Quanghieufinance231
Thượng đế
Bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Bởi dùng thuốc là phương pháp kiểm soát cơn đau hiệu quả nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro và tác dụng phụ. Hiểu rõ về các loại thuốc thông dụng sẽ giúp bạn đọc dùng thuốc đúng cách, an toàn và hiệu quả hơn.
Người bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì?
Đau răng, sưng lợi là các triệu chứng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng,… Ngoài ra, đau răng sưng lợi còn xảy ra do mọc răng, nhổ răng, dùng thức ăn cứng, nhiều gia vị cay nóng và ảnh hưởng của quá trình mang thai, sinh nở.
Dù xảy ra do nguyên nhân nào, đau răng sưng lợi đều gây ra nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ở một số trường hợp, cơn đau còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giảm hiệu suất làm việc và học tập. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát cơn đau và giảm ảnh hưởng của tình trạng đau răng sưng lợi đối với chất lượng cuộc sống.
Bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiểu rõ về các loại thuốc thông dụng sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và an toàn hơn.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau răng sưng lợi:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen)
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng rất phổ biến. Thuốc được dùng cho cả trẻ em và người lớn trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, đau nhức xương khớp, triệu chứng đau do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,… Ngoài ra, Paracetamol còn được dùng để giảm đau răng, sưng lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xem thêm: bọc răng sứ emax có tốt không
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau răng sưng lợi. Nhóm thuốc này có khoảng 20 hoạt chất nhưng chỉ có một số loại có thể dùng không cần kê toa như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,… NSAID có hiệu quả giảm đau và chống viêm nên mang lại cải thiện rõ rệt hơn so với Paracetamol.
3. Thuốc kháng sinh trị đau răng sưng lợi
Kháng sinh cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đau răng sưng lợi. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống. Đối với đau răng sưng lợi do viêm nướu răng (viêm lợi), bạn có thể dùng các loại kháng sinh dạng bôi thoa trực tiếp lên mô nướu bị phù nề, viêm nhiễm từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng.
4. Corticoid đường uống
Corticoid đường uống cũng có thể được sử dụng trong điều trị đau răng sưng lợi. Nhóm thuốc này có 3 tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và ức chế miễn dịch. Corticoid có hiệu quả tương tự như hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Corticoid đường uống được sử dụng để giảm đau răng sưng lợi gián tiếp thông qua hiệu quả kháng viêm.
5. Thuốc bôi gây tê
Thuốc bôi gây tê là các loại thuốc được sử dụng trực tiếp lên mô nướu có chứa hoạt chất gây tê tại chỗ như Lidocaine và Benzocaine. Các hoạt chất này có khả năng phong bế thần kinh, qua đó giảm thụ cảm tín hiệu đau nhức.
6. Dung dịch súc miệng sát khuẩn
Ngoài các loại thuốc dạng uống và bôi, bạn cũng có thể giảm đau nhức răng bằng cách sử dụng thuốc súc miệng sát khuẩn. Các loại thuốc này có tác dụng chính là sát trùng, kháng viêm, qua đó giảm tình trạng đau nhức và phù nề mô nướu.
7. Các viên uống bổ sung vitamin
Đau răng sưng lợi cũng có thể xảy ra do thiếu hụt một số loại vitamin như vitamin A, C, B2, D3,… Vì vậy nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại viên uống bổ sung vitamin bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm.
Lưu ý khi dùng thuốc trị đau răng sưng lợi
Sử dụng thuốc có thể kiểm soát tình trạng đau răng sưng lợi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra không ít rủi ro và tác dụng phụ.
Vì vậy khi sử dụng thuốc trị đau răng sưng lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thuốc trị đau răng sưng lợi. Nếu sử dụng không có toa của bác sĩ, bạn chỉ nên dùng thuốc tối đa từ 5 – 7 ngày.
Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng thuốc để được xem xét loại thuốc phù hợp nhất.
Tất cả các loại thuốc đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Để hạn chế tác dụng không mong muốn, nên dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Ngoài ra, cần chú ý những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ để được thăm khám, xử trí sớm.
Đau răng sưng lợi là biểu hiện của nhiều bệnh lý nha khoa. Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên can thiệp một số phương pháp điều trị chuyên sâu như cạo vôi răng, trám răng, nạo túi nha chu, cắt lợi trùm,… để kiểm soát tình trạng triệt để. Phụ thuộc hoàn toàn vào sử dụng thuốc có thể khiến bệnh tình tiến triển dai dẳng, cơn đau tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Nếu đau răng sưng lợi có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như ngậm nước muối ấm, chườm lạnh, súc miệng với tinh dầu đinh hương,…
Trên đây là những thông tin giải đáp Bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì?. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả hơn. Dù vậy trong tất cả mọi trường hợp, chỉ nên dùng thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ.
Người bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì?
Đau răng, sưng lợi là các triệu chứng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng,… Ngoài ra, đau răng sưng lợi còn xảy ra do mọc răng, nhổ răng, dùng thức ăn cứng, nhiều gia vị cay nóng và ảnh hưởng của quá trình mang thai, sinh nở.
Dù xảy ra do nguyên nhân nào, đau răng sưng lợi đều gây ra nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ở một số trường hợp, cơn đau còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giảm hiệu suất làm việc và học tập. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát cơn đau và giảm ảnh hưởng của tình trạng đau răng sưng lợi đối với chất lượng cuộc sống.
Bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiểu rõ về các loại thuốc thông dụng sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và an toàn hơn.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau răng sưng lợi:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen)
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng rất phổ biến. Thuốc được dùng cho cả trẻ em và người lớn trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, đau nhức xương khớp, triệu chứng đau do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,… Ngoài ra, Paracetamol còn được dùng để giảm đau răng, sưng lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xem thêm: bọc răng sứ emax có tốt không
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau răng sưng lợi. Nhóm thuốc này có khoảng 20 hoạt chất nhưng chỉ có một số loại có thể dùng không cần kê toa như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,… NSAID có hiệu quả giảm đau và chống viêm nên mang lại cải thiện rõ rệt hơn so với Paracetamol.
3. Thuốc kháng sinh trị đau răng sưng lợi
Kháng sinh cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đau răng sưng lợi. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống. Đối với đau răng sưng lợi do viêm nướu răng (viêm lợi), bạn có thể dùng các loại kháng sinh dạng bôi thoa trực tiếp lên mô nướu bị phù nề, viêm nhiễm từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng.
4. Corticoid đường uống
Corticoid đường uống cũng có thể được sử dụng trong điều trị đau răng sưng lợi. Nhóm thuốc này có 3 tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và ức chế miễn dịch. Corticoid có hiệu quả tương tự như hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Corticoid đường uống được sử dụng để giảm đau răng sưng lợi gián tiếp thông qua hiệu quả kháng viêm.
5. Thuốc bôi gây tê
Thuốc bôi gây tê là các loại thuốc được sử dụng trực tiếp lên mô nướu có chứa hoạt chất gây tê tại chỗ như Lidocaine và Benzocaine. Các hoạt chất này có khả năng phong bế thần kinh, qua đó giảm thụ cảm tín hiệu đau nhức.
6. Dung dịch súc miệng sát khuẩn
Ngoài các loại thuốc dạng uống và bôi, bạn cũng có thể giảm đau nhức răng bằng cách sử dụng thuốc súc miệng sát khuẩn. Các loại thuốc này có tác dụng chính là sát trùng, kháng viêm, qua đó giảm tình trạng đau nhức và phù nề mô nướu.
7. Các viên uống bổ sung vitamin
Đau răng sưng lợi cũng có thể xảy ra do thiếu hụt một số loại vitamin như vitamin A, C, B2, D3,… Vì vậy nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại viên uống bổ sung vitamin bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm.
Lưu ý khi dùng thuốc trị đau răng sưng lợi
Sử dụng thuốc có thể kiểm soát tình trạng đau răng sưng lợi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra không ít rủi ro và tác dụng phụ.
Vì vậy khi sử dụng thuốc trị đau răng sưng lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thuốc trị đau răng sưng lợi. Nếu sử dụng không có toa của bác sĩ, bạn chỉ nên dùng thuốc tối đa từ 5 – 7 ngày.
Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng thuốc để được xem xét loại thuốc phù hợp nhất.
Tất cả các loại thuốc đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Để hạn chế tác dụng không mong muốn, nên dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Ngoài ra, cần chú ý những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ để được thăm khám, xử trí sớm.
Đau răng sưng lợi là biểu hiện của nhiều bệnh lý nha khoa. Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên can thiệp một số phương pháp điều trị chuyên sâu như cạo vôi răng, trám răng, nạo túi nha chu, cắt lợi trùm,… để kiểm soát tình trạng triệt để. Phụ thuộc hoàn toàn vào sử dụng thuốc có thể khiến bệnh tình tiến triển dai dẳng, cơn đau tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Nếu đau răng sưng lợi có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như ngậm nước muối ấm, chườm lạnh, súc miệng với tinh dầu đinh hương,…
Trên đây là những thông tin giải đáp Bị đau răng sưng lợi nên uống thuốc gì?. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả hơn. Dù vậy trong tất cả mọi trường hợp, chỉ nên dùng thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ.