• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Quanghieufinance

Thượng đế
Áp xe răng ở trẻ em là một trong những bệnh lý liên quan răng miệng phổ biến. Nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn, có thể khiến trẻ cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày. Áp xe răng ở trẻ em nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng ở trẻ em
Áp xe là tình trạng vị trí tổn thương có biểu hiện sưng phồng giống như các nốt phồng rộp và chứa lượng mủ bên trong, lâu dần sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn. Áp xe răng điển hình hởi hiện tượng chân răng hay giữa răng là lợi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Ở vị trí này, dịch mủ thường tích tụ lại khiến nướu răng sưng to và gây đau đớn.
Thông thường, một ổ áp xe răng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lây lan đến những mô khác trong khoang miệng như lợi, hàm,… Trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề, áp xe có thể tiến triển sang các bộ phận khác gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Theo các chuyên gia đầu ngành, áp xe răng có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trẻ em thường thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bởi nhiều nguyên nhân tác động sau đây:
Nhiễm vi khuẩn: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng ở trẻ em. Khi khoang miệng của trẻ bị nhiễm vi khuẩn không được xử lý đúng cách, lâu dần sẽ hình thành ổ áp xe, bên trong và xung quanh sẽ chứa nhiều túi mũ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu.
Tổn thương răng hoặc chân răng: Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ bị chấn thương do tai nạn, vấp ngã dẫn đến gãy, vỡ, mẻ răng. Khi răng hoặc chân răng bị tổn thương sẽ hình thành những khoảng trống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và những tác nhân gây hại tấn công, tích tụ gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ áp xe răng.
Bệnh sâu răng: Các dấu hiệu sâu răng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng áp xe răng ở trẻ em. Nhất là khi lỗ sâu răng hình thành hoặc không được điều trị tủy răng dứt điểm.
Nghiến răng: Một số trẻ có thói quen nghiến răng làm tăng nguy cơ mắc chứng áp xe răng cao hơn so với trẻ bình thường. Nguyên do là thói quen này sẽ làm tăng áp lực lên răng, men răng có xu hướng mài mòn và dẫn đến tổn thương răng. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, tấn công và hình thành ổ áp xe.
Áp xe răng nói chung và áp xe răng ở trẻ em nói riêng có thể xuất hiện ở bất cứ loại răng ngoài. Tuy nhiên, thống kê cho thấy răng hàm thứ 3 có nguy cơ cao hơn so với các loại răng còn lại. Nguyên nhân là do răng ở vị trí này rất khó làm sạch, dễ bị viêm nhiễm và sâu răng.
Xem thêm: nha khoa lạc việt intech
Biểu hiện nhận biết áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng vùng răng bị sưng viêm, đỏ bên trong miệng và rất gần với một hoặc vài chiếc răng. Bên cạnh đó, trẻ em khi bị áp xe răng còn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:
Khu vực xung quanh răng bị áp xe thường rất nhạy cảm. Do đó, khi ba mẹ tác động vào khi trẻ tiếp xúc với thức ăn sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội. Một số trường hợp hiếm gặp, ổ áp xe chân răng không gây đau đớn, khó chịu, nguyên do là người bệnh mất đi phản xạ với cơn đau.
Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, trường hợp trẻ em bị áp xe chân răng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu được tiến hành khám và chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp các triệu chứng bệnh lý diễn tiến nghiêm trọng, không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát sinh biến chứng. Cụ thể:
Khối nang răng: Tình trạng áp xe răng ở trẻ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời sẽ khiến các túi mủ bên dưới túi áp xe. Đây được gọi là khối nang răng hoặc u nang răng. Những u nang này thường gây đau nhức dữ dội, khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
Viêm nội mạc nhiễm trùng: Biến chứng này xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra lan sang mạch máu. Khi vi khuẩn lan đến tim có thể dẫn đến nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạnh của người bệnh.
Viêm xoang: Với những trường hợp trẻ bị áp xe răng ở hàm trên có thể lan sang những khoảng nhỏ ở xoang hàm trên hoặc sau gò má. Viêm xoang tuy không ảnh đe dọa đến sức khỏe người bệnh nhưng có thể gây sưng má, đau nhức, sốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như giấc ngủ của trẻ.
Hoại tử ở sàn miệng: Áp xe răng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tấy lan tỏa và gây hoại tử ở sàn miệng. Biến chứng gây ra các biểu hiện như khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp và tử vong.
Mất răng: Tình trạng viêm nhiễm do áp xe răng gây ra, đặc biệt là ở chân răng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất răng.
Áp xe não: Áp xe răng ở trẻ em có thể lan rộng đến não, dẫn đến nhiễm trùng não và khiến người bệnh hôn mê.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng áp xe răng ở trẻ nhỏ khá nghiêm trọng, cần được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương và đối tượng, từ đó áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.
Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa gõ nhẹ vào vùng răng nghi áp xe để đánh giá mức độ nhạy cảm của răng. Ngoài ra, có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện ở vùng răng bị viêm nhiễm.
Chụp X-quang: Với những trường hợp xuất hiện không rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp x-quang giúp quan sát cụ thể hơn về mức độ bệnh lý.
Chụp CT: Trường hợp nghi ngờ ổ áp xe răng lan rộng sang những khu vực xung quanh như cổ, mặt hoặc nhiễm trùng diễn biến phức tạp. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT.
Cách điều trị áp xe răng trẻ em an toàn
Theo các bác sĩ nha khoa, việc điều trị áp xe răng ở trẻ em thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí áp xe, nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và đối tượng mắc bệnh.
Với những trường hợp trẻ bị áp xe chân răng được tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật dẫn lưu áp xe. Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng dao mổ chuyên dụng cắt ổ áp xe, sau đó dùng nước muối sinh lý để làm sạch.
Trường hợp răng bị áp xe tổn thương hoàn toàn, lúc này bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng bị bệnh. Mục đích của phương pháp này là ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Đối với trẻ bị áp xe khiến vùng tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương rút tủy răng điều trị răng bị nhiễm trùng. Với phương pháp này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tổn thương cũng như tình trạng mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, để làm giảm tình trạng đau nhức, khó chịu, bác sĩ có thể đơn đơn cho trẻ một số loại thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết.
Áp dụng các biện pháp cải thiện bệnh lý tại nhà
Mặc dù không thể thay thế biện pháp y tế điều trị áp xe răng ở trẻ em dứt điểm. Nhưng các biện pháp cải thiện tại nhà sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng do bệnh lý gây ra.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị áp xe răng ở trẻ em được nhiều phụ huynh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt:
Chườm lạnh giúp cải thiện sưng, đau
Việc chườm lạnh lên vùng răng bị sưng đau do áp xe gây ra có thể giúp làm dịu các triệu chứng, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm. Ba mẹ có thể chuẩn bị vài viên đá cho vào 1 chiếc khăn sạch và chườm lên má của trẻ, vùng bên ngoài răng bị ảnh hưởng. Áp dụng đều đặn để cảm nhận cơn đau dần thuyên giảm.
Tận dụng tỏi cải thiện các triệu chứng áp xe răng ở trẻ em
Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, tỏi thường được tận dụng cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở trẻ do bệnh lý gây ra. Ba mẹ có thể chuẩn bị 1 tép tỏi, bóc vỏ rửa sạch và thái nhỏ để trẻ nhai. Trường hợp trẻ không nhai được, bạn cũng có thể ép lấy nước cốt tỏi, lấy tăm bông thấm đều và bôi lên khu vực răng bị áp xe.
Sử dụng tinh dầu đinh hương cải thiện bệnh lý
Các thành phần hoạt chất có trong tinh dầu đinh hương có thể giúp trẻ phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, chống khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, loại tinh dầu này còn có thể loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, chống viêm và giảm đau hiệu quả.
Súc miệng với nước muối sinh lý
Để làm sạch khoang miệng, chống viêm nhiễm và giảm đau nhức, trẻ có thể súc miệng với nước muối sinh lý. Đây được xem là một trong những biện pháp cải thiện áp xe răng ở trẻ đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực. Sau khi đánh răng, bạn cho trẻ súc miệng và ngâm nước muối khoảng vài phút.
Tận dụng giấm táo cải thiện áp xe răng ở trẻ em
Súc miệng với giấm táo được xem là một trong những mẹo chữa áp xe răng hiệu quả, được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Để thực hiện cho trẻ, ba mẹ cần pha 1 muỗng giấm táo cùng với 1 cốc nước ấm.
Sau khi trẻ vệ sinh răng miệng sạch thì ngậm một ít nước giấm táo đã pha, súc miệng trong 2 phút. Lưu ý tránh để trẻ nuốt dung dịch.
Sử dụng dầu oliu giảm đau nhức, kháng khuẩn và làm dịu áp xe răng
Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong dầu oliu có chứa hàm lượng eugenol dồi dào. Đây là thành phần có công dụng chống nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra hiệu quả.
Áp xe răng ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ trẻ bị áp xe răng, ba mẹ cần chủ động đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.
 
Top