• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Bị đau răng có ăn trứng được không?

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Trong thời gian đau nhức răng, nên hạn chế một số loại thực phẩm để tránh cơn đau bùng phát. Nếu đang băn khoăn về vấn đề Bị đau răng có ăn trứng được không?, bạn có thể tham khảo thông tin giải đáp được tổng hợp trong bài viết sau.

Đau răng có ăn trứng (trứng gà, vịt,…) được không?
Đau nhức răng là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống, sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, đau răng kéo dài còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để kiểm soát tình trạng này hoàn toàn, bạn cần kết hợp khắc phục nguyên nhân và áp dụng các biện pháp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, điều chỉnh thói quen ăn uống cũng là cách giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức răng.
“Bị đau răng có ăn trứng được không?” là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi nhiều người lo ngại ăn trứng có thể tăng hình thành mảng bám, kích thích đau răng bùng phát và gây viêm, phù nề mô nướu.

Trên thực tế, người bị đau nhức răng hoàn toàn có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm dồi dào cùng với nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh. Hơn nữa, trứng có kết cấu mềm, mịn nên không làm tăng áp lực lên răng khi ăn nhai.

Tuy nhiên, lòng đỏ trứng có kết cấu dạng bột mịn nên có thể làm tăng hình thành mảng bám sau khi ăn. Sự tích tụ của mảng bám chính là điều kiện để hại khuẩn phát triển và tấn công vào nướu, răng. Do đó khi thêm các món ăn từ trứng vào chế độ dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một số vấn đề để bảo vệ sức khỏe răng miệng và kiểm soát tình trạng đau nhức răng hiệu quả.
Xem thêm: nha khoa paris

Dùng trứng khi bị đau nhức răng cần lưu ý điều gì?
Khi gặp phải các vấn đề nha khoa, răng sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó khi thêm các món ăn từ trứng vào thực đơn ăn uống, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Chú ý cách chế biến
Có thể nói, trứng là một trong những loại thực phẩm có nhiều cách chế biến nhất. Trứng có thể dùng để luộc, chiên, xào, nấu canh, súp, cháo, pha một số loại thức uống hoặc dùng để làm bánh kẹo. Các món ăn từ trứng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon, đặc trưng.
Khi bị đau nhức răng, bạn nên lựa chọn các món ăn từ trứng có kết cấu mềm, lỏng để giảm áp lực trong quá trình ăn uống. Nên dùng trứng để chế biến các món ăn, thức uống như:

Trứng luộc, salad trứng
Trứng hấp thịt bằm, trứng hấp đậu hũ,…
Canh trứng cà chua, canh trứng nấm, canh trứng rong biển, canh trứng đậu, canh trứng giá đỗ,…
Súp trứng nấm, súp gà trứng, súp thịt heo trứng cút, súp óc heo trứng non,…
Cháo trứng gà bí đỏ, cháo trứng tía tô, cháo trứng cá chép,…
Bánh flan, bánh bông lan mềm từ trứng,…
Dùng trứng để chế biến một số loại thức uống như cacao trứng, trứng đánh kem,…
Bên cạnh đó, nên hạn chế một số món ăn từ trứng như:

Các loại bánh từ trứng có kết cấu cứng giòn như bánh quy, bánh tart trứng,…
Một số món ăn khó tiêu hóa, nhiều gia vị như thịt viên bọc trứng chiên giòn, trứng ngâm tương, trứng muối, trứng vịt lộn,…
2. Hạn chế gia vị trong món ăn
Người Việt thường có thói quen ăn mặn, cay và chua. Tuy nhiên, thói quen dùng các món ăn đậm đà không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Dùng các món ăn từ trứng chứa quá nhiều gia vị có thể kích thích mô nướu khiến nướu sưng đỏ, đau nhức và dễ bị chảy máu. Với những trường hợp đau răng sau khi nhổ răng, dùng các món ăn đậm đà còn khiến vết thương chậm lành hơn bình thường.

3. Làm sạch răng miệng sau bữa ăn
Trứng là một trong những loại thực phẩm có thể tạo mảng bám. Do đó khi dùng các món ăn từ trứng, bạn nên làm sạch răng miệng. Nếu dùng trứng các bữa ăn chính, nên chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn.
Trong trường hợp dùng các món ăn, thức uống từ trứng vào các bữa ăn nhẹ, bạn có thể súc miệng bằng nước sạch, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng và uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng. Ngoài ra, có thể nhai kẹo cao su không đường để cuốn sạch các mảng bám thức ăn và kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Các enzyme tự nhiên trong nước bọt sẽ làm sạch thức ăn thừa và ngăn sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
4. Không ăn quá nhiều trứng
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng trứng là nguồn cung cấp chất béo và protein (đạm) dồi dào. Chính vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều trứng và hạn chế dùng trứng mỗi ngày. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng thừa chất dẫn đến tăng cân và làm tăng áp lực lên thận.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ có thể dùng từ 2 – 3 quả trứng gà/ tuần. Trong khi đó, người trưởng thành có thể ăn từ 4 – 6 quả/ tuần tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và mức độ tiêu thụ calo. Ngoài ra, nên kết hợp trứng cùng với một số loại rau xanh, củ và trái cây để cơ thể hấp thu tốt các thành phần dinh dưỡng.

5. Các lưu ý khác
Bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi thêm trứng vào chế độ ăn:
Không sử dụng bột ngọt và nước tương vào trứng sống. Khi nấu chín, các loại gia vị này sẽ phá hủy các amino acid có lợi trong trứng. Nếu ưa thích xì dầu, bạn có thể dùng với trứng đã được nấu chín.
Hạn chế dùng trứng sống trong thời gian bị đau nhức răng. Bởi một số ký sinh trùng và vi khuẩn trong trứng có thể xâm nhập vào ổ viêm ở nướu khiến nướu sưng viêm và đau nhức nhiều.
Ngoài các món ăn từ trứng, bạn nên đa dạng chế độ ăn với nhiều nhóm thực phẩm lành mạnh khác để tăng cường sức khỏe. Thể trạng tốt sẽ giúp cơ thể kiểm soát đau nhức răng nhanh chóng, đồng thời hạn chế các bệnh lý răng miệng tiến triển dai dẳng, mãn tính.
Tránh nhai trực tiếp trên răng và nướu bị đau nhức.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Bị đau răng có ăn trứng được không?”, đồng thời đề cập đến những vấn đề cần lưu ý. Có thể thấy, trứng là thực phẩm lành mạnh và tốt cho người bị đau nhức răng. Tuy nhiên để kiểm soát các vấn đề răng miệng, bạn nên bổ sung trứng đúng cách và đúng liều lượng.
 
Top