Quanghieufinance
Thượng đế
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng đau nhức răng. Để kiểm soát tình trạng này, cần phải nắm bắt vấn đề Bị đau nhức răng nên ăn gì và kiêng gì?. Thực tế cho thấy, thói quen ăn uống khoa học có thể giảm mức độ cơn đau và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của răng, mô nướu đáng kể.
Bị đau nhức răng nên ăn gì để giảm đau nhanh?
Đau nhức răng là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng này là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Ngoài ra, đau răng còn xảy ra do chấn thương, mọc răng khôn, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Để giảm mức độ cơn đau, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thói quen ăn uống khoa học giúp giảm áp lực lên răng và tạo điều kiện cho răng, mô nướu hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, ăn uống không hợp lý có thể tăng mức độ cơn đau và khiến đau nhức răng tiến triển dai dẳng, kéo dài.
Dưới đây là một số thực phẩm, món ăn nên bổ sung khi bị đau nhức răng:
1. Các món súp, cháo loãng
Các món súp, cháo loãng là món ăn nên dùng trong thời gian bị đau răng. Các món ăn này có kết cấu mềm, lỏng và không làm tăng áp lực lên răng bị đau nhức. Khi chế biến, bạn cũng nên hạn chế gia vị trong các món súp, cháo để tránh gây kích thích lên mô nướu.
Các món súp và cháo có cách chế biến đa dạng, đồng thời có thể dễ dàng cân chỉnh nguyên liệu và nêm nếm theo khẩu vị nên phù hợp với tất cả mọi người. Để đảm bảo dinh dưỡng, nên dùng gạo, nui, miến,… nấu cùng với rau củ, nấm, thịt, bắp, trứng và một số loại hải sản. Khi nấu, cần đun nhỏ lửa để các thực phẩm được chín mềm.
2. Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua cũng là nhóm thực phẩm nên bổ sung khi bị đau nhức răng. Nhóm thực phẩm này có kết cấu dạng lỏng, mềm nên hầu như không tác động lên răng và mô nướu bị tổn thương. Ngoài ra, sữa chua có nhiệt độ mát còn hỗ trợ giảm sưng và phù nề mô nướu.
Sữa và sữa chua còn là nguồn cung cấp canxi, magie, vitamin D và protein cần thiết cho cơ thể. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tham gia vào quá trình tái tạo men răng và ngà răng. Bổ sung sữa và sữa chua vào chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe răng và hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
Xem thêm: NHA KHOA SUNSHINE LỪA ĐẢO
3. Sinh tố
Sinh tố là thức uống được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nếu bị đau nhức răng sau khi nhổ răng, bạn có thể thêm sinh tố vào chế độ ăn để giảm tình trạng đau nhức và làm dịu mô nướu bị sưng viêm, phù nề.
4. Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,… không chỉ giàu đạm mà còn chứa một lượng lớn Omega 3. Omega 3 là axit béo không no mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như chống viêm, tăng cường thị lực, cải thiện sức khỏe tim mạch và hoạt động của não bộ. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, thực phẩm giàu Omega 3 có thể giảm đau nhức và cải thiện tình trạng mô nướu sưng viêm, phù nề đáng kể.
5. Thực phẩm có khả năng chống viêm
Bên cạnh việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có đặc tính chống viêm. Nếu bị đau nhức răng, bạn có thể thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để giảm đau răng, cải thiện tình trạng nướu phù nề và sưng viêm.
Nên kiêng gì khi bị đau nhức răng?
Ngoài vấn đề “Bị đau nhức răng nên ăn gì?”, bạn cũng cần tìm hiểu về vấn đề cần kiêng gì khi bị đau răng. Bởi một số loại thực phẩm, thức uống có thể làm nghiêm trọng mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, tiếp tục duy trì các thói quen ăn uống không lành mạnh còn gây hại cho sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa.
Vì vậy khi bị đau nhức răng, bạn nên kiêng cữ các món ăn, thức uống sau:
1. Thức ăn cứng, khô và nhiều gia vị
Khi bị đau răng, cần tránh dùng thức ăn cứng, khô và nhiều gia vị như khô bò, gân bò, bánh mì sấy, trái cây sấy, cơm sấy khô,… Các món ăn này làm tăng áp lực lên răng khiến răng đau nhức dữ dội kèm theo cảm giác ê buốt và khó chịu.
2. Các thực phẩm dị ứng
Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một số protein có trong thực phẩm. Tình trạng này thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là người mắc các bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,…
Phản ứng dị ứng làm giải phóng histamine và các chất trung gian gây viêm dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, sưng cổ họng, sưng mí mắt, rối loạn tiêu hóa,… Đối với người bị đau nhức răng, dị ứng thực phẩm có thể làm tăng mức độ viêm của mô nướu và khiến vết thương chậm lành hơn.
Vì những lý do này, bạn nên tránh thực phẩm gây dị ứng trong thời gian bị đau nhức răng. Nếu có cơ địa nhạy cảm, nên hạn chế các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mè (vừng), lòng trắng trứng, đậu nành, đậu phộng,…
3. Hạn chế món ăn chứa nhiều đường, axit
Đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của các chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Vi khuẩn sẽ sử dụng carbohydrate từ đường để tạo thành mảng bám trong kẽ răng và mặt nhai, sau đó sản xuất axit gây hòa tan các mô cứng của men răng và ngà răng dẫn đến bệnh sâu răng.
Ngoài sâu răng, thức ăn chứa nhiều đường còn làm tăng tích tụ cao răng và tăng nguy cơ bị viêm nướu răng, viêm nha chu,… Vì vậy khi bị đau răng, bạn nên hạn chế các món ăn chứa nhiều đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dùng thức ăn chứa đường thường xuyên còn khiến các bệnh lý nha khoa tiến triển nặng dẫn đến tình trạng đau nhức và ê buốt dữ dội.
Bên cạnh thực phẩm chứa đường, bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều axit. Axit trong đồ uống, thực phẩm là nguyên nhân gây mòn men, đồng thời tăng mức độ ê buốt và đau nhức răng.
4. Tránh đồ uống chứa cồn
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đồ uống chứa cồn khi bị đau nhức răng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cồn làm tăng mức độ CRP gây viêm. Do đó, sử dụng rượu bia có thể làm tăng phản ứng viêm, phù nề ở mô nướu và khiến tình trạng đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, đồ uống chứa cồn còn làm mất nước và giảm tiết nước bọt trong khoang miệng. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công vào mô nướu và men răng. Chính vì vậy khi mắc phải các bệnh lý nha khoa, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Bị đau nhức răng nên ăn gì, kiêng gì?” để hỗ trợ cải thiện cơn đau. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và can thiệp các phương pháp y tế để kiểm soát cơn đau dứt điểm.
Bị đau nhức răng nên ăn gì để giảm đau nhanh?
Đau nhức răng là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng này là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Ngoài ra, đau răng còn xảy ra do chấn thương, mọc răng khôn, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Để giảm mức độ cơn đau, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thói quen ăn uống khoa học giúp giảm áp lực lên răng và tạo điều kiện cho răng, mô nướu hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, ăn uống không hợp lý có thể tăng mức độ cơn đau và khiến đau nhức răng tiến triển dai dẳng, kéo dài.
Dưới đây là một số thực phẩm, món ăn nên bổ sung khi bị đau nhức răng:
1. Các món súp, cháo loãng
Các món súp, cháo loãng là món ăn nên dùng trong thời gian bị đau răng. Các món ăn này có kết cấu mềm, lỏng và không làm tăng áp lực lên răng bị đau nhức. Khi chế biến, bạn cũng nên hạn chế gia vị trong các món súp, cháo để tránh gây kích thích lên mô nướu.
Các món súp và cháo có cách chế biến đa dạng, đồng thời có thể dễ dàng cân chỉnh nguyên liệu và nêm nếm theo khẩu vị nên phù hợp với tất cả mọi người. Để đảm bảo dinh dưỡng, nên dùng gạo, nui, miến,… nấu cùng với rau củ, nấm, thịt, bắp, trứng và một số loại hải sản. Khi nấu, cần đun nhỏ lửa để các thực phẩm được chín mềm.
2. Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua cũng là nhóm thực phẩm nên bổ sung khi bị đau nhức răng. Nhóm thực phẩm này có kết cấu dạng lỏng, mềm nên hầu như không tác động lên răng và mô nướu bị tổn thương. Ngoài ra, sữa chua có nhiệt độ mát còn hỗ trợ giảm sưng và phù nề mô nướu.
Sữa và sữa chua còn là nguồn cung cấp canxi, magie, vitamin D và protein cần thiết cho cơ thể. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tham gia vào quá trình tái tạo men răng và ngà răng. Bổ sung sữa và sữa chua vào chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe răng và hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
Xem thêm: NHA KHOA SUNSHINE LỪA ĐẢO
3. Sinh tố
Sinh tố là thức uống được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nếu bị đau nhức răng sau khi nhổ răng, bạn có thể thêm sinh tố vào chế độ ăn để giảm tình trạng đau nhức và làm dịu mô nướu bị sưng viêm, phù nề.
4. Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,… không chỉ giàu đạm mà còn chứa một lượng lớn Omega 3. Omega 3 là axit béo không no mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như chống viêm, tăng cường thị lực, cải thiện sức khỏe tim mạch và hoạt động của não bộ. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, thực phẩm giàu Omega 3 có thể giảm đau nhức và cải thiện tình trạng mô nướu sưng viêm, phù nề đáng kể.
5. Thực phẩm có khả năng chống viêm
Bên cạnh việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có đặc tính chống viêm. Nếu bị đau nhức răng, bạn có thể thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để giảm đau răng, cải thiện tình trạng nướu phù nề và sưng viêm.
Nên kiêng gì khi bị đau nhức răng?
Ngoài vấn đề “Bị đau nhức răng nên ăn gì?”, bạn cũng cần tìm hiểu về vấn đề cần kiêng gì khi bị đau răng. Bởi một số loại thực phẩm, thức uống có thể làm nghiêm trọng mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, tiếp tục duy trì các thói quen ăn uống không lành mạnh còn gây hại cho sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa.
Vì vậy khi bị đau nhức răng, bạn nên kiêng cữ các món ăn, thức uống sau:
1. Thức ăn cứng, khô và nhiều gia vị
Khi bị đau răng, cần tránh dùng thức ăn cứng, khô và nhiều gia vị như khô bò, gân bò, bánh mì sấy, trái cây sấy, cơm sấy khô,… Các món ăn này làm tăng áp lực lên răng khiến răng đau nhức dữ dội kèm theo cảm giác ê buốt và khó chịu.
2. Các thực phẩm dị ứng
Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một số protein có trong thực phẩm. Tình trạng này thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là người mắc các bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,…
Phản ứng dị ứng làm giải phóng histamine và các chất trung gian gây viêm dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, sưng cổ họng, sưng mí mắt, rối loạn tiêu hóa,… Đối với người bị đau nhức răng, dị ứng thực phẩm có thể làm tăng mức độ viêm của mô nướu và khiến vết thương chậm lành hơn.
Vì những lý do này, bạn nên tránh thực phẩm gây dị ứng trong thời gian bị đau nhức răng. Nếu có cơ địa nhạy cảm, nên hạn chế các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mè (vừng), lòng trắng trứng, đậu nành, đậu phộng,…
3. Hạn chế món ăn chứa nhiều đường, axit
Đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của các chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Vi khuẩn sẽ sử dụng carbohydrate từ đường để tạo thành mảng bám trong kẽ răng và mặt nhai, sau đó sản xuất axit gây hòa tan các mô cứng của men răng và ngà răng dẫn đến bệnh sâu răng.
Ngoài sâu răng, thức ăn chứa nhiều đường còn làm tăng tích tụ cao răng và tăng nguy cơ bị viêm nướu răng, viêm nha chu,… Vì vậy khi bị đau răng, bạn nên hạn chế các món ăn chứa nhiều đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dùng thức ăn chứa đường thường xuyên còn khiến các bệnh lý nha khoa tiến triển nặng dẫn đến tình trạng đau nhức và ê buốt dữ dội.
Bên cạnh thực phẩm chứa đường, bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều axit. Axit trong đồ uống, thực phẩm là nguyên nhân gây mòn men, đồng thời tăng mức độ ê buốt và đau nhức răng.
4. Tránh đồ uống chứa cồn
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đồ uống chứa cồn khi bị đau nhức răng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cồn làm tăng mức độ CRP gây viêm. Do đó, sử dụng rượu bia có thể làm tăng phản ứng viêm, phù nề ở mô nướu và khiến tình trạng đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, đồ uống chứa cồn còn làm mất nước và giảm tiết nước bọt trong khoang miệng. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công vào mô nướu và men răng. Chính vì vậy khi mắc phải các bệnh lý nha khoa, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Bị đau nhức răng nên ăn gì, kiêng gì?” để hỗ trợ cải thiện cơn đau. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và can thiệp các phương pháp y tế để kiểm soát cơn đau dứt điểm.