• Set VIP cho 50 tài khoản đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Chi tiết Tại đây

4 Loại Hàm Răng Giả Tháo Lắp Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Quanghieufinance231

Thượng đế
Răng giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, nhựa cứng, khung kim loại và khung liên kết Attachment là các loại hàm giả tháo lắp được sử dụng phổ biến hiện nay. Trước khi lựa chọn, bạn đọc nên tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và giá thành của từng loại.

4 Loại hàm răng giả tháo lắp phổ biến hiện nay
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật phục hình răng ra đời đầu tiên. Phương pháp này sử dụng răng giả bằng nhựa để khôi phục hình dáng và chức năng sinh lý của răng. Tùy theo số lượng răng mất, bác sĩ có thể chế tác răng giả bán phần hoặc toàn phần. Như tên gọi, các răng giả được sử dụng trong kỹ thuật này đều có thể tháo gỡ một cách dễ dàng nên ít gặp phiền toái trong quá trình vệ sinh răng miệng.

Trước đây, hàm giả tháo lắp chủ yếu được làm từ nhựa. Tuy nhiên trước nhu cầu ngày càng tăng cao, hàm giả đã được cải tiến về vật liệu với mong muốn đáp ứng được nhu cầu đa dạng và mang đến những ưu điểm vượt trội hơn so với vật liệu cũ. Hiện nay, có 4 loại hàm giả tháo lắp được sử dụng phổ biến bao gồm:

1. Hàm tháo lắp bằng nhựa mềm (Biosoft)
Răng tháo lắp bằng nhựa mềm là loại hàm giả được sử dụng phổ biến. Như tên gọi, dụng cụ này được chế tác từ nhựa mềm Biosoft với đặc tính mềm dẻo và độ bền cao. Nhựa mềm được dùng để chế tác phần nền nướu để đảm bảo không gây cộm cứng, vướng và chảy máu khi ăn uống. Phần răng giả sẽ được làm từ nhựa nha khoa tổng hợp, đảm bảo ăn nhai tốt và có tính ổn định tương đối.
Vì được làm từ nhựa mềm nên loại hàm giả tháo lắp này sẽ thích hợp với người có nướu nhạy cảm, thường gặp phải tình trạng bị đau và chảy máu khi dùng hàm giả bằng các vật liệu cứng. Tuy nhiên, hạn chế của hàm giả bằng nhựa mềm là vật liệu dễ ngả màu và có thể gây hôi miệng sau một thời gian sử dụng.
Xem thêm: nha khoa medlatec

Sau vài năm, hàm giả sẽ bị biến dạng và lỏng do tác động của nhiệt độ trong đồ ăn, thức uống và lực ăn nhai. Hơn nữa, phần nền nướu bằng nhựa mềm cũng có dấu hiệu bị chai cứng khiến nướu bị đau khi ăn nhai. Do đó sau khoảng thời gian này, bạn cần phục hình hàm giả mới để đảm bảo chức năng ăn nhai.

Giá thành:

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo toàn phần có giá 1.8 triệu đồng/ hàm (chưa có răng)
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo bán phần có giá 2 triệu đồng/ hàm (chưa có răng)
Răng nhựa phía trên hàm có giá khoảng 200 – 600.000 đồng, nếu dùng răng sứ chi phí khoảng 800.000 đồng/ răng
2. Hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng là dụng cụ đầu tiên được sử dụng trong kỹ thuật trồng răng giả. Như tên gọi, dụng cụ này sử dụng phần nhựa cứng để làm nền nướu và sử dụng nhựa tổng hợp để chế tác phần răng ở phía trên.

Về cơ bản, hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng hoàn toàn có thể khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong trường hợp mất một vài răng hoặc mất răng toàn hàm. Đây cũng là loại hàm giả có giá thành rẻ và quy trình chế tác đơn giản.
Hạn chế của hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng là có thể bị hôi miệng sau một thời gian sử dụng và chất liệu nhựa cứng có thể ma sát gây đau, chảy máu mô nướu. Chính vì vậy, hiện nay loại hàm giả này ít được sử dụng hơn so với hàm giả được làm từ nhựa mềm dẻo.

Giá thành:

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng toàn phần có giá 1 triệu đồng
Hàm nhựa bán phần có giá 700.000 đồng
Chi phí chưa tính răng giả, răng giả có giá khoảng 200 – 800.000 đồng tùy theo chất liệu cụ thể
3. Hàm giả tháo lắp khung kim loại
Hàm tháo lắp khung kim loại có cấu tạo tương tự như hàm nhựa nhưng nền hàm được làm từ khung Titan hoặc Ni-Cr thay vì bằng nhựa. Vì sử dụng khung kim loại nên loại hàm giả tháo lắp này có độ ổn định cao, ít bị bung tuột, nhẹ nhàng và mang lại cảm giác ăn nhai thoải mái hơn.

Bên ngoài khung là nền nướu và răng giả được làm bằng nhựa. Ngoài ra nếu có nhu cầu, bạn cũng có thể sử dụng răng bằng sứ để tăng độ chắc chắn và thoải mái hơn khi ăn nhai. Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ chế tác hàm bán phần hoặc toàn phần.
So với hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng và nhựa dẻo, hàm giả tháo lắp có khung kim loại có chi phí cao hơn. Tuy nhiên, dụng cụ này có độ bền và tính ổn định được cải tiến đáng kể nên vẫn được rất nhiều người lựa chọn. Hạn chế của hàm giả khung kim loại là không sử dụng được cho người dị ứng kim loại và phần khung kim loại có thể ma sát gây chảy máu, xây xước mô nướu.

Giá thành:

Hàm khung liên kết Cr-Co có giá 5 triệu đồng
Hàm khung Titan có giá 5 triệu đồng
Chi phí răng giả dao động khoảng 200 – 800.000 đồng/ răng
4. Hàm giả tháo lắp khung liên kết Attachment
Khung liên kết Attachment gần giống với hàm giả tháo lắp khung kim loại. Dụng cụ này cũng dùng kim loại để làm khung, sau đó mới chế tác nền nướu và răng bằng nhựa. Tuy nhiên, khung liên kết Attachment sẽ có các mắc cài để liên kết hàm giả với răng thật nhằm tăng độ chắc chắn và ổn định khi ăn nhai. So với các loại hàm giả trên, hàm khung liên kết Attachment có nhiều ưu điểm hơn nên hiện nay được sử dụng rất phổ biến.
Khung liên kết Attachment chủ yếu được làm từ Titan hoặc hợp kim Cr-Co. So với hàm giả tháo lắp khung kim loại, dụng cụ này có chi phí cao hơn không nhiều nhưng tính ổn định tốt và thoải mái hơn khi ăn nhai. Hạn chế của hàm giả tháo lắp khung liên kết Attachment là chi phí khá cao và không phù hợp với người bị dị ứng kim loại.

Giá thành:

Hàm giả tháo lắp khung Attachment bằng Cr-Co có giá 5 triệu đồng
Hàm khung liên kết Titan mắc cài đơn có giá 6 triệu đồng
Hàm khung liên kết Titan mắc cài đôi có giá 7 triệu đồng
Giá răng giả phục hình phía trên khung có giá dao động từ 200 – 800.000 đồng/ răng
Trên đây là thông tin về 4 loại hàm giả tháo lắp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng từ những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đặc điểm và giá thành của từng loại, từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
 
Top