• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

Áp xe răng là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Reviewnhakhoa231

Thượng đế
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng do sâu răng, nứt răng hoặc các bệnh lý khác về nướu gây ra. Khi bị áp xe răng, người bệnh sẽ thấy răng bị đau nhiều, kèm sưng đỏ, chảy mủ. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra chết tủy, hình thành viêm nhiễm ở xương hàm và mô xung quanh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh áp xe răng bạn đừng bỏ qua nội dung trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng áp xe răng là gì?
Bị áp xe răng là gì? Theo đó áp xe răng là một thuật ngữ mang tính tổng quát dùng để nói về những trường hợp răng bị đau nhiều ngày kèm theo các triệu chứng khác như tích tụ, chảy mủ, sưng đỏ. Và áp xe răng xảy ra như một kết quả của bệnh viêm hốc răng do không được điều trị kịp thời. Hoặc nếu răng bị vỡ, nứt, thủng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong khiến mủ tích tụ ở các đầu rễ xương hàm, gây nên túi mủ và được gọi là áp xe.
Dấu hiệu khi bị áp xe răng
Nội dung trên đã trả lời cho câu hỏi hiện tượng áp xe răng là gì. Tuy nhiên để nhận biết bệnh bạn cần đặc biệt chú ý lắng nghe cơ thể mình. Những triệu chứng điển hình khi bị viêm áp xe răng như:
Người bệnh cảm thấy răng đau nhức thường xuyên. Tình trạng đau này sẽ xảy ra nhiều hơn mỗi khi nhai, cắn, nuốt. Thậm chí đôi khi ngậm miệng thôi bạn cũng sẽ thấy đau, ê buốt.
Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn những thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi đã đánh răng nhiều lần.
Bắt đầu nổi hạch ở vùng cổ.
Hàm trên và hàm dưới có dấu hiệu sưng to.
Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, đôi khi sốt, nóng.
Nguyên nhân gây ép xe răng
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm áp xe răng chính là việc không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sai cách. Các thức ăn còn thừa bám dính trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.
Hoặc bệnh có thể hình thành do sâu răng. Như vậy người ta gọi đó là áp xe bị sâu răng. Khi áp xe răng bị gây ra bởi chấn thương, gãy hoặc mẻ răng. Lúc này men răng bị vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi sâu vào trong tủy và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Từ đó các ổ viêm nhiễm lan rộng ra chân răng và đi vào xương. Tình trạng này được gọi là áp xe ổ chân răng.
Những nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ hình thành ra bọc mủ, làm sưng ở các mô trong răng. Từ đó hình thành nên các cơn đau nhức răng dữ dội. Đau nhức có thể biến mất khi chân răng của người bệnh bị chết hoàn toàn. Thế nhưng nhiễm trùng vẫn sẽ hoạt động lan ra xung quanh, phá hoại các mô khác.
Xem thêm: nha khoa Kim
Điểm danh các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh
Áp xe quanh thân răng hay viêm áp xe răng, hoặc một số loại bệnh lý về răng khác được hình thành nếu gặp những yếu tố nguy cơ sau:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu sạch sẽ: Nếu như bạn lười đánh răng, không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 2 lần sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng, các bệnh lý về nướu, hoặc một số biến chứng nguy trọng khác, trong đó có ép xe răng.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường: Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường như bánh kem, nước ngọt, socola,… có thể là nguyên nhân khiến răng bị sâu và ép xe.
Người có tiền sử mắc các bệnh lý nguy hiểm: Nếu bạn bị tiểu đường, hoặc đã từng bị, hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ nhiễm trùng cao, tăng khả năng bị ép xe.
Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra, khi thấy có dấu hiệu viêm áp xe răng bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh tối ưu. Tuy nhiên trước khi tiến vào quá trình chữa bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:
Dùng tay kiểm tra răng: Bệnh nhân nằm ngửa, há miệng để nha sĩ dùng tay kiểm tra vị trí khối áp xe. Khối này nằm ở vị trí mà người bệnh cảm thấy đau nhất khi bác sĩ dùng lực ấn vào.
Dùng bộ gõ thăm khám: Nha sĩ dùng bộ gõ chuyên khoa để gõ vào từng răng. Nếu bạn cảm thấy đau khi gõ hoặc ấn vào răng đó chứng tỏ đã bị áp xe, hoặc ảnh hưởng của ổ áp xe.
X-Quang: Xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán các bệnh lý về răng, bao gồm ép xe. Qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng các mô xương răng cũng như vị trí, kích thước ổ ép xe.
Chụp CT: Chẩn đoán hình ảnh này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân bị ép xe, khối nhiễm trùng đã lây lan qua các bộ phận khác theo mạch máu.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất
Điều trị ép xe răng bằng phương pháp Tây y
Điều trị áp xe bị sâu răng, có vấn đề
Điều trị tủy răng
Thoát nước ép xe
Nhổ bỏ răng sâu
Uống thuốc kháng sinh
Loại bỏ dị vật
Chữa bệnh an toàn bằng mẹo dân gian
Sử dụng nước muối súc miệng
Dùng Baking soda
Dùng đá lạnh
Chữa áp xe hiệu quả với tỏi
Sử dụng tinh dầu đinh hương
Sử dụng bột nghệ
Tinh dầu bạc hà điều trị áp xe răng
Biện pháp phòng tránh áp xe răng
Như đã nói áp xe răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Vì thế ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên bạn cần thực hiện nghiêm túc các cách phòng ngừa. Cụ thể như sau:
Bạn nên thực hiện súc miệng nước muối mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ép xe.
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám dính trên răng nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
Sử dụng nước uống có thành phần là fluoride để ngăn ngừa áp xe hiệu quả nhất.
Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride.
Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, nhỏ gọn. Đồng thời thay bàn định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu kém đi.
Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời giúp nha sĩ nhanh chóng phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, an toàn.
Khi áp xe răng ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Bị áp xe răng ngoài thực hiện các phương pháp điều trị bệnh bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để hạn chế ổ áp xe bị vỡ, lan rộng. Vậy ép xe nên ăn gì và kiêng gì để không khiến bệnh thêm nặng.
Các nha sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với người bị ép xe. Bởi nếu như ăn đồ quá cứng, thức ăn tươi sống chứa nhiều vi khuẩn sẽ làm cho viêm nhiễm thêm nặng, tăng nguy cơ biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh ép xe nên ăn và kiêng những thực phẩm sau:
Các thực phẩm nên ăn khi bị ép xe:
Ăn các thực phẩm chứa chất oxy hóa: Chất oxy hóa không chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Các thực phẩm chứa oxy hóa nên ăn như: Đu đủ, dâu tây, cải xoăn, kwi, ổi, ớt chuông,…
Đồ ăn giàu vitamin E: Vitamin E thường có nhiều trong hạt hướng dương, cá hồi, dầu oliu, quả bí đao, rau bina,…
Thực phẩm chứa nhiều Carotenoid: Người bệnh nên ăn bí ngô, dưa lưới, khoai lang, cà rốt,…
Thực phẩm tăng cường miễn dịch: Sữa chua, tỏi, gừng, táo,… nên ăn khi bị áp xe.
Nhóm thực phẩm cần kiêng:
Đồ ăn chứa nhiều đường, kẹo ngọt: Đây là những thực phẩm người bị áp xe không nên ăn bởi chúng chứa rất nhiều axit. Những axit này có thể làm gia tăng tổn thương, tăng nguy cơ sâu răng – nguyên nhân gây ép xe chủ yếu.
Bánh mì: Tưởng như vô hại nhưng bánh mì chính là một trong những thực phẩm cần tránh xa để ép xe không tiến triển nặng. Bởi bánh mì dễ hút nước bọt khiến người bệnh bị khô miệng. Đồng thời việc tiết nước bọt khi đang ăn bánh mì có thể bị chuyển hóa thành nước, làm triệu chứng ép xe thêm nghiêm trọng.
Rượu, thức uống có gas: Đây là những đồ uống không tốt cho sức khỏe đồng thời làm bệnh ép xe xấu đi.
Áp xe răng là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó ngay khi thấy hệ thống răng có vấn đề bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị tối ưu nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.
 

Liên kết

Sửa khóa Hà ĐôngThợ sửa khóa quận Hà Đông uy tín & tận tâm Sửa máy lọc nước hà đông uy tín, chất lượng, nhanh chóng
Chung cư BlueGem Tower dự án Hot nhất Nam Thủ đô sắp ra mắt
Top