Reviewnhakhoa231
Thượng đế
Viêm tủy răng là vấn đề răng miệng tương đối nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của cả khuôn miệng. Thậm chí, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như xung huyết, viêm xương, viêm hạch, mất răng… Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm phát sinh ở phần tủy răng và các mô quanh chân răng. Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính nhưng đôi khi lại không có triệu chứng, chỉ đến khi có biến chứng thì người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám.
Theo các nha sĩ, răng bị viêm tủy chủ yếu hình thành do sự tấn công của vi khuẩn làm cấu trúc răng bị vỡ, sau đó chúng xâm nhập sâu vào tủy răng và khiến tủy viêm, sưng đau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một răng, thậm chí là nhiều răng liền kề thuộc cùng khoang hàm.
Các cấp độ bệnh
Bệnh học viêm tủy răng được chia làm 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính:
Viêm tủy răng cấp tính: Đây là cấp độ bệnh mới khởi phát, triệu chứng viêm tủy có thể xuất hiện đột ngột rồi tự khỏi mà chưa cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm tủy răng cấp kèm mủ thì cơn đau sẽ trầm trọng, dữ dội hơn.
Viêm tủy răng mãn tính: Khi bị viêm tủy răng mãn tính, bệnh nhân thường phải đối diện với cơn đau có cường độ liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến các mô tủy cũng như mạch máu. Điểm đặc biệt là khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, thăm khám phát hiện nốt đỏ ở giữa chân răng.
Các giai đoạn viêm tủy răng
Bệnh viêm tủy răng phát triển qua 3 giai đoạn với mức độ, triệu chứng nặng dần. Khi càng ở các giai đoạn sau thì bệnh càng khó điều trị, thậm chí không thể chữa khỏi mà buộc phải điều trị tủy khiến răng chết hoàn toàn.
Viêm tủy có phục hồi: Là giai đoạn đầu của bệnh, thường ít gây ra các triệu chứng rõ ràng. Lúc này bệnh nhân thường chỉ có cảm giác đau hoặc ê buốt nhẹ trong vài giây. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, tủy răng sẽ được hồi phục về trạng thái ban đầu.
Viêm tủy không hồi phục: Gồm hai trạng thái là đau và không đau. Với tình trạng gây đau, bệnh nhân thường xuyên gặp phải cơn đau buốt tự nhiên ở vùng mặt, hàm thậm chí là lan rộng cả lên đầu. Ngược lại, tình trạng viêm tủy nhưng không đau chỉ có thể phát hiện qua thăm khám, bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm vàng, các lỗ sâu hoặc khối màu đỏ sẫm.
Xem thêm: nha khoa quốc tế việt sing
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Trong cấu trúc giải phẫu răng, tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng xung quanh răng gồm ngà răng và men răng. Khi có các tác nhân gây hại tấn công, tổ chức bảo vệ răng bị ảnh hưởng khiến cho tủy lộ ra rồi dẫn tới viêm tủy răng. Theo các nha sĩ, dấu hiệu viêm tủy răng có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Bệnh sâu răng: Khi răng bị sâu, vị trí sâu không được trám kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn sâu vào trong tủy. Từ đây hình thành nên tình trạng viêm tủy răng.
Viêm quanh răng: Sự tích tụ của các loại vi khuẩn ở tổ chức quanh răng có thể gây viêm tủy. Trong đó, vi khuẩn viêm lợi cũng là nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm.
Chấn thương răng: Các va đập ngoài ý muốn, mẻ răng, gãy răng cũng có thể khiến tủy răng bị lộ ra ngoài.
Thủ thuật nha khoa không thành công: Vết trám răng trước đó chưa đủ sâu hoặc kín, thực hiện mài cùi làm chụp khi răng vẫn còn sống.
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ thức ăn: Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm cho răng bị xung huyết, từ đây gây ra viêm tủy.
Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt: Không thường xuyên đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Thói quen nghiến răng trong khi ngủ: Việc nghiến răng có thể làm răng yếu dần đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm tủy.
Triệu chứng viêm tủy răng điển hình
Theo các nha sĩ, dấu hiệu bệnh viêm tủy răng tương đối đa dạng nhưng nhìn chung các bệnh nhân đều bị cơn đau “hành hạ”. Cụ thể như sau:
Đau nhức răng âm ỉ, cấp độ của cơn đau tăng dần (lúc này răng có thể đã hơi lung lay).
Cơn đau buốt có thể lan lên đầu, thường chỉ xuất hiện vào buổi đêm, ngay cả khi uống thuốc giảm đau thì triệu chứng đau nhức cũng không thể thuyên giảm.
Nướu thâm, sưng tấy và không có được vẻ hồng hào như bình thường.
Răng luôn nhạy cảm quá mức với đồ ăn lạnh, nóng, chua, ngọt. Nhất là khi đồ ăn rơi vào lỗ sâu thì cảm giác đau nhức, ê buốt lại gia tăng đáng kể.
Túi mủ trắng hình thành trên nướu, nếu dùng tay ấn nhẹ sẽ thấy hơi đau và rỉ mủ ra vùng chân răng. Tình trạng này ít gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại khiến hơi thở có mùi hôi, cản trở hoạt động vệ sinh răng miệng.
Răng bị viêm tủy có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm tủy răng là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây hư hại các mô bao bọc chân răng, phá hủy men răng và ăn vào tủy dẫn đến xung huyết. Khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, viêm tủy có thể dẫn tới viêm xương, viêm hạch, rụng răng,… cùng nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe.
Vì mức độ rủi ro nghiêm trọng đó, mỗi người cần chủ động gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
Cơn đau khu trú tại khu vực bị ảnh hưởng, vị trí và mức độ đau gần như không thay đổi. Cảm giác đau đớn có thể trầm trọng hơn khi người bệnh nằm xuống.
Đau răng khi có kích thích là đồ ăn nóng hoặc đồ ăn lạnh, bệnh nhân có thể bị đau nhói nhưng cũng có trường hợp cảm giác đau không thay đổi.
Răng bị viêm tủy có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc (ố vàng, thậm chí nâu đen xỉn màu).
Nướu sưng, vùng mặt có răng bị viêm cũng phù nề bất thường.
Răng ở vị trí cao hơn ổ răng, gây cản trở hoạt động nhai cắn thức ăn.
Viêm tủy chân răng có dấu hiệu hoại tử, dịch mủ có dấu hiệu tràn ra ngoài.
Phòng tránh viêm tủy răng, bệnh răng miệng
Để tránh gặp phải các triệu chứng viêm tủy răng, mỗi người nên chú ý thực hiện như biện pháp sau:
Luôn chủ động đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám trên răng, không cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ.
Ưu tiên sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng thay vì tăm tre vì dụng cụ này có thể gây tổn thương lợi, làm thưa kẽ răng từ đó dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng trong đó có viêm tủy.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ưu tiên bổ sung hoa quả, chất xơ cho thực đơn. Tránh ăn thức ăn lạnh hoặc nóng đột ngột, loại bỏ các thực phẩm giàu đường, tinh bột ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Lựa chọn kem đánh răng có chứa thành phần Flour để bảo vệ sự chắc khỏe cho răng, không cho vi khuẩn có cơ hội gây hại.
Thăm khám nha khoa định kỳ 4-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bất thường (nếu có).
Viêm tủy răng tuy chưa gây nguy hại cho tính mạng nhưng lại làm phát sinh nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa để hàm răng luôn sáng bóng và chắc khỏe!
Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm phát sinh ở phần tủy răng và các mô quanh chân răng. Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính nhưng đôi khi lại không có triệu chứng, chỉ đến khi có biến chứng thì người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám.
Theo các nha sĩ, răng bị viêm tủy chủ yếu hình thành do sự tấn công của vi khuẩn làm cấu trúc răng bị vỡ, sau đó chúng xâm nhập sâu vào tủy răng và khiến tủy viêm, sưng đau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một răng, thậm chí là nhiều răng liền kề thuộc cùng khoang hàm.
Các cấp độ bệnh
Bệnh học viêm tủy răng được chia làm 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính:
Viêm tủy răng cấp tính: Đây là cấp độ bệnh mới khởi phát, triệu chứng viêm tủy có thể xuất hiện đột ngột rồi tự khỏi mà chưa cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm tủy răng cấp kèm mủ thì cơn đau sẽ trầm trọng, dữ dội hơn.
Viêm tủy răng mãn tính: Khi bị viêm tủy răng mãn tính, bệnh nhân thường phải đối diện với cơn đau có cường độ liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến các mô tủy cũng như mạch máu. Điểm đặc biệt là khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, thăm khám phát hiện nốt đỏ ở giữa chân răng.
Các giai đoạn viêm tủy răng
Bệnh viêm tủy răng phát triển qua 3 giai đoạn với mức độ, triệu chứng nặng dần. Khi càng ở các giai đoạn sau thì bệnh càng khó điều trị, thậm chí không thể chữa khỏi mà buộc phải điều trị tủy khiến răng chết hoàn toàn.
Viêm tủy có phục hồi: Là giai đoạn đầu của bệnh, thường ít gây ra các triệu chứng rõ ràng. Lúc này bệnh nhân thường chỉ có cảm giác đau hoặc ê buốt nhẹ trong vài giây. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, tủy răng sẽ được hồi phục về trạng thái ban đầu.
Viêm tủy không hồi phục: Gồm hai trạng thái là đau và không đau. Với tình trạng gây đau, bệnh nhân thường xuyên gặp phải cơn đau buốt tự nhiên ở vùng mặt, hàm thậm chí là lan rộng cả lên đầu. Ngược lại, tình trạng viêm tủy nhưng không đau chỉ có thể phát hiện qua thăm khám, bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm vàng, các lỗ sâu hoặc khối màu đỏ sẫm.
Xem thêm: nha khoa quốc tế việt sing
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Trong cấu trúc giải phẫu răng, tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng xung quanh răng gồm ngà răng và men răng. Khi có các tác nhân gây hại tấn công, tổ chức bảo vệ răng bị ảnh hưởng khiến cho tủy lộ ra rồi dẫn tới viêm tủy răng. Theo các nha sĩ, dấu hiệu viêm tủy răng có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Bệnh sâu răng: Khi răng bị sâu, vị trí sâu không được trám kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn sâu vào trong tủy. Từ đây hình thành nên tình trạng viêm tủy răng.
Viêm quanh răng: Sự tích tụ của các loại vi khuẩn ở tổ chức quanh răng có thể gây viêm tủy. Trong đó, vi khuẩn viêm lợi cũng là nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm.
Chấn thương răng: Các va đập ngoài ý muốn, mẻ răng, gãy răng cũng có thể khiến tủy răng bị lộ ra ngoài.
Thủ thuật nha khoa không thành công: Vết trám răng trước đó chưa đủ sâu hoặc kín, thực hiện mài cùi làm chụp khi răng vẫn còn sống.
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ thức ăn: Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm cho răng bị xung huyết, từ đây gây ra viêm tủy.
Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt: Không thường xuyên đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Thói quen nghiến răng trong khi ngủ: Việc nghiến răng có thể làm răng yếu dần đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm tủy.
Triệu chứng viêm tủy răng điển hình
Theo các nha sĩ, dấu hiệu bệnh viêm tủy răng tương đối đa dạng nhưng nhìn chung các bệnh nhân đều bị cơn đau “hành hạ”. Cụ thể như sau:
Đau nhức răng âm ỉ, cấp độ của cơn đau tăng dần (lúc này răng có thể đã hơi lung lay).
Cơn đau buốt có thể lan lên đầu, thường chỉ xuất hiện vào buổi đêm, ngay cả khi uống thuốc giảm đau thì triệu chứng đau nhức cũng không thể thuyên giảm.
Nướu thâm, sưng tấy và không có được vẻ hồng hào như bình thường.
Răng luôn nhạy cảm quá mức với đồ ăn lạnh, nóng, chua, ngọt. Nhất là khi đồ ăn rơi vào lỗ sâu thì cảm giác đau nhức, ê buốt lại gia tăng đáng kể.
Túi mủ trắng hình thành trên nướu, nếu dùng tay ấn nhẹ sẽ thấy hơi đau và rỉ mủ ra vùng chân răng. Tình trạng này ít gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại khiến hơi thở có mùi hôi, cản trở hoạt động vệ sinh răng miệng.
Răng bị viêm tủy có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm tủy răng là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây hư hại các mô bao bọc chân răng, phá hủy men răng và ăn vào tủy dẫn đến xung huyết. Khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, viêm tủy có thể dẫn tới viêm xương, viêm hạch, rụng răng,… cùng nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe.
Vì mức độ rủi ro nghiêm trọng đó, mỗi người cần chủ động gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
Cơn đau khu trú tại khu vực bị ảnh hưởng, vị trí và mức độ đau gần như không thay đổi. Cảm giác đau đớn có thể trầm trọng hơn khi người bệnh nằm xuống.
Đau răng khi có kích thích là đồ ăn nóng hoặc đồ ăn lạnh, bệnh nhân có thể bị đau nhói nhưng cũng có trường hợp cảm giác đau không thay đổi.
Răng bị viêm tủy có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc (ố vàng, thậm chí nâu đen xỉn màu).
Nướu sưng, vùng mặt có răng bị viêm cũng phù nề bất thường.
Răng ở vị trí cao hơn ổ răng, gây cản trở hoạt động nhai cắn thức ăn.
Viêm tủy chân răng có dấu hiệu hoại tử, dịch mủ có dấu hiệu tràn ra ngoài.
Phòng tránh viêm tủy răng, bệnh răng miệng
Để tránh gặp phải các triệu chứng viêm tủy răng, mỗi người nên chú ý thực hiện như biện pháp sau:
Luôn chủ động đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám trên răng, không cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ.
Ưu tiên sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng thay vì tăm tre vì dụng cụ này có thể gây tổn thương lợi, làm thưa kẽ răng từ đó dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng trong đó có viêm tủy.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ưu tiên bổ sung hoa quả, chất xơ cho thực đơn. Tránh ăn thức ăn lạnh hoặc nóng đột ngột, loại bỏ các thực phẩm giàu đường, tinh bột ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Lựa chọn kem đánh răng có chứa thành phần Flour để bảo vệ sự chắc khỏe cho răng, không cho vi khuẩn có cơ hội gây hại.
Thăm khám nha khoa định kỳ 4-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bất thường (nếu có).
Viêm tủy răng tuy chưa gây nguy hại cho tính mạng nhưng lại làm phát sinh nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa để hàm răng luôn sáng bóng và chắc khỏe!