bệnh có thể bị sốt. Điều này thường kèm theo tình trạng sưng và tấy đỏ vùng niêm mạc xung quanh và nổi hạch ở góc hàm. Từ đó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.
Tình trạng viêm cấp thường gặp ở những người chăm sóc khoang miệng không đúng cách khiến vết loét bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặt khác nhiệt độ cơ thể tăng lên do sốt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng và các triệu chứng.
Những trường hợp bị nhiệt miệng gây sốt cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị thích hợp. Điều này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Nhiệt miệng gây sốt có sao không?
Nhiệt miệng là một tình trạng lành tính, có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày, không cần điều trị. Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, các triệu chứng được khắc phục nhanh hơn, phòng ngừa nhiệt miệng tái phát và giảm nguy cơ viêm cấp.
Tuy nhiên nếu nhiệt miệng gây sốt, thuốc và các biện pháp chăm sóc đặc biệt cần được áp dụng để giảm nhanh tình trạng. Tình trạng viêm cấp tiến triển có thể khiến toàn bộ niêm mạc miệng và hạch góc hàm sưng tấy, sốt kéo dài làm giảm thể trạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Mặt khác, nhiệt miệng gây sốt thường kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau rát nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và ăn uống. Tình trạng này cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Xem thêm: nha khoa singae dental có tốt không
Cách điều trị nhiệt miệng gây sốt
Khi nhiệt miệng gây viêm loét nhiều kèm theo sốt, sưng tấy niêm mạc và sưng hạch ở góc hàm, bạn có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc và điều trị dưới đây:
1. Súc miệng với nước muối
Khi nhiệt miệng gây sốt, bạn có thể súc miệng với nước muối để giảm nhẹ tình trạng. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy ở niêm mạc miệng. Đồng thời thúc đẩy chữa lành vết loét.
2. Sử dụng mật ong
Uống nước mật ong ấm có thể giúp giảm sốt cho nhiệt miệng. Mật ong chứa hoạt chất hydrogen peroxide, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy. Đồng thời thúc đẩy chữa lành vết loét.
3. Súc miệng với nước nha đam
Nếu nhiệt miệng gây sốt kèm theo đau rát nhiều, người bệnh có thể súc miệng với nước nha đam để cải thiện tình trạng. Nha đam chứa anthraquinon, emodin cùng một số hoạt chất khác có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Vì thế việc sử dụng loại thảo mộc này có thể giúp giảm sưng, ngăn viêm cấp và vết loét nặng gây sốt cao.
Ngoài ra các hoạt chất trong nha đam còn giúp làm mát và làm dịu niêm mạc miệng, giảm đau rát, thúc đẩy quá trình chữa lành nhiệt miệng. Vì thế nên súc miệng với nước nha đam 2 – 3 lần/ ngày.
4. Thuốc
Những trường hợp bị nhiệt miệng nặng hoặc kèm theo sốt nên dùng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Nết vết loét bị bội nhiễm, người bệnh cần dùng kháng sinh để điều trị. Trong đó Cotrimoxazol thường được dùng để bôi vào vết loét. Những trường hợp nặng có thể được dùng kháng sinh đường uống.
Thuốc tạo màng ngăn
Thuốc tạo màng ngăn được điều chế ở dạng bột, chứa chất tạo màng ngăn, Trimethoprim và một số hoạt chất khác. Thuốc này có tác dụng tạo màn ngăn, ngăn vết loét tiếp xúc với thức ăn và nước bọt. Từ đó giảm sưng đau và vết loét mau lành. Khi sử dụng, thuốc tạo màng ngăn sẽ được rắc vào vết loét.
Thuốc bôi trị nhiệt miệng
Oracortia, Kamistad, Mouthpaste, Zytee RB Gel… là những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả. Những loại thuốc này chứa các hoạt chất kháng viêm và giảm đau. Bôi thuốc vào vết loét có thể giúp làm dịu cảm giác đau rát, giảm sưng và tấy đỏ tại niêm mạc miệng. Đồng thời giúp vết loét lành lạnh nhanh chóng.
Thuốc bôi cần được dùng đúng cách và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
5. Uống trà hoa cúc
Bạn có thể uống một tách trà hoa cúc khi bị sốt do nhiệt miệng. Trà hoa cúc chứa những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và giảm đau. Khi uống có thể giúp làm dịu các triệu chứng liên quan đến nhiệt miệng.
6. Chườm mát
Chườm khăn mát lên trán có thể giúp giảm sốt do nhiệt miệng. Biện pháp này giúp hạ nhiệt độ cơ thể, giảm sốt. Trong quá trình chườm mát, nên mặc quân áo rộng thoải mái để tăng hiệu quả. Lưu ý không sử dụng túi đá để hạ nhiệt.
7. Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C là một trong những cách tốt nhất để hạ sốt, phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng. Loại vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó bổ sung vitamin C có thể giúp phục hồi thể trạng, chống mệt mỏi, phòng ngừa viêm cấp, trị nhiệt miệng.
Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng giảm đau, làm dịu viêm sưng, hạ sốt. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành thương tổn ở niêm mạc miệng. Vitamin C có thể được bổ sung từ viên sủi, nước ép cam, ớt chuông, cà chua, kiwi, quả mọng và những loại trái cây khác.
Phòng ngừa nhiệt miệng gây sốt
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa chứng nhiệt miệng gây sốt:
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ omega-3, kẽm, các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, C, vitamin B12, axit folic… từ cá, các loại hạt, hoa quả và rau xanh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng khả năng kháng viêm, chống khuẩn và phòng ngừa chứng nhiệt miệng gây sốt.
Thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tính mát. Cụ thể như các loại rau xanh, rau má, bí đao, sữa chua…
Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh. Bởi những loại thực phẩm này gây nóng trong, tích tụ độc tố, tăng nguy cơ nhiệt miệng và sốt.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng caffeine và những sản phẩm có chất kích thích khác.
Tránh làm việc gắng sức, thức khuya và căng thẳng kéo dài. Bởi điều này có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ nhiệt miệng và sốt. Tốt nhất nên kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Tránh chấn thương hoặc các hoạt động gây tổn thương cho miệng.
Những trường hợp niềng răng nên dùng sáp nha khoa để phòng ngừa xước và loét niêm mạc miệng.
Không lạm dụng kháng sinh và những loại thuốc khác có khả năng gây nhiệt miệng.
Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng. Cụ thể như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng nước súc miệng diệt khuẩn, chỉ nha khoa…
Điều trị tốt các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm quanh chân răng, nhiễm trùng răng, sâu răng… phòng ngừa nhiệt miệng chân răng, nhiệt miệng ở lưỡi.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp khi bị nhiệt miệng để ngăn viêm cấp và loét viêm mạc miệng tiến triển dẫn đến sốt.
Trong bài viết là những thông tin giải đáp “Nhiệt miệng có gây sốt không?”, các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Nhìn chung nhiệt miệng thường nhẹ và không gây sốt. Những trường hợp nặng và viêm cấp bị sốt vài ngày, giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Nhiệt miệng có gây sốt không?
Nhiệt miệng xảy ra khi những nốt mụn nước trong niêm mạc miệng bị vỡ, tạo thành những vết loét nông. Những vết loét này có bờ rõ rệt, cộm và lõm ở giữa, kèm theo cảm giác đau rát nghiêm trọng. Các triệu chứng làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.
Hiện tại chưa thể xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng. Tuy nhiên bệnh thường liên quan đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, kích ứng, nhiễm khuẩn, bệnh nha khoa (như viêm lợi, sâu răng…), chấn thương vùng miệng và một số loại thuốc điều trị.
Người bị nhiệt miệng có gây sốt không? Thực tế cho thấy, nhiệt miệng thường không gây sốt. Bệnh chủ yếu gây ra những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, vết loét lõm ở giữa, có viền và tấy đỏ bên ngoài. Những vết loét này thường kèm theo cảm giác đau rát khó chịu.
Khi có dấu hiệu viêm cấp hoặc nhiệt miệng nặng, người bệnh có thể bị sốt. Điều này thường kèm theo tình trạng sưng và tấy đỏ vùng niêm mạc xung quanh và nổi hạch ở góc hàm. Từ đó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.
Tình trạng viêm cấp thường gặp ở những người chăm sóc khoang miệng không đúng cách khiến vết loét bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặt khác nhiệt độ cơ thể tăng lên do sốt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng và các triệu chứng.
Những trường hợp bị nhiệt miệng gây sốt cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị thích hợp. Điều này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Nhiệt miệng gây sốt có sao không?
Nhiệt miệng là một tình trạng lành tính, có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày, không cần điều trị. Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, các triệu chứng được khắc phục nhanh hơn, phòng ngừa nhiệt miệng tái phát và giảm nguy cơ viêm cấp.
Tuy nhiên nếu nhiệt miệng gây sốt, thuốc và các biện pháp chăm sóc đặc biệt cần được áp dụng để giảm nhanh tình trạng. Tình trạng viêm cấp tiến triển có thể khiến toàn bộ niêm mạc miệng và hạch góc hàm sưng tấy, sốt kéo dài làm giảm thể trạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Mặt khác, nhiệt miệng gây sốt thường kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau rát nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và ăn uống. Tình trạng này cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Xem thêm: nha khoa singae dental có tốt không
Cách điều trị nhiệt miệng gây sốt
Khi nhiệt miệng gây viêm loét nhiều kèm theo sốt, sưng tấy niêm mạc và sưng hạch ở góc hàm, bạn có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc và điều trị dưới đây:
1. Súc miệng với nước muối
Khi nhiệt miệng gây sốt, bạn có thể súc miệng với nước muối để giảm nhẹ tình trạng. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy ở niêm mạc miệng. Đồng thời thúc đẩy chữa lành vết loét.
2. Sử dụng mật ong
Uống nước mật ong ấm có thể giúp giảm sốt cho nhiệt miệng. Mật ong chứa hoạt chất hydrogen peroxide, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy. Đồng thời thúc đẩy chữa lành vết loét.
3. Súc miệng với nước nha đam
Nếu nhiệt miệng gây sốt kèm theo đau rát nhiều, người bệnh có thể súc miệng với nước nha đam để cải thiện tình trạng. Nha đam chứa anthraquinon, emodin cùng một số hoạt chất khác có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Vì thế việc sử dụng loại thảo mộc này có thể giúp giảm sưng, ngăn viêm cấp và vết loét nặng gây sốt cao.
Ngoài ra các hoạt chất trong nha đam còn giúp làm mát và làm dịu niêm mạc miệng, giảm đau rát, thúc đẩy quá trình chữa lành nhiệt miệng. Vì thế nên súc miệng với nước nha đam 2 – 3 lần/ ngày.
4. Thuốc
Những trường hợp bị nhiệt miệng nặng hoặc kèm theo sốt nên dùng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Nết vết loét bị bội nhiễm, người bệnh cần dùng kháng sinh để điều trị. Trong đó Cotrimoxazol thường được dùng để bôi vào vết loét. Những trường hợp nặng có thể được dùng kháng sinh đường uống.
Thuốc tạo màng ngăn
Thuốc tạo màng ngăn được điều chế ở dạng bột, chứa chất tạo màng ngăn, Trimethoprim và một số hoạt chất khác. Thuốc này có tác dụng tạo màn ngăn, ngăn vết loét tiếp xúc với thức ăn và nước bọt. Từ đó giảm sưng đau và vết loét mau lành. Khi sử dụng, thuốc tạo màng ngăn sẽ được rắc vào vết loét.
Thuốc bôi trị nhiệt miệng
Oracortia, Kamistad, Mouthpaste, Zytee RB Gel… là những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả. Những loại thuốc này chứa các hoạt chất kháng viêm và giảm đau. Bôi thuốc vào vết loét có thể giúp làm dịu cảm giác đau rát, giảm sưng và tấy đỏ tại niêm mạc miệng. Đồng thời giúp vết loét lành lạnh nhanh chóng.
Thuốc bôi cần được dùng đúng cách và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
5. Uống trà hoa cúc
Bạn có thể uống một tách trà hoa cúc khi bị sốt do nhiệt miệng. Trà hoa cúc chứa những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và giảm đau. Khi uống có thể giúp làm dịu các triệu chứng liên quan đến nhiệt miệng.
6. Chườm mát
Chườm khăn mát lên trán có thể giúp giảm sốt do nhiệt miệng. Biện pháp này giúp hạ nhiệt độ cơ thể, giảm sốt. Trong quá trình chườm mát, nên mặc quân áo rộng thoải mái để tăng hiệu quả. Lưu ý không sử dụng túi đá để hạ nhiệt.
7. Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C là một trong những cách tốt nhất để hạ sốt, phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng. Loại vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó bổ sung vitamin C có thể giúp phục hồi thể trạng, chống mệt mỏi, phòng ngừa viêm cấp, trị nhiệt miệng.
Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng giảm đau, làm dịu viêm sưng, hạ sốt. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành thương tổn ở niêm mạc miệng. Vitamin C có thể được bổ sung từ viên sủi, nước ép cam, ớt chuông, cà chua, kiwi, quả mọng và những loại trái cây khác.
Phòng ngừa nhiệt miệng gây sốt
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa chứng nhiệt miệng gây sốt:
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ omega-3, kẽm, các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, C, vitamin B12, axit folic… từ cá, các loại hạt, hoa quả và rau xanh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng khả năng kháng viêm, chống khuẩn và phòng ngừa chứng nhiệt miệng gây sốt.
Thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tính mát. Cụ thể như các loại rau xanh, rau má, bí đao, sữa chua…
Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh. Bởi những loại thực phẩm này gây nóng trong, tích tụ độc tố, tăng nguy cơ nhiệt miệng và sốt.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng caffeine và những sản phẩm có chất kích thích khác.
Tránh làm việc gắng sức, thức khuya và căng thẳng kéo dài. Bởi điều này có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ nhiệt miệng và sốt. Tốt nhất nên kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Tránh chấn thương hoặc các hoạt động gây tổn thương cho miệng.
Những trường hợp niềng răng nên dùng sáp nha khoa để phòng ngừa xước và loét niêm mạc miệng.
Không lạm dụng kháng sinh và những loại thuốc khác có khả năng gây nhiệt miệng.
Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng. Cụ thể như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng nước súc miệng diệt khuẩn, chỉ nha khoa…
Điều trị tốt các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm quanh chân răng, nhiễm trùng răng, sâu răng… phòng ngừa nhiệt miệng chân răng, nhiệt miệng ở lưỡi.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp khi bị nhiệt miệng để ngăn viêm cấp và loét viêm mạc miệng tiến triển dẫn đến sốt.
Trong bài viết là những thông tin giải đáp “Nhiệt miệng có gây sốt không?”, các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Nhìn chung nhiệt miệng thường nhẹ và không gây sốt. Những trường hợp nặng và viêm cấp bị sốt vài ngày, giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.